Để phụ nữ tham gia thị trường lao động một cách bình đẳng

Gỡ rào cản bằng cách nào?

(LĐTĐ) Tỷ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia thị trường lao động luôn ở mức cao, khoảng 71,55%, góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Dù vậy, vẫn còn nhiều rào cản, trong đó có việc hệ thống chính sách, pháp luật hỗ trợ lao động nữ chưa hoàn thiện và vẫn còn những định kiến về giới đã phần nào hạn chế các cơ hội tìm kiếm việc làm của lao động nữ.
go rao can bang cach nao Tìm giải pháp thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động
go rao can bang cach nao Thị trường lao động năm 2019: Hướng tới lao động có hàm lượng trí tuệ cao
go rao can bang cach nao Bài 2: Doanh nghiệp chủ động “giữ chân” lao động bằng lương, thưởng

Đây là nhận định được nêu tại buổi tọa đàm “Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động” do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam vừa tổ chức mới đây.

go rao can bang cach nao
Quang cảnh tọa đàm “Tăng cường an sinh xã hội và các dịch vụ công nhằm thúc đẩy phụ nữ tham gia thị trường lao động”.

Còn nhiều rào cản đối với lao động nữ

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, trong những năm qua, phụ nữ và trẻ em gái ở nước ta được hỗ trợ, bảo vệ bằng khung pháp lý và hệ thống chính sách quốc gia về an sinh xã hội. Nổi bật là chính sách thúc đẩy việc làm bền vững và giảm nghèo; chính sách trợ giúp xã hội; chính sách bảo đảm về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, nhờ đó, phụ nữ và trẻ em gái có nhiều cơ hội để phát triển.

Đến cuối năm 2018, tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp ở Việt Nam đạt 31,3%, xếp thứ 6/57 quốc gia được xếp hạng. Lao động nữ tham gia thị trường lao động đạt 71,55%, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ tương ứng của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương là 61,1% và thế giới là 49,6%, góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất, tinh thần cho xã hội...

Từ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ di cư, bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light) đề xuất: “Hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hấp dẫn lao động nữ di cư, nên rất khó mở rộng diện bao phủ đến đối tượng này.

Để phụ nữ tham gia sâu hơn vào thị trường lao động, chính sách bảo hiểm tự nguyện đối với nhóm lao động di cư cần được bổ sung”.

Việt Nam cũng là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. Cho rằng công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ ở nước ta có nhiều chuyển biến tích cực, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) dẫn chứng, trong tổng số hơn 1,6 triệu lao động được tạo việc làm mới trong năm 2018, lao động nữ chiếm 48%. Số lượng lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài, được hỗ trợ việc làm trong nước liên tục tăng; tỷ lệ lao động nữ thất nghiệp giảm còn 1,85%, thấp hơn nam giới. Các mô hình hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ ở khu vực nông thôn, miền núi, lao động nữ di cư tiếp tục phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nổi bật, các chuyên gia cũng đánh giá, lao động nữ ở nước ta vẫn còn nhiều rào cản để có thể tiến sâu hơn vào thị trường lao động. Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho rằng, hệ thống pháp luật, chính sách vẫn chưa hoàn thiện, chất lượng việc làm còn thấp.

Lao động nữ chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức, không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, năng suất thấp với điều kiện lao động kém, thu nhập không ổn định. Thu nhập của lao động nữ thấp hơn lao động nam. Hệ thống chính sách hỗ trợ lao động nữ di chuyển đến các khu công nghiệp, khu đô thị còn thiếu.

Một số quy định còn hạn chế khả năng tiếp cận của người di cư, trong đó có nữ lao động di cư đến các dịch vụ xã hội cơ bản tại các đô thị. Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt là quấy rối tình dục đối với phụ nữ tại nơi làm việc vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, trong thực tế vẫn tồn tại những định kiến giới trong các hoạt động xã hội và công việc, đây chính là rào cản để phụ nữ tham gia vào thị trường lao động và hạn chế các cơ hội tìm kiếm việc làm.

Làm rõ hơn về những rào cản mà phụ nữ gặp phải khi tham gia thị trường lao động, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ Lao động-Thương binh&xã hội) cho biết, các kết quả khảo sát cho thấy lao động nữ đã qua đào tạo vẫn luôn ở mức thấp và thấp hơn so với lao động nam.

Xét theo nghề nghiệp, phụ nữ vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn nam ở những nghề không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật, tuy nhiên ở những nghề có vị thế cao hơn như lao động quản lý lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Chẳng hạn, vị trí quản lý trong các ngành, cấp, đơn vị thì lao động nữ chiếm 0,59%, trong khi lao động nam là 1,52%; nhân viên dịch vụ và bán hàng, lao động nữ chiếm 22,7% thì lao động nam là 13,18%.

Đồng thời, phụ nữ vẫn yếu thế so với nam giới trong các công việc có vị thế tốt hơn như chủ cơ sở hoặc làm công hưởng lương. Bên cạnh đó, mặc dù đã có xu hướng thu hẹp dần, song thực tế vẫn tiếp tục tồn tại phân biệt đối xử trong lao động – việc làm, đặc biệt gánh nặng gia đình và công việc chăm sóc không lương vẫn tiếp tục là rào cản, định kiến giới về vai trò và năng lực của phụ nữ trong công việc phát triển nghề nghiệp.

Gỡ rào cản, thúc đẩy phụ nữ tham gia tốt nhất vào thị trường lao động

Bà Eliza Fernandez, Trưởng đại diện của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đã tham gia Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau từ năm 1997.

Hiến pháp năm 2013, Luật Bình đẳng giới (năm 2006), Bộ luật Lao động (năm 2012) đều nhất quán mục tiêu không phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bao hàm cả yếu tố cơ hội việc làm. Do đó, Việt Nam cần tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; đồng thời thúc đẩy phụ nữ tham gia vào thị trường lao động.

Cho rằng phụ nữ Việt Nam sẽ có nhiều thời gian làm việc xã hội hơn, nếu có dịch vụ công hỗ trợ, ông Kamal Malhotra, Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam khuyến nghị, các ngành, địa phương quan tâm mở rộng, nâng cấp hệ thống đường sá, trường học, bệnh viện, phương tiện giao thông công cộng, cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc người già, dịch vụ trợ giúp phụ nữ, trẻ em bị bạo lực, xâm hại…

Ngoài ra, Việt Nam cần bảo đảm an sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc hoàn thiện luật pháp, chính sách bảo hiểm xã hội, mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tới mọi đối tượng

Từ kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ di cư, bà Nguyễn Thu Giang, Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (Light) đề xuất: “Hiện nay, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa hấp dẫn lao động nữ di cư, nên rất khó mở rộng diện bao phủ đến đối tượng này. Để phụ nữ tham gia sâu hơn vào thị trường lao động, chính sách bảo hiểm tự nguyện đối với nhóm lao động di cư cần được bổ sung”.

Còn ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội thì cho rằng để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động, cần phải sửa đổi Bộ luật Lao động để đảm bảo bình đẳng về cơ hội trên thị trường lao động cho cả nam và nữ. Cùng với đó làm giảm bớt gánh nặng công việc nội trợ và chăm sóc không lương đối với phụ nữ thông qua phát triển hệ thống chăm sóc dài hạn toàn diện.

Hơn hết, cần xóa bỏ định kiến giới trong thị trường lao động về công việc phù hợp với nữ và nam. Đồng thời, khuyến khích đào tạo nghề nghiệp để mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ trong các lĩnh vực mà nam giới vẫn chiếm ưu thế. Ở góc độ quản lý nhà nước, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết Nguyễn Thị Hà cho biết, nhằm bảo đảm công bằng cho lao động nữ, dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đã dành một chương riêng quy định các vấn đề liên quan đến lao động nữ.

Dự thảo đề xuất các phương án về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nếu người lao động bị ngược đãi, bị quấy rối tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động. Trong một số trường hợp, lao động nữ mang thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Với người sử dụng lao động, họ không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người nghỉ việc theo chế độ thai sản, cũng không được bố trí làm việc ban đêm, làm thêm giờ…

Hy vọng những ý kiến của các chuyên gia sẽ góp phần thúc đẩy đề xuất chính sách và tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động của Chính phủ về Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 336 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch, phương án thưởng cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động (NLĐ).
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết dương lịch 2025 đang tới gần. Trong dịp này, ngoài chế độ ngày nghỉ hưởng nguyên lương, người lao động có thể được thêm một số khoản tiền.
Xem thêm
Phiên bản di động