Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Hà Nội giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Doanh nghiệp tìm kiếm nhân lực chất lượng cao

Thời gian qua, công tác gắn kết GDNN với doanh nghiệp và thị trường lao động luôn được thành phố Hà Nội quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp. Trao đổi về điều này, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội Bạch Liên Hương cho rằng: Việc gắn kết giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, giữa đào tạo và việc làm nhằm giảm khoảng cách, và thực hiện hiệu quả mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng nhân lực, từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, giảm chi phí đào tạo lại, tăng năng lực cạnh tranh.

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động
Tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh học nghề tại Ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.

“Đây là một giải pháp đột phá, hữu hiệu để đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện của GDNN, góp phần thúc đẩy công tác phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học nghề”, bà Hương cho biết. Thông qua mối quan hệ gắn kết đó cũng giúp nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng được với nhu cầu của thị trường lao động trong tình hình mới.

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Trần Lê Phương - Phó Tổng Giám đốc đối ngoại Công ty Cổ phần sản xuất và kinh doanh VinFast cho biết, tại thời điểm này các doanh nghiệp đang rất khát nhân lực cho quá trình phát triển công nghệ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, và liên kết với các chương trình đào tạo của các trường để tạo ra đội ngũ lao động có thể sử dụng được ngay. Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghệ, công nghiệp, ông Phương nói: “VinFast thấu hiểu việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam đã có những bứt phá mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất đã đầu tư hệ thống dây chuyền, máy móc hiện đại”.

Theo ông Phương, từ thực tế đó, Công ty luôn không ngừng thu hút, tuyển dụng nhân sự, học viên để tham gia đào tạo, huấn luyện, dưới sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư ô tô hàng đầu thế giới. Điều này đã giúp đơn vị chủ động được nguồn lao động và nâng cao năng lực sản xuất. Hiện mức độ tự động hóa tại các nhà máy của VinFast lên đến 90%, do đó, ông Phương cho biết, từ năm 2023 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận và đào tạo với hàng nghìn học viên để đáp ứng cho quá trình này.

Tiếp tục tăng cường gắn kết trường nghề và doanh nghiệp

Theo Sở LĐTBXH Hà Nội, hiện Thành phố có hơn 300 cơ sở hoạt động GDNN. Những năm qua, chất lượng GDNN, chất lượng lao động Thủ đô ngày càng được khẳng định và nâng cao. Năm 2023 và 10 tháng của 2024, các cơ sở GDNN trên địa bàn Thành phố tuyển sinh đào tạo được 472.600 lượt người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố hiện đạt 73,23%, trong đó, tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 52,53% vượt kế hoạch đề ra.

Cũng trong năm 2023, theo đánh giá của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của thành phố Hà Nội có Chỉ số Đào tạo lao động đứng thứ 1 cả nước. Chất lượng lao động được đánh giá đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Một trong những lý do đưa tới tín hiệu vui trong công tác GDNN phải nói tới việc những năm gần đây, Sở LĐTBXH Hà Nội đã tham mưu và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ LĐTBXH về phát triển GDNN gắn kết với thị trường lao động, điển hình là việc thường niên tổ chức Ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động và Ngày hội năm 2024 là Ngày hội lần thứ 5. Các Ngày hội đều được tổ chức với quy mô lớn, tạo cơ hội gắn kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cập nhật kịp thời xu hướng phát triển của thị trường và nhu cầu tuyển dụng lao động, tiến tới việc liên kết đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố.

Đến nay, các cơ sở GDNN trên địa bàn đã hợp tác với trên 1.000 lượt doanh nghiệp, thông qua nhiều hình thức, giải pháp, hoạt động như: Tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực hành, thực tập tại doanh nghiệp; tuyển dụng học sinh, sinh viên vào làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; đặt hàng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên, người lao động; hỗ trợ trang thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, kinh phí cho các cơ sở trong quá trình đào tạo… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn tham gia xây dựng, chỉnh sửa chương trình, giáo trình ở các trình độ đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp, trong đó có xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao… Đáng nói là các mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường ngày càng đa dạng, linh hoạt, phù hợp với thực tiễn và cho hiệu quả cao hơn. Tóm lại, việc bắt tay hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp đã mang lại lợi ích cho cả 2 bên: Bên đào tạo có cơ sở vật chất, thiết bị máy móc cho người học được thực hành nghề, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Phía doanh nghiệp tuyển dụng được nhân lực có tay nghề vững, không mất thời gian đào tạo lại

Từ những kết quả đã đạt được, lãnh đạo Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu với Thành phố các giải pháp để tăng cường hơn nữa việc gắn kết GDNN với thị trường lao động, nhất là tiếp tục duy trì tổ chức các Ngày hội gắn kết GDNN Thủ đô với thị trường lao động, để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng GDNN, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội (215 Trung Kính, Hà Nội), đã diễn ra Phiên giao dịch việc làm lần thứ hai năm 2024, kết hợp tuyển dụng lao động là người khuyết tật. Sự kiện do Trung tâm Dịch vụ Việc làm phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức.
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 21/11/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép, tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp tại Hà Nội có xu hướng tăng cường tuyển dụng lao động, nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh dịp cao điểm lễ Tết. Dự báo, một số ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao như: Bán buôn, bán lẻ; công nghiệp chế biến, chế tạo; hoạt động kinh doanh bất động sản…
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từng là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động từ mọi miền Tổ quốc đổ về. Do tác động của đại dịch Covid-19, đến nay cộng đồng doanh nghiệp vẫn chưa lấy lại phong độ, song nguồn nhân lực xem ra ngày một “hụt hơi”. Đặc biệt, do nhu cầu dịch chuyển lao động từ TP.HCM về quê, nên đến cuối năm thị trường rộng lớn này đang thiếu hụt lượng lao động tương đối lớn.
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai

(LĐTĐ) Căn cứ trên xu hướng phát triển, sự đầu tư và nhu cầu con người, các chuyên gia đã lựa chọn 10 nhóm ngành nghề được dự đoán có triển vọng trong tương lai.
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024

(LĐTĐ) Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp, giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm, nên công tác giải quyết việc làm của thành phố Hà Nội ngày càng hiệu quả. Đến hết tháng 10/2024, Thành phố đã thực hiện vượt chỉ tiêu về giải quyết việc làm của năm 2024.
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của người lao động chính là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Ban lãnh đạo và Công đoàn Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến, kịp thời động viên, khen thưởng người lao động có đề xuất, ý tưởng cải tiến. Từ đó, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển với sự tham gia hưởng ứng của đông đảo người lao động trong Công ty.
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước. Trong những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội đã nỗ lực phát huy vai trò của phụ nữ trong việc nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng.
Xem thêm
Phiên bản di động