Bài 2: Doanh nghiệp chủ động “giữ chân” lao động bằng lương, thưởng
Tiếp tục đột phá mạnh vào thị trường lao động | |
Kỳ 2: Cân nhắc để “giữ chân” lao động |
Doanh nghiệp chủ động chăm lo nguồn nhân lực
Sau những ngày nghỉ Tết sum họp, vui vầy với gia đình, ngay từ ngày đầu tiên đi làm, 100% công nhân lao động (CNLĐ) Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam - huyện Gia Lâm, TP Hà Nội đã hăng hái trở lại vị trí sản xuất. Một công nhân phân xưởng lắp ráp cho biết: “Tuy là doanh nghiệp liên doanh, ông chủ là người nước ngoài, nhưng Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ chế độ chính sách, quan tâm chăm lo đời sống, đãi ngộ tốt với người lao động và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thăm, mừng tuổi CNLĐ Công ty TNHH Điện Stanley đi làm ngày đầu năm mới. |
Ngoài ra, Công ty còn tổ chức nhiều phong trào thi đua gắn với khen thưởng thoả đáng nên đã động viên, khích lệ mỗi CNLĐ làm việc hăng say, trách nhiệm và gắn bó với Công ty hơn…
Trong bối cảnh hiện nay, có được việc làm ổn định đã khó, được làm việc ở môi trường tốt, chế độ đãi ngộ thoả đáng còn khó hơn nhiều. Bởi vậy, dù có mải vui xuân đón Tết đến mấy chúng em vẫn quyết tâm đi làm trở lại đúng ngày giờ quy định, hy vọng có sự khởi đầu suôn sẻ cho cả năm mới tốt lành”.
Đúng như lời công nhân tâm sự, báo cáo với Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến trong chuyến thăm, chúc Tết và nắm bắt tình hình CNLĐ sau dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua, ông Masaki Konaka - Tổng Giám đốc công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam cho biết, với nhận thức con người là nhân tốt cốt lõi cho sự phát triển, Công ty liên tục đảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính sách cho người lao động.
Cụ thể: 100% CBCNV được ký hợp đồng lao động và đóng các loại BHXH, BHYT thất nghiệp. Công nhân viên được hưởng các loại phụ cấp theo hướng có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Nhằm khuyến khích CBCNV tích cực lao động sản xuất, công ty thực hiện các chế độ thưởng theo Thỏa ước lao động tập thể 2 tháng lương và thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 5 - 6 tháng lương.
Để khuyến khích CBCNV đưa những sáng kiến, sáng tạo vào trong sản xuất, công ty thành lập ủy ban cải tiến nhằm khích lệ, động viên kịp thời những cá nhân có sáng kiến mang lại hiệu quả cao, nếu cải tiến mang lại hiệu quả cao sẽ được trích lại 1% giá trị cải tiến...
Đặc biệt, riêng dịp tết Nguyên đán vừa qua, Công ty và Công đoàn công ty đã phối hợp chăm lo tốt đến đời sống vật chất, tinh thần cho CNLĐ, vì thế trong những ngày đầu làm việc sau kỳ nghỉ Tết, 100% CNLĐ đã có mặt tại các nhà máy, dây chuyền sản xuất với khí thế vui tươi, sẵn sàng cho một năm nhiều nỗ lực mới, thắng lợi mới”- ông Masaki Konaka khẳng định.
Cũng như vậy, ngay từ ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, không khí làm việc đã tưng bừng, tràn ngập các dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Điện tử ASTI (KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội), báo hiệu một năm mới đến với những thành công tiếp nối.
Ông Nguyễn Đức Nhân, Chủ tịch Công đoàn Công ty phấn khởi cho biết: “Với số lượng trên 1.000 CNLĐ, lãnh đạo công ty chúng tôi luôn coi đây là “vốn quý” cho sự phát triển của doanh nghiệp nên hết lòng quan tâm chăm lo. Ngoài sự chăm lo thường xuyên trong năm, cái Tết của người lao động được công ty quan tâm đặc biệt hơn”.
Theo ông Nguyễn Đức Nhân, để chăm lo cho người lao động trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua, trước đó, Công đoàn Công ty đã cùng Ban Giám đốc đã sớm bàn bạc, đàm phán về kế hoạch lương thưởng, chăm lo Tết cho người lao động và thống nhất tăng lương cho toàn công ty 5,3%, thưởng Tết bằng 2,8 tháng lương cho mọi người lao động, cộng thêm 500.000 đồng.
Trong dịp Tết, Công ty tặng cho mỗi CNLĐ một thùng bia, Công đoàn Công ty tặng mỗi CNLĐ một thùng nước ngọt, trợ cấp khó khăn cho 10 trường hợp CNLĐ, mỗi người 1 triệu đồng. Ông Nguyễn Đức Nhân cho biết thêm, do đa số CNLĐ quê ở ngoại tỉnh, nên việc lo tàu xe để công nhân về quê ăn Tết, sum họp với gia đình được Ban Giám đốc, Công đoàn Công ty rất quan tâm.
Năm nay cũng như mọi năm, Công đoàn Công ty đã sớm tập hợp nguyện vọng của CNLĐ để có phương thức hỗ trợ hợp lý như gửi danh sách công nhân đi những chuyến xe miễn phí mà LĐLĐ Thành phố tổ chức, hoặc hỗ trợ vé xe, tiền mua vé cho những công nhân ở nơi không có tuyến xe của LĐLĐ Thành phố chạy qua, nếu có nguyện vọng.
Ngoài ra, Công đoàn Công ty cũng tổ chức tiệc tất niên cuối năm gồm nhiều chương trình đặc sắc, hấp dẫn như: Ăn tiệc, văn nghệ, vui chơi, bốc thăm trúng thưởng với nhiều phần quà hấp dẫn tạo không khí vui vẻ, sôi động, phấn khởi cho CNLĐ.
Nhiều chuyển biến trong chính sách “giữ chân” lao động
Theo thông tin từ các LĐLĐ tỉnh, thành phố, tình hình quan hệ lao động ngay trước Tết và trong Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đều ổn định, tỷ lệ công nhân, người lao động quay trở lại làm việc sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 khá cao, trung bình trên 90%, có những doanh nghiệp 100% công nhân có mặt đúng ngày giờ quy định. Cao nhất là tại tỉnh Bắc Ninh, tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc là 100%; Hà Nội đạt 99%, thành phố Hải Phòng: khoảng 98,6%; tỉnh Quảng Ninh: 96,5%...
Bà Trần Thị Thanh Hà - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: Nếu như cách đây vài năm, thời điểm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, các doanh nghiệp tư nhân, nhất là những doanh nghiệp dệt may, giày da… thường xảy ra tình trạng công nhân “nhảy việc” thì nay tình trạng này đã được cải thiện đáng kể. Những tấm biển quảng cáo, thông báo tuyển dụng gấp lao động sau Tết gần như không còn…
Có được tín hiệu đáng mừng trên, theo bà Trần Thị Thanh Hà, trước Tết, nhiều doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho người lao động như tổ chức chương trình “Tết sum vầy”, tổ chức bữa cơm tất niên, đa số các doanh nghiệp thực hiện chính sách lương, thưởng và phúc lợi tốt hơn, đặc biệt trong dịp Tết vừa qua, nhiều doanh nghiệp có mức thưởng Tết khá cao đã góp phần tạo thêm sự gắn kết với người lao động. Qua đó, người lao động cảm thấy có trách nhiệm, gắn bó với doanh nghiệp nhiều hơn và quay lại làm việc đúng thời gian quy định sau kỳ nghỉ Tết nhằm giúp doanh nghiệp sớm ổn định sản xuất.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng LĐLĐ Việt Nam, mức thưởng tết Nguyên đán Kỷ Hợi cho người lao động bình quân cả nước đạt 6,3 triệu đồng/người; tăng khoảng 11% so với năm 2018 (5,5 triệu đồng). Trong đó: Tại các doanh nghiệp khối dân doanh, mức thưởng Tết đạt gần 6,4 triệu đồng/người, tăng 26,6% so với năm trước (gần 5 triệu đồng/người).
Nhóm doanh nghiệp FDI, mức thưởng Tết bình quân gần 6,2 triệu đồng/người, tăng 9,7% so với năm 2018 (gần 5,6 triệu đồng/người). Tại các công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, mức thưởng bình quân người lao động nhận được khoảng 5,7 triệu đồng/người, tăng 15,2% so với năm trước (5 triệu đồng/người). Các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước mức thưởng bình quân trên 6,8 triệu đồng/người, tăng 9,8% so với năm 2018 (khoảng 6,2 triệu đồng/người).
Từ góc độ thị trường tuyển dụng lao động đầu năm 2019, ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: Năm 2019, thị trường lao động toàn quốc nói chung và Thủ đô Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực, đáng mừng. Điều này thể hiện qua tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc sau Tết năm nay khá cao (trên 90%), do vậy, các cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị không phải chịu áp lực về việc thiếu lao động sau Tết.
“Người lao động và người sử dụng lao động đã có tiếng nói chung, có sự gắn kết, nên tỷ lệ lao động quay trở lại làm việc khá cao. Nhiều doanh nghiệp đã đưa ra các chế độ đãi ngộ tốt hơn để giữ chân người lao động. Chính vì vậy, nhu cầu tìm việc khác không xuất hiện vào thời điểm này. Đây là tín hiệu tốt, góp phần tiết kiệm chi phí cho người lao động và xã hội”, ông Thảo khẳng định.
Qua khảo sát nhu cầu của ứng viên, ông Gaku Echizenya - Tổng Giám đốc của Navigos Group cũng cho rằng: Một chính sách phúc lợi tốt kèm các gói thưởng Tết hợp lý là công cụ hữu hiệu để “giữ chân” nhân tài và thu hút ứng viên tiềm năng cho doanh nghiệp.
Bảo Duy – Ngọc Tú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50