Gỡ khó cùng thanh niên trong tham gia chương trình OCOP
Thắp sáng tinh thần khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên quận Nam Từ Liêm Công bố 5 startup xuất sắc nhất của chương trình tăng tốc khởi nghiệp |
Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Đức Tiến, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội; Nguyễn Ngọc Việt, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức; Hoàng Thị Huyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn thành phố Hà Nội; Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô...
Toàn cảnh hội thảo |
Tham gia hội thảo còn có các chuyên gia: Tiến sĩ Bùi Đình Hòa, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, chuyên gia tư vấn OCOp quốc gia; Nguyễn Văn Minh, nguyên giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Giám đốc Trung tâm tư vấn và Đào tạo Vet24h.
Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Đức Tiến, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Khởi nghiệp và chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là hai nội dung đang được thành phố rất quan tâm. Đối với chương trình OCOP với mong muốn, các sơ sở Đoàn cũng như đoàn viên thanh niên phát huy hơn nữa vai trò, khả năng giới thiệu làng nghề, nâng cao giá trị sản phẩm. Từ đó, những sản phẩm của nông thôn Hà Nội nói chung, huyện Mỹ Đức nói riêng được nhiều người biết đến.
Đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô điều hành hội thảo. |
Trên những tiêu chí đó, báo Tuổi trẻ Thủ đô và Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp tổ chức hội thảo thanh niên khởi nghiệp với chương trình OCOP để đưa ra các giải pháp cụ thể để làm sao làm sao Đoàn Thanh niên tham gia chương trình OCOP đạt hiệu quả.
Đồng chí Nguyễn Đức Tiến cũng biểu dương báo Tuổi trẻ Thủ đô và Huyện đoàn Mỹ Đức đã phối kết hợp thực hiện chương trình có ý nghĩa thiết thực này.
Tại hội thảo, đoàn viên, thanh niên được các chuyên gia chia sẻ các thông tin cơ bản về chương trình OCOP; Sản phẩm, câu chuyện sản phẩm; Lợi ích của chủ thể khi tham gia OCOP; Xây dựng thương hiệu, nhãn mác; Vai trò của Đoàn Thanh niên trong OCOP...Mong muốn thành những "Triệu phú làng"
Bên cạnh đó, đoàn viên thanh niên trong huyện có cơ hội giới thiệu đặc sản quê hương Mỹ Đức: Rượu mơ Hương Sơn, bánh tẻ Phúc Lâm, rau sắng Hương Sơn…
Bạn Đàm Thanh Bình, Phó Bí thư Đoàn xã Phúc Lâm (Mỹ Đức) chia sẻ: “Bánh tẻ Phúc Lâm quê mình được tạo ra từ sự tinh túy của hạt gạo và tâm huyết của người dân nhưng lại chưa được nhiều người biết đến. Làm thế nào để đưa bánh tẻ Phúc Lâm vươn xa là mong muốn không chỉ của riêng mình mà hầu hết người dân trong xã. Vì vậy, đối với chúng mình hội thảo này rất có ý nghĩa khi được các chuyên gia cung cấp kiến thức, làm thế nào để bánh tẻ Phúc Lâm đạt chứng nhận OCOP cũng như kết nối tiêu thụ”.
Khu trưng bày sản phẩm trong khuôn khổ hội thảo |
Đại diện mô hình bưởi diễn Bột Xuyên đặt câu hỏi làm thế nào để giữ vững chứng nhận OCOP 3 sao và nâg lên 4 sao, đặc biệt mở rộng thị trường? Băn khoăn này đã được các chuyên gia chia sẻ và hướng dẫn cụ thể để đưa sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Đặc biệt, Tiến sĩ Bùi Đình Hòa, giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên khuyến cáo, trước khi khởi nghiệp các bạn trẻ phải đặt câu hỏi thị trường của sản phẩm là gì? Các bạn đặc biệt phải quan tâm đến chất lượng sản phẩm, hướng tới sản phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó quan tâm đến mẫu mã để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức cho biết: Sự phát triển đi lên của Mỹ Đức trong tương lai rất cần các bạn trẻ - Những người tiên phong trong lĩnh vực khởi nghiệp với các sản phẩm quê nhà. Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt nhấn mạnh: "Các bạn thanh niên phải tự đặt quyết tâm biến những điều khó khăn thành thuận lợi, ví dụ như phải biết biến mùa hoa súng Mỹ Đức thành mùa hoa Tam giác mạch của Tây Bắc, biến sản phẩm chỉ biết ở quê nhà thành những sản phẩm toàn cầu".
Với trọng trách Bí thư Huyện ủy, đồng chí bày tỏ sự đồng hành cùng thanh niên Mỹ Đức làm chủ kinh tế, xây dựng quê mình thành Miền quê đáng sống.
Dịp này, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trao tặng 20 suất học bổng tới học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
PV
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao
Nông thôn mới 24/10/2024 12:58
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo
Nông thôn mới 10/10/2024 16:22
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng
Nông thôn mới 02/09/2024 10:28
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh
Nông thôn mới 24/08/2024 16:21
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất
Nông thôn mới 22/08/2024 07:05
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương
Nông thôn mới 31/07/2024 08:52
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024
Nông thôn mới 26/07/2024 14:03
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển
Nông thôn mới 23/07/2024 18:32
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản
Nông thôn mới 17/07/2024 20:43
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu
Nông thôn mới 17/07/2024 11:55