Gỡ khó cho chợ dân sinh

(LĐTĐ) Cải tạo, nâng cấp, xây mới chợ truyền thống là một xu thế tất yếu nhằm góp phần đảm bảo văn minh thương mại và văn minh đô thị. Tuy nhiên, có thực trạng là một số chợ truyền thống lúc còn “xập xệ” thì tấp nập nhưng sau khi được “nâng cấp” lên thì lại đìu hiu. Có thể thấy, việc vừa phát triển mô hình chợ dân sinh vừa giữ được giá trị truyền thống mà vẫn đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị lớn như Hà Nội tưởng dễ hoá ra lại không đơn giản.
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, cải tạo chợ truyền thống

Vừa thừa, vừa thiếu

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trên địa bàn Thành phố hiện có 455 chợ gồm các chợ từ hạng 1 đến hạng 3. Các chợ truyền thống đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu mua sắm của người dân các quận nội thành và 70% nhu cầu của người dân khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, hiện hệ thống chợ dân sinh tại một số quận, huyện còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến việc các tụ điểm chợ cóc phát triển. Ngoài ra, cũng có nhiều chợ xuống cấp không bảo đảm về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, văn minh đô thị...

Gỡ khó cho chợ dân sinh
Công tác xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp để chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu của xã hội văn minh luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra.

Đơn cử như chợ Cầu Giấy, quận Cầu Giấy vốn là một khu chợ sầm uất, nhộn nhịp với hơn 200 hộ buôn bán kín 2 tầng, nhưng hiện tại chỉ còn gần 30 hộ buôn bán ở tầng 1. Chợ Kim Liên là chợ hạng 3, có địa chỉ tại số 23 Lương Định Của, phường Kim Liên, quận Đống Đa, trong khu vực vỏn vẹn nhỉnh hơn 1.000m2, chợ có đến 199 điểm kinh doanh của 13 ngành hàng từ may mặc, quần áo, đồ vàng hương đến cả thực phẩm… Đến nay, sau hàng chục năm hoạt động, toàn bộ khu chợ đã xuống cấp không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, văn minh đô thị… tuy nhiên, để đảm bảo sinh kế của người dân, các tiểu thương vẫn được “tạo điều kiện” kinh doanh.

Thực tế, ngay cả với những khu chợ đã cải tạo xong, để đưa vào vận hành suôn sẻ cũng gặp không ít khó khăn. Chợ dân sinh Phú Đô (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được đầu tư xây dựng xong từ năm 2017, nhưng đến đầu tháng 8/2024 mới chính thức đi vào hoạt động. Hiện Ban Quản lý chợ đã bàn giao 180/199 điểm kinh doanh cho tiểu thương, đồng thời tiếp tục đánh giá, giải quyết các kiến nghị liên quan đến diện tích, lối ra vào điểm bán hàng trong chợ.

Cách đó không xa, khu chợ dân sinh Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, với quy mô 3.600m2, được xây dựng từ năm 2014 nhưng đến nay vì nhiều lý do vẫn không được sử dụng. Trong khi đó, cách đó vài trăm mét lại là nơi kinh doanh của gần 100 tiểu thương. Lối đi vốn đã nhỏ hẹp lại bị đủ loại hàng hóa bày tràn ra lòng đường, không chỉ mất mỹ quan, mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Nhiều người dân ở đây cho rằng khu chợ mới chưa hoàn thiện, lại gần nghĩa trang và xa khu dân cư nên họ vẫn gắn bó với chợ cóc này.

Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh cho biết, Sở Công Thương đã phối hợp với các sở, ngành giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện đầu tư, xây dựng, cải tạo các chợ. Nhờ đó, đến nay, Hà Nội đã hoàn thành đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động 4 chợ gồm: Phú Đô, quận Nam Từ Liêm; Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng; chợ Trung tâm thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức; chợ Châu Long, quận Ba Đình. Về cải tạo, nâng cấp chợ, đến hết tháng 10/2024, các quận, huyện, thị xã đã hoàn thành cải tạo 19/38 chợ.

Bên cạnh đó, đối với các điểm kinh doanh tự phát trái phép, đến nay, các quận, huyện, thị xã cùng các lực lượng chức năng đã giải tỏa 176/213 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép. Hiện, còn tồn tại 37 tụ điểm kinh doanh tự phát trái phép trên địa bàn các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, cần phải giải tỏa trong thời gian tới.

Cần gỡ khó

Theo kế hoạch phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố năm 2024 đã được UBND thành phố Hà Nội ban hành tháng 4/2025, Thành phố đặt mục tiêu đến hết năm 2024 sẽ có 95% các chợ được phê duyệt phương án giá sử dụng diện tích bán hàng theo quyết định phê duyệt giá mới của UBND Thành phố, 100% các xã, phường, thị trấn hiện chưa có chợ nhưng có nhu cầu phát triển chợ được rà soát đưa vào danh mục mạng lưới chợ trên địa bàn. Dự kiến, giai đoạn 2024-2025 xây mới 17 chợ và cải tạo, sửa chữa 21 chợ.

Tuy nhiên, theo Sở Công Thương Hà Nội, công tác đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn chưa được quan tâm một cách đầy đủ nên việc đầu tư, cải tạo, sửa chữa theo kế hoạch Thành phố ban hành giai đoạn 2021-2025 và hằng năm chưa đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Một số quận, huyện chưa quan tâm đầu tư cải tạo nên chưa đáp ứng được hạ tầng thương mại theo tiêu chí quy định, khó khăn cho việc công nhận tiêu chí hạ tầng thương mại. Cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, nhất là tiền thuê đất còn hạn chế, chưa khuyến khích để các nhà đầu tư mạnh dạn đầu tư theo kêu gọi của Thành phố.

Để gỡ khó cho hoạt động cải tạo, xây mới hệ thống chợ, Phó Giám đốc phụ trách Nguyễn Kiều Oanh kiến nghị, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế hỗ trợ miễn, giảm tiền thuê đất, ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ… Về phía thành phố Hà Nội, đề nghị quan tâm xem xét bố trí kinh phí đầu tư công trong lĩnh vực chợ để đảm bảo nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo chợ theo danh mục và tiêu chí tại các Chương trình của Thành ủy đã đề ra.

Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội cũng kiến nghị các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chỉ tiêu được giao. Trong đó, đặc biệt đối với các dự án trung tâm thương mại, chợ, siêu thị… các quận, huyện, thị xã cần báo cáo cụ thể những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác quy hoạch, tiến độ hoàn thành đầu tư chợ, cân đối bố trí vốn đầu tư… để Sở Công Thương phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo UBND thành phố phối hợp giải quyết nhằm đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu của Chương trình.

Chợ dân sinh là mô hình không thể thiếu, kể cả ở các nước phát triển, chính vì vậy, công tác xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp để chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu của xã hội văn minh luôn là vấn đề cấp thiết đặt ra. Tuy nhiên, từ thực tế trong công tác cải tạo chợ trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, chợ chỉ nên đầu tư, cải tạo ở mức vừa phải, có vị trí tiện lợi với mức phí phù hợp để các tiểu thương tiếp tục kinh doanh. Đặc biệt, cần rà soát kỹ các điểm kinh doanh trong chợ theo thực tế nhằm tránh tình trạng đầu cơ trục lợi, lãng phí.

Tuấn Trần

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến vào Đề án sắp xếp bộ máy Cơ quan Tổng Liên đoàn

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến vào Đề án sắp xếp bộ máy Cơ quan Tổng Liên đoàn

(LĐTĐ) Chiều 19/1, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ chín (Khóa XIII).
TP.HCM: Chính thức có tên đường Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải

TP.HCM: Chính thức có tên đường Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải

(LĐTĐ) Ngày 19/1, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố đặt tên đường trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50. Các tuyến này được đặt theo tên các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải,...
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Ấm áp “Tết Sum vầy” của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động huyện Gia Lâm

Ấm áp “Tết Sum vầy” của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Dù tiết trời cuối đông lạnh giá, nhưng bầu không khí tại Nhà thi đấu huyện Gia Lâm sáng 19/1 vẫn vô cùng nóng bởi những hoạt động tưng bừng, sôi nổi, mang đậm không khí Tết đến, Xuân về dành cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) như: Văn nghệ, bốc thăm trúng thưởng, trao quà Tết, "Chợ Tết Công đoàn"…
"Tết Sum vầy" mang Tết đến sớm với đoàn viên, người lao động huyện Sóc Sơn

"Tết Sum vầy" mang Tết đến sớm với đoàn viên, người lao động huyện Sóc Sơn

(LĐTĐ) Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức Tết Sum vầy 2025 mang đến một không khí vui tươi, ấm áp trước thềm Xuân mới Ất Tỵ cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) của huyện.
Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

(LĐTĐ) Giai đoạn 2024 - 2025, Công an thành phố Hà Nội chủ trì và triển khai các nội dung, nhiệm vụ về nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho phòng Cảnh sát giao thông.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phát động công nhân, viên chức, lao động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua tại Lễ báo công dâng Bác, thay mặt Ban Thường vụ LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ quận đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động và các cấp Công đoàn quận năm 2025.

Tin khác

Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đảng bộ phường Phương Liệt tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

(LĐTĐ) Đảng bộ phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được Quận ủy Thanh Xuân chỉ đạo tổ chức Đại hội điểm khối phường.
Khai trương tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết - tuyến phố ẩm thực thứ 3 của Hà Nội

Khai trương tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết - tuyến phố ẩm thực thứ 3 của Hà Nội

(LĐTĐ) Đây là tuyến phố ẩm thực thứ 3 của Thủ đô Hà Nội, bên cạnh phố Tống Duy Tân (quận Hoàn Kiếm) và Đảo Ngọc - Ngũ Xã (quận Ba Đình), cũng là tuyến phố ẩm thực đầu tiên của quận Đống Đa áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Hà Nội: Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính

Hà Nội: Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Đoàn kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội) đang tiến hành kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của công dân về quy định hành chính và việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội.
Sôi động dịch vụ cho thuê áo dài chụp ảnh Tết

Sôi động dịch vụ cho thuê áo dài chụp ảnh Tết

(LĐTĐ) Những năm gần đây, chụp ảnh Tết trong tà áo dài truyền thống đã trở thành xu hướng nổi bật, thu hút rất nhiều bạn trẻ xuống phố ghi lại khoảnh khắc xuân về. Càng đến gần Tết, các dịch vụ cho thuê áo dài càng nhộn nhịp.
Khai mạc chợ hoa Tết truyền thống tại quận Hoàn Kiếm

Khai mạc chợ hoa Tết truyền thống tại quận Hoàn Kiếm

(LĐTĐ) Tối ngày 17/1, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ khai mạc Chợ hoa Tết truyền thống năm 2025 tại khu vực ngã năm phố Hàng Lược - Hàng Cót - Phùng Hưng, phường Hàng Mã, Hà Nội.
Về Đường Lâm đón “Tết làng Việt”

Về Đường Lâm đón “Tết làng Việt”

(LĐTĐ) Chương trình "Tết làng Việt" năm 2025 tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) sẽ diễn ra từ ngày 18/1 đến 16/2/2025 (tức từ ngày 19 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày 19 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Xây dựng Đảng bộ phường Thụy Khuê trong sạch, vững mạnh

Xây dựng Đảng bộ phường Thụy Khuê trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 16 - 17/1, Đảng bộ phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ lựa chọn làm Đại hội điểm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội đại biểu cấp phường trên địa bàn.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 346 đảng viên lão thành dịp 3/2

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 346 đảng viên lão thành dịp 3/2

(LĐTĐ) Ngày 17/1, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 3/2 cho các đảng viên lão thành.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động tại khu công nghiệp Thăng Long

Lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết công nhân lao động tại khu công nghiệp Thăng Long

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, sáng 17/1, đồng chí Phạm Quí Tiên - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã đến thăm, chúc Tết công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Thăng Long. Cùng đi có đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Công an thành phố Hà Nội bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc

Công an thành phố Hà Nội bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc

(LĐTĐ) Sáng 17/1, Công an thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm 2 Phó Giám đốc Công an thành phố đối với Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền và Đại tá Nguyễn Tiến Đạt. Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an Thành phố chủ trì buổi lễ.
Xem thêm
Phiên bản di động