Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
VietinBank ra mắt “Trợ lý tài chính số” dành cho doanh nghiệp trên nền tảng mới Trải nghiệm “Trợ lý tài chính số” VietinBank eFAST sau hơn 1 tháng ra mắt Dữ liệu số: Nền tảng phát triển tài chính số bền vững

Sức bật của dịch vụ tài chính số

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính số, các kênh phân phối ứng dụng công nghệ số (Internet Banking, Mobile Banking, QR Code…) phát triển đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, nhất là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa - những đối tượng là mục tiêu của tài chính toàn diện.

Tại tọa đàm “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tại Việt Nam” sáng 25/10, Tiến sĩ Phạm Minh Tú - Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho biết, đến cuối năm 2023, có 51 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đang hoạt động. Trong đó có 49 tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử, 49 tổ chức cung ứng dịch vụ cổng thanh toán điện tử và hỗ trợ thu hộ, chi hộ; 14 tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; 1 tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử.

Đồng thời, các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và giá trị giao dịch. Đến cuối năm 2023, so với năm 2022, giá trị thanh toán qua Internet tăng gần 6,50%; thanh toán qua điện thoại di động tăng gần 12,73%; thanh toán qua mã QR tăng 157,2%; và thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 17,72%.

Bảo vệ người tiêu dùng tài chính trước các rủi ro do sử dụng tài chính số
Để mở tài khoản trực tuyến người dùng cần chụp ảnh chân dung bản thân (hình selfie) hoặc selfie video để xác minh danh tính (Ảnh minh họa: BT)

Trong năm 2023, số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 11.342,8 triệu giao dịch với giá trị đạt 222,3 triệu tỷ đồng (tăng 49,36% về số lượng và 1,28% về giá trị). Tỷ lệ giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp gần 22 lần GDP.

Bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ truyền thống, trên cơ sở các kênh phân phối hiện đại dựa trên công nghệ số, các tổ chức cung ứng dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, tiện ích mới. Rất nhiều sản phẩm, dịch vụ đã được nghiên cứu triển khai như dịch vụ mở tài khoản trực tuyến bằng E-KYC, tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu, liên kết với thẻ ATM; dịch vụ tiền gửi tiết kiệm trực tuyến, lãi suất, cách thức gửi tiền đa dạng, linh hoạt; dịch vụ chuyển tiền, thanh toán hóa đơn các dịch vụ cơ bản của gia đình như điện, nước, thẻ điện thoại, truyền hình cáp, các loại dịch vụ khác như bảo hiểm, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến thuế, phí, lệ phí, bảo hiểm xã hội trên cổng dịch vụ công quốc gia;…

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, doanh số cho vay bằng phương tiện điện tử trong tháng 7/2024 đạt khoảng 180 nghìn tỷ đồng. Tại một số ngân hàng, đã ghi nhận tỷ lệ trên 95% giao dịch được thực hiện trên kênh số.

Đặc biệt, hệ sinh thái thanh toán số kết nối, tích hợp đa dạng các loại ngành, nghề, lĩnh vực khác nhau được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ. Nhờ vậy, khách hàng được phục vụ liên tục không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Đây là một trong những động lực thúc đẩy tài chính toàn diện.

Sự bùng nổ của các giải pháp tài chính công nghệ (Fintech) trong tài chính số đã có một tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.

Tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng

Đại diện Viện Chiến lược Ngân hàng cũng cho biết, để triển khai có hiệu quả chiến lược tài chính toàn diện, tăng cường tiếp cận tài chính của người dân và doanh nghiệp; trong thời gian tới, cần thúc đẩy tài chính số để đẩy nhanh tiến độ đạt được các mục tiêu đề ra.

Theo đó, cần đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý đầy đủ điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ tài chính, nhất là các sản phẩm, dịch vụ tài chính số và các tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính số.

Từ thời điểm bắt đầu triển khai cuối tháng 3/2021 đến cuối tháng 12/2023, có 40 ngân hàng đã triển khai mở tài khoản thanh toán cho khách hàng bằng E-KYC với gần 35 triệu tài khoản thanh toán đang hoạt động.

Đến tháng 12/2023, có 27 tổ chức đã triển khai phát hành thẻ bằng E-KYC với khoảng 14,9 triệu thẻ đang lưu hành được phát hành bằng E-KYC.

Đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Các tổ chức cung ứng dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích mới.

Trong ngắn và trung hạn, cần chú ý các vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ tài chính số: Quy định rõ các tiêu chuẩn sản phẩm, dịch vụ tài chính số, nghĩa vụ của các chủ thể cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính số cho thị trường như: Vấn đề công bố và minh bạch thông tin, thông lệ kinh doanh; bảo mật thông tin và dữ liệu cá nhân của khách hàng; quy trình và cơ chế giải quyết tranh chấp… hướng theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế.

Các lỗ hổng quy định pháp lý của hoạt động fintech như cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số, thanh toán không dùng tiền mặt, chia sẻ và bảo mật thông tin cần nhanh chóng được xử lý. Bên cạnh đó là đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán điện tử, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tạo nền tảng quan trọng cho phát triển hệ sinh thái ngân hàng số, nền kinh tế số;

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin - viễn thông vận hành trơn tru với phạm vi phủ sóng rộng khắp cả nước, qua đó, tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ điện thoại di động cơ bản, quyền truy cập vào các dịch vụ dữ liệu để cải thiện trải nghiệm người dùng đối với các dịch vụ tài chính số. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển nhân lực số ngành Ngân hàng.

Tạo lập thị trường cung ứng dịch vụ tài chính lành mạnh, minh bạch, hỗ trợ bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Trong đó, hoàn thiện các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Chú trọng đến cơ chế giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo.

Nghiên cứu hình thành một cơ quan chuyên trách, có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng và đủ nguồn lực và quyền hạn, đặc biệt là về nhân lực, công nghệ, kiến thức về sản phẩm, dịch vụ tài chính/tài chính số, công nghệ giám sát kỹ thuật số để bảo vệ hiệu quả người tiêu dùng tài chính. Cân bằng được mục tiêu khuyến khích và hỗ trợ đổi mới công nghệ tài chính với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng tài chính, trong đó chú trọng tạo dựng một hạ tầng tài chính thiết lập chung các tiêu chuẩn, quy tắc và thủ tục giảm thiểu rủi ro cho nhà cung cấp và người dùng. Chia sẻ thông tin tín dụng, qua đó giảm thiểu rủi ro bất đối xứng thông tin giữa các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, đặc biệt đối với các Fintech cung cấp dịch vụ tín dụng số.

Đẩy mạnh an ninh, an toàn trong thanh toán, bảo vệ dữ liệu cá nhân, áp dụng tiêu chuẩn bảo mật mới, bảo đảm thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và chi phí hợp lý. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, nhằm tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, rửa tiền.

Cùng với đó là thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ tài chính số, nâng cao hiểu biết cho người tiêu dùng tài chính và tăng cường niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Đa dạng hóa hình thức và các kênh giáo dục tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt là các hình thức và phương tiện kỹ thuật số để nâng cao hiểu biết tài chính cho người tiêu dùng tài chính, qua đó giúp họ tự tin hòa nhập tài chính, đưa ra được quyết định tài chính đúng đắn, phù hợp với nhu cầu, khả năng và tối đa hóa lợi ích.

Tăng cường tuyên truyền về những rủi ro khi sử dụng các dịch vụ tài chính số, giúp người tiêu dùng tài chính tự mình hoặc sử dụng hiệu quả các cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bảo Thoa - Lan Hương

Nên xem

Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá diễn ra tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn ngày 29/11/2024, Cơ quan điều tra đã thu thập được các tài liệu, vật chứng chứng minh ý thức phạm tội, bàn bạc; vai trò chủ mưu của đối tượng cầm đầu...
Chính thức vận hành tuyến metro số 1

Chính thức vận hành tuyến metro số 1

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao cán bộ, giáo viên, người lao động khối trường học năm học 2024 - 2025.
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Đi giữa vườn cam được mệnh danh lớn nhất nhì ở miền Trung và lớn hàng đầu cả nước vào thời điểm thu hoạch, tưởng như lọt thỏm giữa một bức tranh rộng lớn với gam màu tươi sáng, cây nào cũng sum suê, tán lá xanh rờn, sai trĩu quả.
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn

(LĐTĐ) Ngày 22/12, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an thành phố Hà Nội cho biết, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đơn vị đã triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần phục vụ thành công chuỗi sự kiện quan trọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đất nước.
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá

(LĐTĐ) Với phương thức thủ đoạn tinh vi thông qua 3 sàn giao dịch ngoại hối gồm: Sàn GFS, sàn TOPMAX, sàn RICHSMART các đối tượng phạm tội đã dụ dỗ nhiều nạn nhân chiếm đoạt số tiền gần 500 tỷ đồng qua đầu tư ngoại hối, chứng khoán trái phép...
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12

(LĐTĐ) Diễn ra vào tối ngày 21/12, “Đặng Thái Sơn Returns” concert là đêm nhạc được mong chờ bậc nhất tại Hà Nội trong những ngày cuối năm, với những ngón đàn huyền thoại của nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, kết hợp cùng Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (Sun Symphony Orchestra - SSO) đẳng cấp quốc tế.

Tin khác

Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (22/12), giá vàng nhẫn trong nước được nhiều thương hiệu điều chỉnh tăng hơn nửa triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán.
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 26/12 tới, sẽ chính thức đưa 6,8 triệu cổ phiếu BMK của CTCP Kỹ thuật nhiệt Mèo Đen vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 14.800 đồng/cổ phiếu.
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm

(LĐTĐ) Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 2690/QĐ-NHNN về mức lãi suất áp dụng trong năm 2025, đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở của các ngân hàng thương mại.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?

(LĐTĐ) Bất động sản, chứng khoán, tiền số, nông nghiệp hữu cơ, ngành công nghệ cao, bán dẫn,… là những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ là cơ hội đầu tư trong năm 2025.
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 135/CĐ-TTg ngày 16/12 về tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm

(LĐTĐ) Tối ngày 18/12, tại Hà Nội, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 31 năm Ngày Thị trường Bảo hiểm Việt Nam và 25 năm Ngày thành lập Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công

(LĐTĐ) Tính đến ngày 18/12/2024, có 44/45 Bộ, cơ quan trung ương, 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê. 100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công.
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12

Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12

(LĐTĐ) Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết, ngày 19/12 tới, sẽ chính thức đưa 3,8 triệu cổ phiếu KWA của CTCP Cấp thoát nước và môi trường Kiến Tường vào giao dịch trên thị trường UPCoM tại HNX; giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.600 đồng/cổ phiếu.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang "ấm" dần

(LĐTĐ) Hơn 342.700 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong 11 tháng, vượt hơn 10% so với cả năm 2023, chủ yếu đến từ các tháng cuối năm.
Xem thêm
Phiên bản di động