Giữ vững thành quả, hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030
Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để chấm dứt bệnh lao Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững Việt Nam cam kết cùng thế giới chấm dứt bệnh lao toàn cầu |
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thời gian qua, mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao nhưng bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng. Hằng năm, có khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới và khoảng 1,4 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu, trong đó có khoảng 208.000 người chết do lao trong số những người nhiễm HIV.
Từ năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã tác động, làm gián đoạn công tác phát hiện và điều trị bệnh nhân lao. Cụ thể, tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao trên thế giới năm 2020 cũng đã giảm khoảng 20%. Việt Nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Tỉ lệ phát hiện bệnh nhân lao trong năm 2020 tại nước ta cũng giảm hơn 3%.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao. (Ảnh minh họa) |
Theo báo cáo của WHO vào năm 2020, Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao và là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính, tại Việt Nam, mỗi năm có 170.000 ca mắc mới, trong đó có 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc.
Điều đáng nói, các gia đình có bệnh lao đang phải đối mặt với những chi phí thảm họa, nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hằng năm của cả hộ gia đình. Thêm vào đó, 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống lao quốc gia, nhấn mạnh, Ngày thế giới phòng, chống lao (24/3) hàng năm là dịp nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với bệnh lao nhằm đẩy mạnh nỗ lực chấm dứt dịch bệnh lao trên toàn cầu.
Ngày thế giới phòng, chống lao năm nay có chủ đề "Đồng hồ đã điểm" nhằm nhắc nhở toàn thế giới còn rất ít thời gian để hành động mới có thể về đích, đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta là mỗi một giây, một phút trôi qua có bao nhiêu người đang chết vì bệnh lao.
Ngoài ra, chính sự kỳ thị, mặc cảm của xã hội đối với bệnh lao hiện vẫn đang đè nặng lên người bệnh khiến họ muốn giấu bệnh, không chịu đi khám. Do đó, trong công cuộc phòng, chống bệnh lao cần phải tạo ra làn sóng thay đổi.
Thay đổi trước tiên là từ phía người dân, phải truyền thông để giúp họ hiểu bệnh lao không đáng sợ như tưởng tượng. Bệnh lao hoàn toàn có thể chữa khỏi, đó không phải bệnh di truyền, nhưng là một bệnh lây truyền. Nếu không phát hiện kịp thời, người thân của những người bệnh sẽ là những người bị mắc đầu tiên.
"Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá tốt, cụ thể là vẫn giữ được tỷ lệ điều trị khỏi, điều trị thành công ở mức cao trên 90% với những ca mắc mới và trên 70% với những trường hợp lao kháng thuốc, trong khi thế giới là khoảng 56%. Việt Nam cần tiếp tục giữ vững thành quả, hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030", Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh.
Nhằm hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống lao tại Việt Nam (24/3), từ ngày 22/3 đến ngày 21/5, Chương trình chống lao quốc gia - Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao (PASTB) phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin với cú pháp: TB gửi 1402 (20.000 đồng/tin nhắn, không giới hạn số lượng tin nhắn) nhằm tạo thêm cơ hội cho người bệnh lao được điều trị khỏi, giảm nguồn lây trong cộng đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46