Hướng tới 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024):

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài

(LĐTĐ) Sơn Tây là vùng đất lịch sử với bề dày truyền thống văn hóa. Dấu ấn lịch sử 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) là cơ hội mới, sức sống mới để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây phát huy hơn nữa truyền thống quê hương, nắm bắt thời cơ, lợi thế, khai thác tiềm năng, chung sức, chung lòng xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Nỗ lực xây dựng và phát triển Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước Lan tỏa phong trào lao động sáng tạo Sơn Tây: Tổ chức chương trình nghệ thuật “Hát cùng công nhân” Lan tỏa tinh thần của Quy tắc ứng xử ở xứ Đoài

Danh xưng “Sơn Tây” và lịch sử thành lập thị xã

Vùng đất Sơn Tây xa xưa thuộc bộ Giao Chỉ - một trong 15 bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc thời Hùng Vương - An Dương Vương. Sau này là một trong tứ trấn xung quanh kinh thành Thăng Long xưa, còn gọi là trấn Đoài (hay xứ Đoài).

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Đại Nam nhất thống chí”: Tháng 4 năm Kỷ Sửu (1469), triều đình Đại Việt có những điều chỉnh tổ chức hành chính, định lại bản đồ toàn quốc. Cả nước chia thành phủ Phụng Thiên và 12 thừa tuyên, bên dưới có các cấp châu, huyện, xã, trang, sách. Trong đó, thừa tuyên Quốc Oai đổi tên thành thừa tuyên Sơn Tây. Từ đây, địa danh “Sơn Tây” chính thức ra đời với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền trung ương của quốc gia Đại Việt.

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tham quan Làng cổ Đường Lâm, thị xã xã Sơn Tây.

Ngày mồng 4 tháng 4 năm Canh Tuất (1490), vương triều Lê Sơ xác định bản đồ toàn quốc, Quốc gia Đại Việt được phân chia thành 13 “xứ thừa tuyên” là đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương, trong đó có xứ thừa tuyên Sơn Tây. Trong khoảng niên hiệu Hồng Thuận (1509 - 1516), vua Lê Tương Dực đổi thừa tuyên Sơn Tây thành trấn Sơn Tây. Đến năm Tân Mão (1831), vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, lập các tỉnh ở phía Bắc, trong đó trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây. Đến ngày 21 tháng 4 năm 1965, theo Nghị quyết số 103/NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây sáp nhập thành một đơn vị hành chính mới là tỉnh Hà Tây.

Như vậy, “Sơn Tây” là tên gọi một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương kéo dài gần nửa thiên niên kỷ, suốt từ tháng 4 năm Kỷ Sửu (1469) đến ngày 21 tháng 4 năm 1965.

Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư” và “Đại Nam nhất thống chí”: Tháng 4 năm Kỷ Sửu (1469), triều đình Đại Việt có những điều chỉnh tổ chức hành chính, định lại bản đồ toàn quốc. Cả nước chia thành phủ Phụng Thiên và 12 thừa tuyên, bên dưới có các cấp châu, huyện, xã, trang, sách. Trong đó, thừa tuyên Quốc Oai đổi tên thành thừa tuyên Sơn Tây. Từ đây, địa danh “Sơn Tây” chính thức ra đời với tư cách là một đơn vị hành chính trực thuộc chính quyền trung ương của quốc gia Đại Việt.

Ngày 30/12/1924, Thống sứ Bắc kỳ ký văn bản gồm 3 điều, trong đó quyết định thành lập một đơn vị hành chính mới làm thủ phủ của tỉnh Sơn Tây gọi là thị xã Sơn Tây gồm 17 đơn vị hành chính bản địa, có giới hạn gồm: Phía Bắc giáp sông Hồng; Phía Tây và Tây Nam giáp địa phận các xã Phú Nhi và Sông Côn; Phía Nam giáp bến quân sự cũ và địa phận xã Đạm Chai (tức Đạm Trai); Phía Đông Nam và phía Đông giáp đê quân sự cũ và địa phận các xã Thuần Nghệ, Phù Sa. Thị xã Sơn Tây thuộc tỉnh Sơn Tây với tư cách là đô thị kiểu phương Tây được chính thức thành lập. Từ năm 1924 đến nay, thị xã Sơn Tây đã trải qua nhiều lần thay đổi, mở rộng địa giới hành chính.

Địa danh “Sơn Tây” tồn tại với tư cách là một địa danh hành chính đã ghi những dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Việt Nam từ thời trung đại đến hiện đại. Cho đến nay (năm 2024), địa danh hành chính Sơn Tây đã tồn tại 555 năm (1469 - 2024), địa danh hành chính thị xã Sơn Tây đã tồn tại 100 năm (1924 - 2024).

Sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa

Từ năm Kỷ Sửu 1469 đến nay, đúng 555 năm với biết bao thăng trầm và biến cố thời đại, cùng với dòng chảy của thời gian, Sơn Tây đã trở thành một địa danh có trầm tích lịch sử - văn hóa đặc trưng với 244 di tích, trong đó có 19 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 61 di tích xếp hạng cấp Thành phố.

Trong những di sản đó, không thể không nhắc đến làng cổ ở Đường Lâm nơi được biết đến như bảo tàng sống về văn hóa, sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, “một ấp sinh hai vua”: Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Tiền Ngô Vương Ngô Quyền; thành cổ Sơn Tây - công trình kiến trúc quân sự vô cùng độc đáo được xây dựng nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều vua Minh Mạng; Văn Miếu Sơn Tây - nơi lưu giữ những dấu tích vẻ vang của tinh thần hiếu học…

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài
Đến thị xã Sơn Tây, khách du lịch được đắm chìm và khám phá những nét đẹp văn hóa xứ Đoài.

Về mặt quân sự, với địa hình bán sơn địa nối liền với vùng núi của huyện Ba Vì, trong suốt chiều dài lịch sử, nơi đây luôn được coi là vùng đất có vị trí chiến lược về mặt quân sự. Nhân dân Sơn Tây luôn tự hào là một trong những lũy thép bảo vệ Kinh thành Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Trong các cuộc kháng chiến cứu nước, Sơn Tây tự hào vì có những đóng góp cho thắng lợi chung của dân tộc: 14.970 nam, nữ thanh niên gia nhập quân đội và hàng ngàn thanh niên xung phong tham gia dân công hỏa tuyến; 1.535 người con đã anh dũng hy sinh, 815 thương binh, 305 bệnh binh, 145 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 9 đồng chí là lão thành cách mạng, 31 cán bộ tiền khởi nghĩa, trên 12.000 người được hưởng Huân, Huy chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ các loại.

Cùng với niềm tự hào về mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, trải qua 555 danh xưng, 100 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, người dân Sơn Tây đồng lòng, đồng sức khắc phục khó khăn, thách thức, viết tiếp trang sử truyền thống cách mạng, đoàn kết, quyết tâm khơi dậy tiềm năng văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển, xây dựng thị xã Sơn Tây ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Thị xã được Hiệp hội các đô thị Việt Nam bầu chọn là đô thị xanh - sạch - đẹp; năm 2006, được công nhận là đô thị loại III của Thành phố. Hằng năm, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra. Thu nhập bình quân toàn Thị xã tính đến năm 2023 đạt 70 triệu đồng/người/năm. 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, Thị xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2019, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, tạo nên một diện mạo nông thôn với hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển.

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài
Thị xã Sơn Tây ngày càng khang trang, hiện đại.

Nhiều sản phẩm du lịch của Thị xã được du khách biết đến và đánh giá cao như: Du lịch trải nghiệm Ẩm thực truyền thống Bắc Bộ - Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây được trao giải thưởng Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN; Chương trình Tết làng Việt; Giải Vật dân tộc tranh cúp Phùng Hưng; Năm Du lịch Sơn Tây - xứ Đoài; khai trương và đưa vào hoạt động tuyến phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây; Đêm hội trăng rằm “Trung thu Thành cổ - Sơn Tây xứ Đoài”… thu hút đông đảo du khách và Nhân dân tham gia.

Thị xã có hai điểm du lịch đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố công nhận là: Điểm du lịch Làng cổ Đường Lâm và điểm du lịch thôn Lòng Hồ, xã Kim Sơn. Năm 2023, Thị xã đón hơn 1.175.000 lượt khách du lịch đến với Sơn Tây, đây là con số lớn nhất từ trước đến nay khẳng định du lịch Sơn Tây đã được lan tỏa cả trong và ngoài nước; đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.

Những kết quả đạt được trong những năm qua là tiền đề để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây tiếp tục vươn lên, phát triển toàn diện hơn trong thời gian tới với các giải pháp đồng bộ: Khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, tăng cường thu hút đầu tư xã hội nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về cơ cấu kinh tế, trong đó ưu tiên phát triển các ngành du lịch, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên du lịch quý giá.

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài
Tại Sơn Tây hiện còn giữ nhiều lễ hội lớn, trong đó có Hội Đền Và - lớn nhất xứ Đoài.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học - công nghệ vào thực tiễn; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển nguồn nhân lực, văn hóa - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa xứ Đoài gắn với thực hiện xây dựng nếp sống người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác với các đơn vị kết nghĩa, các địa phương trong và ngoài nước. Chủ động thực hiện xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, hiệu lực, hiệu quả, tập trung lãnh đạo xây dựng Thị xã đến năm 2030 trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Dấu ấn lịch sử 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) là cơ hội mới, sức sống mới để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Sơn Tây phát huy hơn nữa truyền thống quê hương, nắm bắt thời cơ, lợi thế, khai thác tiềm năng, chung sức, chung lòng xây dựng Thị xã ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Kỳ vọng, chặng đường tiếp theo, Sơn Tây tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, khơi dậy khát vọng đổi mới, sáng tạo, quyết tâm hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra, xây dựng Sơn Tây xứng đáng với vị thế đô thị trung tâm xứ Đoài.

Đ.L

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài

Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài

(LĐTĐ) Sơn Tây là vùng đất lịch sử với bề dày truyền thống văn hóa. Dấu ấn lịch sử 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) là cơ hội mới, sức sống mới để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây phát huy hơn nữa truyền thống quê hương, nắm bắt thời cơ, lợi thế, khai thác tiềm năng, chung sức, chung lòng xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp, văn minh.
LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

LĐLĐ tỉnh Quảng Bình đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

(LĐTĐ) Sáng 20/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ, biểu dương chủ tịch công đoàn cơ sở xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 2019-2024 và trao giải Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu truyền thống Công đoàn Quảng Bì
Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

Ba Đình khẳng định vị thế tốp đầu chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình vinh dự được Sở GD&ĐT Hà Nội công nhận 13/13 chỉ tiêu công tác đạt xuất sắc, xếp thứ 2/30 quận, huyện, thị xã của Thủ đô.
Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

Tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/8, Báo Tiền Phong phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức Hội nghị tập huấn phân loại rác tại nguồn cho giáo viên, học sinh với sự tham gia của gần 150 giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn quận.
Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

Hà Nội: Thêm phương án phân luồng giao thông đường Âu Cơ

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có thông báo thực hiện phương án phân luồng tổ chức giao thông trên tuyến đường Âu Cơ (đoạn từ nút giao khách sạn Thắng Lợi đến nút giao Xuân Diệu (gần chợ hoa Quảng An) thuộc dự án Xây dựng cầu vượt tại nút giao An Dương - đường Thanh Niên từ ngày 20/8 để giảm ùn tắc.
Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

Những “bóng hồng” miệt mài giữ nghề bánh tráng truyền thống

(LĐTĐ) Rạng sáng, dọc đường Xóm Rượu, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa la liệt những liếp bánh tráng mùi thơm nồng nàn. Trong lò bánh, những phụ nữ đang luôn tay vừa tráng, vừa gỡ những lớp bánh mỏng trên mặt nồi nước sôi nghi ngút khói.
TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

TP.HCM: Dời lịch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 9

(LĐTĐ) Năm nay, thời gian nghỉ Lễ Quốc khánh sẽ bắt đầu từ ngày 31/8 (thứ Bảy) đến hết 3/9 (thứ Ba), nên việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội sẽ lùi lại vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định.

Tin khác

Huyện Thanh Trì: Tổ chức sinh hoạt chính trị học tập và làm theo Bác

Huyện Thanh Trì: Tổ chức sinh hoạt chính trị học tập và làm theo Bác

(LĐTĐ) Sáng 20/8, Huyện ủy Thanh Trì tổ chức sinh hoạt chính trị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện Di chúc của Người và Quy định 144-QĐ/TW của Bộ Chính trị gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hiệu quả từ công tác dân vận xây dựng chợ An toàn - Văn minh - Hiệu quả

Hiệu quả từ công tác dân vận xây dựng chợ An toàn - Văn minh - Hiệu quả

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Công ty cổ phần Đồng Xuân luôn chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác dân vận và triển khai nhiều mô hình dân vận khéo trong hoạt động quản lý kinh doanh; tuyên truyền, vận động, phát huy sức mạnh tập thể; nỗ lực xây dựng chợ “An toàn - Văn minh - Hiệu quả”.
Chuyện người phụ nữ đưa người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng

Chuyện người phụ nữ đưa người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến Câu lạc bộ Đồng Cảm B93 (CLB B93) phường Mai Dịch (quận Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều người dân ở đây đều tin tưởng ủng hộ, nhất là những gia đình có con em trót sa vào tệ nạn ma túy. Trong đó, phải kể đến bà Nguyễn Thị Hà (Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ 22) với trách nhiệm là thành viên CLB B93, thành viên Tổ tư vấn sau cai nghiện phường Mai Dịch đã từng bước giúp người nghiện tránh xa ma túy, an cư, xây dựng gia đình hạnh phúc, trong suốt hơn 30 năm qua.
Mặt trận các cấp Thủ đô: Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới, sáng tạo

Mặt trận các cấp Thủ đô: Dấu ấn một nhiệm kỳ đổi mới, sáng tạo

Nhiệm kỳ 2019 - 2024, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội đã bám sát hướng dẫn của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, chỉ đạo của Thành ủy và các nhiệm vụ chính trị của Thành phố, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên; chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong triển khai toàn diện các mặt hoạt động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn Thủ đô.
Nhân lên những tấm gương điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm

Nhân lên những tấm gương điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9; 79 năm Ngày Truyền thống lực lượng Công an Nhân dân, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ tuyên dương “Gương điển hình tiên tiến trong phong trào phòng, chống tội phạm của quận Bắc Từ Liêm” năm 2024.
Quận Đống Đa: Chung kết cuộc thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính năm 2024

Quận Đống Đa: Chung kết cuộc thi tìm hiểu công tác cải cách hành chính năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 19/8, quận Đống Đa tổ chức chung kết Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu công tác cải cách hành chính gắn với việc thực hiện Chỉ thị 24-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024”. Tham dự vòng chung kết có 50 cán bộ, công chức, viên chức của các phòng, ban đơn vị sự nghiệp; đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) 21 phường trên địa bàn quận.
Sắp diễn ra Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

Sắp diễn ra Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

(LĐTĐ) Từ ngày 27 - 29/9 tại không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm sẽ diễn ra Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024. Chủ đề của Hội sách năm nay là: “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình”, Hội sách được hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động đặc sắc, phong phú và hấp dẫn.
Phụ nữ Thủ đô chung tay xây dựng không gian xanh

Phụ nữ Thủ đô chung tay xây dựng không gian xanh

(LĐTĐ) Phát huy vai trò của Hội Phụ nữ các cấp tham gia xây dựng môi trường sống sạch, đẹp ngay tại các khu dân cư, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thanh Trì, Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ duy trì ra quân vệ sinh môi trường vào sáng thứ 7 hằng tuần, ủng hộ, trồng và chăm sóc cây hoa, cây xanh để tạo cảnh quan môi trường xanh tại các khu sinh hoạt cộng đồng.
Đẩy mạnh truyền thông ứng dụng iHanoi đến người dân Thủ đô và du khách

Đẩy mạnh truyền thông ứng dụng iHanoi đến người dân Thủ đô và du khách

(LĐTĐ) Để kênh tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền Thủ đô các cấp qua nền tảng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi sớm tiếp cận đến tất cả người dân Thủ đô, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã/xã, phường, thị trấn và cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố triển khai truyền thông đồng bộ, thống nhất đưa sản phẩm truyền thông ứng dụng iHanoi sử dụng rộng rãi trên địa bàn thành phố trong hoạt động thông tin, tuyên truyền đến người dân Thủ đô.
Gia Lâm: Đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân

Gia Lâm: Đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân

(LĐTĐ) Mới đây, Huyện ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân.
Xem thêm
Phiên bản di động