Con đường ngắn từ dạ dày tới nghĩa địa

Giật mình măng “ngậm” hóa chất

LTS: Xin được nêu một con số có lẽ sẽ làm nhiều người rùng mình: Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 110.000 trường hợp mắc ung thư mới và hơn 73% trong số đó tử vong. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ tử vong do ung thư cao nhất trên thế giới. Đâu đó hàng ngày, hàng giờ, chúng ta vẫn liên tiếp nghe những thông tin về hoa quả nhiễm độc, thịt bẩn, rau hóa chất… Chế tài xử phạt đã có nhưng phạt xong rồi đâu lại vào đấy, chỉ như viên đá ném xuống ao bèo. Có ai dám chắc rằng mỗi bó rau, cân thịt chúng ta ăn hàng ngày được sạch sẽ hoàn toàn? Có ai không từng biết, từng quen hoặc có người thân từng mắc ung thư mà chết? Vì chút lợi nhuận, nhiều nông dân, cơ sở sản xuất nông sản đã táng tận lương tâm đầu độc chính đồng bào mình. Dù chúng ta đã nói nhiều nhưng xem ra thực trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bệnh tật không chờ đợi con người, đã đến lúc toàn thể xã hội phải đồng thanh lên tiếng, các cấp, các ngành cần ngay lập tức vào cuộc, xem đó là “quốc nạn” để tiễu trừ. Bắt đầu từ số báo này, Lao động thủ đô sẽ đăng tải loạt bài: “Con đường ngắn từ dạ dày tới nghĩa địa” với mong muốn góp thêm tiếng nói thức tỉnh lương tri, chặn đứng mối họa bệnh tật cứ đeo đẳng sau mỗi bữa ăn hàng ngày.
Thịt bò khô làm từ phổi heo và hóa chất
Cách đơn giản để biết rau "ngậm" hóa chất hay không
Kiếm bộn tiền nhờ "công nghệ" tăng trọng cho thịt, tôm cua

Nhiều người đặt câu hỏi: Vì sao khi mùa măng đã hết được hơn 1 tháng (mùa các loại măng nứa, măng tre…thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 âm lịch), nhưng tại các khu chợ truyền thống và chợ đầu mối, măng vẫn được bán tràn lan, thậm chí giá còn rẻ hơn nhiều so với thời điểm cuối vụ.

Giật mình măng “ngậm” hóa chất
Măng được tẩm ướp bằng hóa chất có thể để được cả năm

Măng, sản phẩm sạch cũng bị làm “bẩn”

Nếu như trước đây, người dân lo lắng về các loại rau, hoa quả bị sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng từ khâu trồng trọt đến bảo quản, luôn có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép, thì hiện nay, ngay cả những sản phẩm từ tự nhiên, có tiếng là sạch từ trước đến nay cũng bị thương lái “ép” ngậm hóa chất.

Vừa qua, sự việc một người dân tại Mỹ Đức, Hà Nội, bị ngộ độc thức do ăn măng tại một đám cưới, khiến không ít người tiêu dùng tỏ ra lo lắng, đặc biệt trước đó cơ quan chức năng đã bắt quả tang và xử lý một số cơ sở kinh doanh măng có tẩm hóa chất tại khu vực phía Nam, càng làm cho người dân hoang mang.

Để tìm hiểu vấn đề này, người viết đã có mặt tại khu vực chợ đầu mối Đồng Mai, Hà Đông (gần cầu Mai Lĩnh), một trong những địa điểm cung cấp măng tươi cho Hà Nội và các vùng phụ cận. Mặc dù thời điểm này tại một số tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái…đã hết vụ măng, thế nhưng, tại chợ Đồng Mai, măng vẫn được một số hộ gia đình bán buôn rất nhiều. Theo một số người dân sống gần khu vực này, chợ hoạt động tấp nập vào khoảng thời gian 2h – 6h sáng. Các sản phẩm có an toàn không thì chỉ những người kinh doanh mới rõ.

Nhờ người quen dẫn mối, chúng tôi được đưa đến một cửa hàng chuyên kinh doanh mặt hàng măng tươi gần 20 năm nay. Tại cửa hàng của bà H., măng được chất thành từng đống, ngổn ngang. Theo chia sẻ của chủ cửa hàng, măng ở đây chủ yếu là do các cơ sở dự trữ cung cấp và giá bán buôn dao động từ 11.000 – 13.000đ/1kg, không chênh lệch nhiều so với thời điểm chính vụ. Khi được hỏi phương pháp dự trữ được măng lâu dài, bà H. ngập ngừng bảo, đầu mối họ ngâm cái gì thì chúng tôi làm sao mà biết, nhưng chắc là họ dùng thứ gì đó để ngâm, vì từ trước đến nay mọi người vẫn làm vậy. Thậm chí bà H. còn khẳng định chắc chắn rằng, măng sẽ để được rất lâu nếu xử lý đúng theo quy trình. Tuy nhiên quy trình cụ thể ra sao, sử dụng chất gì để bảo quản thì chủ cơ sở rất mơ hồ.

Giật mình măng “ngậm” hóa chất
Dù đã hết mùa từ rất lâu nhưng măng tươi vẫn được bán tràn lan ở các chợ

Măng “ngậm” hóa chất bán cả năm

Chia tay bà H., chúng tôi tiếp tục tìm đến một số chợ trên địa bàn quận Hà Đông như chợ Phùng Khoang, Xốm, La Khê… Không khó để người viết bắt gặp những sạp bán măng tươi (chủ yếu là măng nứa và măng tre), với giá bán trung bình từ 15-18.000đ/1kg. Đặc biệt, mặc dù măng bán ở các khu chợ này đều có mùi chua, nhưng khi bấm nhẹ vào măng rất giòn, trắng, không khác măng ở thời điểm chính vụ. Khi được hỏi về việc, vì sao thời điểm này đã hết mùa măng mà vẫn còn măng tươi để bán, hầu hết người bán đều cho biết đó là măng dự trữ. Thậm chí cũng giống như bà H. chủ cơ sở kinh doanh ở chợ Đồng Mai, một số lái buôn này cũng khẳng định, măng để lâu được là nhờ ngâm muối.

Qua một số người quen giới thiệu cho một lái buôn tên L., người chuyên cung cấp măng tươi từ Lai Châu đi các tỉnh, chúng tôi được L. cho biết, măng trước khi lấy về sẽ được luộc qua và thường có màu vàng nhạt. Với măng tươi, người ta sẽ bỏ một ít muối vào trong nước và chỉ ngâm trong vòng 3-5 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu không sử dụng, măng sẽ bị nhũn ra, có mùi chua, thậm chí là bị thâm đen. Còn muốn để lâu hơn, thông thường người dân sẽ sử dụng măng tươi để làm măng chua. “Măng đã qua sơ chế thì rất khó bảo quản được trong thời gian dài”, chị L. cho biết thêm.

Chị L. khẳng định: “Mùa măng đã hết, hiện măng có trên thị trường chủ yếu là măng đã được ngâm để dự trữ từ đầu mùa. Đầu vụ, măng còn rẻ lái buôn sẽ mua măng về và sử dụng hóa chất thường gọi là hocmon để tẩm ướp. Đây là loại hóa chất cực độc, khi ngửi phải sẽ gây tức ngực, thậm chí khi ngâm măng bằng hóa chất người ta phải dùng găng tay cao su, nếu không khi nhúng vào hóa chất da tay sẽ bị khô, móng tay bị tụt lại. Hầu hết các chất hocmon này đều được chúng tôi mua từ Lào Cai, khi ngâm măng sẽ giữ được màu vàng, thậm chí là vàng hơn so với màu bình thường. Để lâu, măng vẫn tươi mới và giòn, còn nếu đầu mối muốn có măng trắng, chúng tôi sẽ sử dụng chất tẩy trắng cho măng. Vẫn biết là độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên vì yêu cầu của phía đầu mối nên chúng tôi “bắt buộc” phải ngâm”.

Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề trên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng, thời gian trước, cơ quan chức năng đã phát hiện một số cơ sở ở T.P HCM và Bình Thuận có sử dụng axit oxalic để bảo quản măng, cùng với đó là một số chất như sodium hydrosulfite, một chất phụ gia thực phẩm để tẩy trắng, khử độc. Nếu người tiêu dùng sử dụng các chất này lâu dài, sẽ có hại cho thận, nếu dùng oxalic với mức độ lớn dễ làm kích thích niêm mạc ruột, gây ngộ độc, thậm chí có nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. Còn việc người bán hàng giải thích là do dùng muối để bảo quản măng được cả năm, điều này hoàn toàn vô lý.

Cùng chung quan điểm với ông Thịnh, rất nhiều các chuyên gia về lĩnh vực thực phẩm cũng cho biết, măng muốn để được lâu chắc chắn là phải sử dụng hóa chất, chứ tuyệt nhiên không thể dùng muối mà ngâm măng lâu ngày mà vẫn tươi mới được. Thế nhưng, ngoài chất hóa học đã được một số cơ sở kinh doanh măng ngâm để bảo quản và bị cơ quan chức năng xử lý như oxalic, sodium hydrosulfite, thì còn có thêm chất nào mới nữa hay không và đó là chất gì, chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra và cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Đạt Đỗ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.
“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nhưng thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố vẫn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm gan, ngộ độc chì… do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Thậm chí nhiều người còn sử dụng thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh khiến tình trạng càng thêm nguy kịch.
Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến ngày 2/5), Thành phố ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà, giảm 12 trường hợp so với tuần trước. Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà.
Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

(LĐTĐ) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đơn vị mới tiếp nhận ca bệnh 31 tuổi mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp - hội chứng Keratitis-Ichthyosis-Deafness (K.I.D). Được biết, đến nay căn bệnh da liễu này thế giới chỉ ghi nhận 100 ca.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

5 ngày nghỉ lễ, gần 2.000 người cấp cứu vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ ngày 27/4 đến 1/5/2024), đã có gần 8.000 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú; tổng số bệnh nhân khám cấp cứu, tai nạn giao thông là 1.990 người.
Xem thêm
Phiên bản di động