Giáo viên stress về việc liên tiếp xảy ra các vụ học sinh đánh nhau
Vụ 36 học sinh đánh nhau: Kiểm điểm cả học sinh và giáo viên Ngăn chặn bạo lực học đường: Xã hội không thể đứng bên lề! |
Liên tiếp các vụ bạo lực học đường xảy ra
Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây xảy ra liên tục, có chiều hướng gia tăng trong các trường học và bộc lộ tính chất nghiêm trọng.
Từng chứng kiến cảnh cả nhóm học sinh lao vào đánh đập, xô xát với nhau chỉ vì "nhìn đểu", cô Nguyễn Lan Phương - giáo viên cấp THCS tại Thanh Hóa cho biết, bản thân thật sự stress. Theo giáo viên này, các hành vi bạo lực có thể là bạo lực về thể chất (đánh đập, xô đẩy…), bạo lực về lời nói (đe dọa, vu khống) và bạo lực về tinh thần (tẩy chay, xa lánh, nói xấu…).
Hậu quả của các hành vi này không chỉ dừng lại ở sự cãi vã, xô xát thông thường mà đã có những án mạng thương tâm, gây rúng động dư luận.
Gần đây, liên tiếp xảy ra những sự việc thương tâm khiến học sinh, phụ huynh và thầy cô hoang mang, lo lắng. Theo đó, ngày 25.10, Công an huyện Phù Mỹ (Bình Định) xác nhận đơn vị này đang điều tra sự việc một học sinh lớp 9 trên địa bàn bị đánh hội đồng và bị quay clip tung lên mạng xã hội Facebook, Tik Tok.
Chiều 25.10, Phó Chủ tịch UBND xã Ka Đơn huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) xác nhận đã nhận được đơn của gia đình nữ sinh N.P.T.L - học lớp 7C Trường THCS Ka Đơn, truy xét nhóm học sinh đánh hội đồng em L phải nhập viện.
Cũng vào chiều 25.10, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phải tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe vì cảm thấy mệt, đau đầu, ê ẩm khắp người sau khi bị nhóm bạn nữ cùng trường dùng mũ bảo hiểm đánh hội đồng.
Nhóm nữ sinh đánh một nữ sinh, bắt quỳ gối hứa không kể với ai tại Quảng Ngãi. Ảnh: CMH |
Cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội
Tất cả vụ việc trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn bạo lực học đường. Dư luận cũng phẫn nộ đặt ra câu hỏi: Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Trách nhiệm thuộc về ai?
Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, cô Thuỳ Trang - giáo viên Trường THPT Khương Đình (Hà Nội) cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
"Giai đoạn dậy thì, chỉ một tác động tiêu cực từ bên ngoài cũng khiến các em có xu hướng học theo. Vì thế mà tâm lý nhiều em dễ mang hơi hướng bạo lực. Việc giáo dục từ nhà trường cũng là một nguyên nhân bởi phần nội dung giảng dạy còn nặng về kiến thức văn hoá mà xem nhẹ giáo dục nhân cách, kỹ năng mềm ”- cô Trang nói.
Vị giáo viên này nhấn mạnh, gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách phát triển của con trẻ. Nhiều trường hợp, học sinh đánh nhau để gây chú ý vì phụ huynh ít quan tâm đến con cái. Trường hợp khác do áp lực cuộc sống, bố mẹ hay trút giận lên chính đứa con của mình nên khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý.
Đồng tình với quan điểm trên, thầy Trần Hải - giáo viên Trường THPT Tam Đảo 2 (Vĩnh Phúc) cho rằng, chính học sinh cần thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành vi. Đồng thời gia đình, nhà trường và toàn xã hội cần chung tay để giáo dục các em.
Theo đó, bản thân học sinh nên học cách kiềm chế, tích cực rèn luyện kỹ năng sống trong nhà trường và ngoài xã hội. Đặc biệt không bao che, tham gia vào các vụ bạo lực học đường. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý.
Thầy Hải cho rằng, để giáo dục cho con trẻ một tư duy đúng đắn thì vai trò của nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng. Gia đình là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Nhà trường là nơi định hướng, nuôi dưỡng trí tuệ và cảm xúc của các em.
"Các bậc phụ huynh nên dành thời gian để quan tâm, chia sẻ với con cái, từ đó thấu hiểu để yêu thương các con hơn. Ở giai đoạn tâm sinh lý các con có nhiều thay đổi bố mẹ là người đồng hành, hướng dẫn, điều chỉnh để các con phát triển.
Nhà trường cần chú trọng việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường” - thầy Hải nêu quan điểm.
Theo PHÙNG NHUNG/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48