Giáo viên nói gì về đề tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024?
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có gì mới? Để miễn thi Ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh cần chứng chỉ nào? Đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 |
Nhằm giúp giáo viên, học sinh tham khảo, sử dụng trong giảng dạy, học tập, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, ngày 22/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo các môn của kỳ thi.
Đề thi tham khảo môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. |
Nhận xét về đề thi tham khảo môn Ngữ văn, cô giáo Vương Thúy Hằng (giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho rằng, về cơ bản, đề thi tham khảo được giữ nguyên cấu trúc, định dạng và mức độ câu hỏi giống như năm 2023. Điều này sẽ là thuận lợi lớn cho các học sinh đang theo học lớp 12.
Theo cô giáo Vương Thúy Hằng, vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT quốc gia/tốt nghiệp THPT từ năm 2017 tới nay: Phần Đọc hiểu (3 điểm), phần Làm văn (7 điểm). Các câu hỏi đi kèm ngữ liệu không thay đổi về số lượng.
Cụ thể, ở phần Đọc hiểu, văn bản “Những đám mây cuối trời” của tác giả Đoàn Văn Mật là ngữ liệu bên ngoài sách giáo khoa, thuộc thể loại thơ trữ tình. Bằng việc lấy hình ảnh trung tâm là những đám mây với sự “dạt”, “bay”, “ghì”… đi qua những cảm xúc khác nhau và rồi khiến ta kinh ngạc, tác giả đã thể hiện sự nhìn nhận, quan điểm sống của bản thân mình. Đây là văn bản tương đối dễ đọc, ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, hình ảnh quen thuộc nên các học sinh tương đối thuận lợi trong việc giải nghĩa nội dung.
Với 3 câu hỏi kiểm tra kiến thức văn học và khả năng đọc hiểu (xác định thể loại, nhận diện biện pháp tu từ, nêu nội dung của một đoạn thơ) được phân theo cấp độ nhận biết - thông hiểu - vận dụng, học sinh có thể hoàn thành việc trả lời trong vòng 10 phút đầu tiên.
Ở câu hỏi số 4 yêu cầu trả lời ngắn gọn bài học về lẽ sống cho bản thân được rút ra sai khi đọc đoạn trích, học sinh chỉ cần đảm bảo yêu cầu về diễn đạt nội dung (câu văn không mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, ngữ pháp) và thể hiện được quan điểm của cá nhân. Đây không phải nội dung hỏi khó và cũng là dạng bài rất quen thuộc.
Ở phần Làm văn, đề thi tham khảo giữ nguyên cấu trúc đề thi với 2 câu hỏi để đánh giá kiến thức, kỹ năng của thí sinh trong việc viết đoạn văn nghị luận xã hội và viết bài văn nghị luận văn học.
Cô giáo Vương Thuý Hằng. |
Ở câu hỏi 1 (2 điểm), thí sinh cần viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước những thử thách với yêu cầu: Đảm bảo đúng nội dung (ý nghĩa thái độ sống tích cực, dẫn chứng phù hợp, mạch lạc về ý) và hình thức của một đoạn văn (các câu văn viết liền mạch, lùi đầu dòng đầu tiên). Đối với học sinh lớp 12 yêu cầu này khá dễ dàng để hoàn thành nhưng với dung lượng ngắn, đề thi sẽ không có sự phân loại rõ ràng về chất lượng bài thi.
Câu hỏi 2 (5 điểm) sử dụng một đoạn trích từ tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với hai yêu cầu: Phân tích đoạn trích và sau đó nhận xét về tình cảm của nhà văn với dòng sông Hương. Một văn bản quen thuộc, nằm trong danh sách những tác phẩm trọng tâm của lớp 12. Nội dung yêu cầu đã được học, cũng như ôn luyện rất kỹ ở chương trình trên lớp nên dù là ký và được nhận xét là khó thích, khó đọc nhưng đa số các thí sinh vẫn sẽ hoàn thành ở mức độ khá.
“Từ việc phân tích đề thi tham khảo, có thể thấy cấu trúc, ngữ liệu và nội dung hỏi trong đề tương đối quen thuộc, không hề khó. Nếu có quá trình ôn luyện tốt, nắm vững các yêu cầu về việc đọc - hiểu văn bản văn học, kỹ năng viết bài văn nghị luận các thí sinh dễ dàng đạt được 7,5 - 8,25 điểm”, cô giáo Vương Thúy Hằng nhận định.
Cũng theo cô giáo Vương Thúy Hằng, đối với lứa học sinh sinh năm 2006, đây có lẽ là sự thuận lợi vì các em sẽ không quá lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT mà có thể dành nhiều thời gian hơn cho những kỳ thi tuyển sinh, đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đang được triển khai.
Đối với lứa học sinh sinh năm 2007, nhiều em mong muốn có thể tham khảo đề thi này kết hợp với đề minh học cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trước đây để bắt đầu hình dung về quá trình ôn tập của mình thì hãy chú ý tới yêu cầu quan trọng khi làm bài chính là dung lượng bài viết. Trong chương trình học ở nhóm bài học về kỹnăng viết, các em được luyện tập viết bài văn nhưng đề thi chỉ yêu cầu viết đoạn văn. Vì vậy, cần đặc biệt lưu tâm tới hình thức và cách triển khai ý để tránh lan man, sai yêu cầu dẫn tới mất điểm khi làm bài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48