Giao thông vận tải “chạy đua” chuyển đổi số
Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe Chuyển đổi phương tiện giao thông “xanh”, đâu là rào cản? |
Thấy ngay hiệu quả
Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”, ứng dụng những thành tựu 4.0 vào sản xuất và quản lý điều hành thì việc chuyển đổi số là tất yếu và vô cùng quan trọng. Thực tế, tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Với việc ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg thì đường hướng chuyển đổi số đã từng bước được hoạch định rõ nét.
Trung tâm điều hành giao thông thông minh Hà Nội. Ảnh: Đinh Luyện |
Nhằm cụ thể hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua Hà Nội đã tích cực vào cuộc, ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi mặt quản lý, kinh doanh, sản xuất, đời sống xã hội. Với vai trò đi đầu, ngành GTVT Thủ đô cũng có những bước chuyển mình, tích cực ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý, vận hành. Điểm sáng dễ thấy nhất là hiện 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở GTVT Hà Nội đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến (4 dịch vụ toàn trình và 115 dịch vụ một phần).
Đáng chú ý, tháng 4 vừa qua, Sở GTVT Hà Nội đã đưa hệ thống thẻ vé ảo vào ứng dụng trong toàn hệ thống xe buýt của Thành phố. Giờ đây, thay vì phải ra trực tiếp các quầy bán vé, người dân có thể mua, đổi, gia hạn, sử dụng thẻ vé xe buýt chỉ bằng một thiết bị di động. Hoạt động này không chỉ tiết kiệm chi phí xã hội từ việc không sử dụng vé giấy, hơn nữa còn thuận tiện, tránh phiền hà cho hành khách khi không còn lệ thuộc vào vé giấy và tiền mặt. Với nhiều ưu điểm, hệ thống thẻ vé ảo đã ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng, hoan nghênh của Nhân dân Thủ đô, đặc biệt là giới trẻ.
Ông Thái Hồ Phương - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội cho biết, việc đưa vào sử dụng thẻ vé ảo nhằm thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở GTVT Hà Nội về công tác chuyển đổi số nhằm hướng tới xây dựng hệ thống giao thông thông minh.
Ngoài ra, việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng. Thẻ ảo có giá trị sử dụng ngay sau khi đăng ký thẻ thành công (không mất thời gian chờ đợi 3-4 ngày lấy thẻ và không mất thời gian xếp hàng dán tem vé tháng như thẻ vật lý); thuận tiện khi đăng ký thẻ, gia hạn thẻ vé tháng cho người thân; theo dõi lịch sử sử dụng dịch vụ của cá nhân…
Đánh giá tích cực việc ứng dụng thẻ vé ảo, anh Nguyễn Văn Hưng (Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) chia sẻ, với sinh viên như anh, việc tải ứng dụng và sử dụng dịch vụ khá dễ dàng, thuận lợi, dễ sử dụng. Điều khiến anh hài lòng nhất là ở nhà, vào bất cứ thời gian nào cũng có thể đăng ký làm thẻ để sử dụng mà không phải ra điểm giao dịch. Khi đi xe buýt, không cần phải mang theo thẻ giấy mà chỉ cần quét mã QR, không còn nỗi lo quên hoặc mất thẻ.
Cũng trong tháng 4/2024, ứng dụng thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt đã được thí điểm tại một số quận nội thành Hà Nội. Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo cho biết, từ ngày 15/4 đến hết ngày 17/6, Thành phố đã có 64 điểm ứng dụng công nghệ thu phí đỗ xe không dùng tiền mặt tại 9 địa phương gồm: Hoàn Kiếm (22 điểm), Tây Hồ (8 điểm), Nam Từ Liêm (9 điểm), Cầu Giấy (9 điểm), Đống Đa (4 điểm), Hai Bà Trưng (4 điểm), Bắc Từ Liêm (3 điểm), Ba Đình (2 điểm), Long Biên (2 điểm).
Đáng chú ý, theo đại diện Sở GTVT Hà Nội, sau 2 tháng thí điểm, các điểm trông giữ xe không dùng tiền mặt đã có 156.403 lượt giao dịch với hình thức thanh toán qua hệ thống QR code, VETC, ePass và MTC đạt khoảng 89,8%; thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm tỷ lệ 10,2%. Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc trông giữ xe thanh toán không dùng tiền mặt là một “Việc dễ có thể làm ngay, đến liền tay ngay 3 lợi ích” cho cả Nhà nước – Doanh nghiệp – Người dân, đó là “Minh bạch – Thuận tiện – Văn minh hiện đại”. Thông qua việc này, người dân đồng thuận vì thu đúng giá, công khai minh bạch, dịch vụ chất lượng tốt, thuận tiện ra vào “không dừng”, dễ tìm kiếm đặt chỗ, giảm chi phí thời gian; chính quyền chống thất thu về thuế; còn doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, bền vững.
Đồng bộ triển khai
Theo tìm hiểu, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới, Sở GTVT Hà Nội đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức khai trương hệ thống giao thông thông minh trên địa bàn Hà Nội.
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã định hướng cho Thủ đô phát triển trong những năm tới, xác định giao thông thông minh là một trong những yếu tố rất quan trọng để xây dựng Hà Nội trở thành Thành phố thông minh. Thành ủy Hà Nội cũng đề ra Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 30/12/2022 về “Chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ở phạm vi, nhiệm vụ của mình, Sở GTVT Hà Nội đã trình lên Thành phố Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố Hà Nội”… tất cả những nội dung này là những bước đi cụ thể, rõ nét thể hiện một chiến lược rõ ràng của Thành phố trong phát triển hệ thống giao thông thông minh, chuyển đổi số toàn diện lĩnh vực GTVT. |
Ông Thái Hồ Phương cho biết, hệ thống giao thông thông minh bao gồm các ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào công tác tổ chức, quản lý điều hành hệ thống GTVT một cách hiệu quả đảm bảo an toàn giao thông giảm thời gian và chi phí đi lại, bảo vệ môi trường...
Trung tâm Điều hành giao thông thông minh, với hệ thống phần mềm quản lý và thiết bị ngoại vi, có 12 chức năng cơ bản gồm: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng; quản lý vận tải; quản lý nhu cầu giao thông; mô phỏng giao thông trong công tác quản lý, khai thác và điều hành GTVT. Trong giai đoạn thí điểm, hệ thống có 9 chức năng (trong đó 7 chức năng hoạt động ngay và 2 chức năng chờ tích hợp). Hệ thống được thiết kế sẵn sàng mở rộng, tích hợp đủ 12 chức năng khi các ứng dụng hoàn thiện, đủ điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Hiện 9 chức năng của Trung tâm Điều hành giao thông thông minh gồm: Hệ thống giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý đỗ xe; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường, giao thông thông minh là một trong những trụ cột chính trong cấu trúc đô thị thông minh. Lộ trình hình thành hệ thống giao thông thông minh chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 (năm 2024-2026) hình thành Trung tâm Điều hành giao thông thông minh (với 9/12 chức năng). Giai đoạn 2 (năm 2027-2029), trung tâm được mở rộng (gắn với việc thực hiện đủ 12/12 chức năng). Giai đoạn 3 (từ năm 2030) là giai đoạn phát triển bền vững.
Nhìn từ những kết quả ngành GTVT Thủ đô đạt được có thể thấy, Hà Nội đã đề ra một chiến lược chuyển đổi số trong GTVT phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng lâu dài. Trong quá trình chuyển đổi số tất nhiên sẽ không tránh khỏi những khó khăn bước đầu. Tuy nhiên, tin tưởng rằng với nỗ lực và quyết tâm, ngành GTVT Hà Nội sẽ là nhân tố đóng góp tích cực và toàn diện vào công cuộc chuyển đổi số của Thủ đô.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đoàn viên thị xã Sơn Tây nhận hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn”
Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương
Tỷ lệ tiết kiệm điện toàn quốc lớn hơn 2% trong giai đoạn 2020 - 2023
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít
Cảnh sát giao thông Hà Nội chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3
Di dời người dân ra khỏi các chung cư cũ để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão
Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn
Tin khác
Hà Nội: Đồng loạt tổ chức thu mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở nhiều địa phương
Nhịp sống Thủ đô 19/09/2024 15:12
Lãnh đạo quận Đống Đa đối thoại với các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện nhân dân trên địa bàn
Nhịp sống Thủ đô 19/09/2024 15:03
Thanh Oai: Hỗ trợ 42 hộ nghèo, cận nghèo xây, sửa nhà
Nhịp sống Thủ đô 19/09/2024 12:34
Làng bánh trung thu trăm tuổi ở Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/09/2024 09:28
Triển lãm 3D kể chuyện 70 năm giải phóng
Nhịp sống Thủ đô 17/09/2024 09:04
Hội Chữ thập đỏ Hà Nội hỗ trợ người dân huyện Mỹ Đức bị ngập lụt
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 18:38
Đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 06:58
Xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 16/09/2024 06:37
Cán bộ, nhân dân quận Hai Bà Trưng “tổng lực” vệ sinh môi trường sau bão số 3
Nhịp sống Thủ đô 14/09/2024 17:56
“Đêm hội Trăng Rằm” năm 2024 đậm nét Tết Trung thu xưa
Nhịp sống Thủ đô 13/09/2024 21:24