Giáo dục di sản: Tăng tính tương tác, trải nghiệm

Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5,  mới đây Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã tổ chức buổi tọa đàm về Giáo dục Di sản tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Chương trình thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị bảo tàng, di tích và một số trường học tại Hà Nội.
giao duc di san nen tang tinh tuong tac trai nghiem Ấn tượng Di sản Văn hóa - Du lịch biển đảo Việt Nam
giao duc di san nen tang tinh tuong tac trai nghiem Nhiều sự kiện đặc sắc tại Festival Di sản Quảng Nam lần thứ VI 2017
giao duc di san nen tang tinh tuong tac trai nghiem Di sản văn hóa quý giá của dân tộc

Tiếp cận còn thụ động

Trước đây, khi đi tham quan các di tích, học sinh chỉ được xem, nghe, nhìn một cách đơn thuần. Điều này không giúp học sinh chủ động khám phá, chắt lọc thông tin, kiến thức về các di tích. Ngoài ra, học sinh còn bị hạn chế sự sáng tạo do thực hiện thụ động theo hướng dẫn viên nghe những bản thuyết minh chung chung.

Ông Nguyễn Thành Nam, thành viên nhóm “Cánh buồm”, người có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục di sản cho rằng: “Những chuyến thăm quan bảo tàng, di tích của các em học sinh không để lại bài học thực tế sâu sắc. Bởi những điểm đến này không có nội dung riêng cho từng cấp học mà là những bài thuyết minh chung chung, khiến nhiều em học sinh không có sự tương tác với nơi mình đến tham quan”.

giao duc di san nen tang tinh tuong tac trai nghiem

Đóng góp ý kiến tại buổi tọa đàm, ông Lê Trọng Thanh, Giám đốc công ty Tùng Lâm ,Yên Tử cho hay: “Chúng tôi có khai thác dịch vụ giáo dục cho thế hệ trẻ tại Yên Tử. Có những năm công ty miễn toàn bộ giá vé cáp treo cho học sinh, sinh viên nhưng không ai đến. Và nếu học sinh, sinh viên tại Uông Bí có đi thăm Yên Tử thì sẽ được miễn phí bữa trưa nhưng cũng không ai đến. Vậy câu chuyện đó nằm ở đâu? Tôi nghĩ là nằm ở chính sản phẩm của các di tích, bảo tàng. Thu hút bằng cách nào, tôi cho rằng các chương trình tham quan còn “tĩnh” quá, cần thêm nhiều hoạt động, trò chơi để các em tự trải nghiệm, tương tác lẫn nhau”.

Đại diện khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bà Hoàng Yến cho rằng, hướng tiếp cận rất đúng đắn khi giáo dục di sản cho đối tượng là các em học sinh – thế hệ trẻ tương lai. Tuy nhiên, việc tham quan của các em học sinh chưa đạt hiệu quả không hẳn từ phía các di tích, bảo tàng mà còn nằm ở các nhà quản lý giáo dục.

Cụ thể, ở đây ban quản lý di tích và các nhà quản lý giáo dục chưa có sự liên kết chặt chẽ. Theo bà Yến, chương trình “Em làm nhà khảo cổ” cho lứa tuổi Tiểu học lớp 4,5 ở Hoàng thành Thăng Long đã được triển khai từ năm 2013 nhưng không hoạt động được lâu dài. “Đến năm 2016, chúng tôi đã chủ động liên kết chặt chẽ với phòng giáo dục quận, huyện cũng như Ban giám hiệu các nhà trường. Vì thế chương trình này được triển khai rất hiệu quả, có sự lan tỏa, thậm chí số lượng học sinh tham gia đông đến mức quá tải”- bà Yến cho hay.

Cũng theo bà Yến, Ban giám hiệu các nhà trường cũng cần phải có sự thay đổi nhận thức. Bởi hiện nay, đa phần các trường thường mặc định giữa kỳ 1 và giữa kỳ 2 là cả trường đến tham quan rất đông, khoảng 1000 học sinh. Các cháu đến nghe được gì thì nghe rồi về. “Tôi cho rằng các nhà quản lý giáo dục cần có sự thay đổi nhận thức, là đi theo nhóm hoặc theo lớp vài chục cháu, như vậy mới tiếp cận di sản được sâu rộng nhất. Thêm nữa, theo tôi, mỗi đơn vị di tích nên cần có những phòng tương tác với đầy đủ dụng cụ, mô hình để các em học sinh có không gian trải nghiệm, thỏa sức sáng tạo”.

Chương trình giáo dục di sản này hướng tới việc tổ chức cho học sinh đến thăm quan di tích theo lớp. Chỉ có tổ chức theo nhóm nhỏ thì việc học tập, trải nghiệm mới đạt hiệu quả cao. Ông Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khẳng định, với việc học tập, trải nghiệm di sản hiệu quả góp phần quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng sống, đặc biệt là sự thích ứng, sáng tạo của học sinh. Thông điệp của cuộc tọa đàm góp phần giúp các đơn vị quản lý di sản và trường học có thêm kinh nghiệm và quyết tâm thực hiện cách tiếp cận mới về giáo dục di sản tại các bảo tàng, di tích.

Mở ra hướng đi mới

Từ năm 2016, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã triển khai thí điểm cách tiếp cận mới trong giáo dục di sản ở di tích. Cách tiếp cận mới về giáo dục di sản này đòi hỏi các cán bộ giáo dục di sản phải nghiên cứu và phối hợp với các thầy cô giáo để xây dựng các chương trình giáo dục về di sản gắn liền với mục tiêu đào tạo, chuẩn kiển thức giáo dục của từng cấp học, từng khối lớp và phù hợp với yêu cầu của từng môn học.

Chương trình có khả năng tích hợp với tất cả môn học. Làm thế nào để thông qua di sản có thể tiếp cận với nhiều kiến thức của môn học khác. Tuy nhiên, mỗi môn học chỉ lựa chọn những nội dung phù hợp nhất của di sản để tích hợp, tránh quá nhiều, tràn lan, học sinh khó tiếp thu. Ví như, Văn Miếu – Quốc Tử Giám có nhiều nội dung, khía cạnh để có thể khai thác cho học sinh Tiểu học, tuy nhiên nội dung nào phù hợp với đối tượng nào thì cán bộ giáo dục cần có sự nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng.

Việc xây dựng ma trận gắn kết giữa di tích và chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng cho từng môn học của từng khối lớp sẽ giúp cán bộ giáo dục lựa chọn được những chủ đề hoạt động phù hợp nhất cho các em học sinh.

Nhờ đó, học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm mang tính chủ động, tích cực, sáng tạo thông qua một khung chương trình do cán bộ di tích thiết kế theo 3 bước: trước tham quan, trong tham quan và sau thăm quan. Trước tham quan là hoạt động do giáo viên tổ chức tại lớp học, giúp học sinh chuẩn bị các thông tin (về di tích) trước chuyến tham quan, trải nghiệm tại các di tích; gắn kết di sản với chương trình của học sinh.

Trong tham quan là hoạt động tại di tích: cán bộ giáo dục hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động trải nghiệm đã được thiết kế theo chủ đề di sản. Sau tham quan là hoạt động đặc biệt được chú trọng, đòi hỏi sự sáng tạo của học sinh và thầy cô giáo. Việc giáo viên định hướng đúng và khéo léo, linh hoạt bố trí, sắp xếp đủ thời gian sẽ giúp học sinh có được những sản phẩm sáng tạo hiệu quả sau một chuyến tham quan trải nghiệm.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, những năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây luôn phát huy truyền thống yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của từng đơn vị và toàn thị xã.
Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội trong việc bố trí lực lượng đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ duy trì 112 vị trí chốt trực trong giờ cao điểm sáng, chiều; huy động 224 lượt người/ca trực.
Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

Người dân muôn phương về quê Bác trong những ngày nghỉ lễ

(LĐTĐ) Trong hai ngày đầu dịp nghĩ lễ 30/4-1/5, rất đông người dân từ khắp mọi miền đất nước và nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức đã về với Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên - về với quê nội, quê ngoại của Bác.
Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

Thị trường thiết bị làm mát tại Hà Nội: Nhiều chương trình giảm sâu, kích cầu mua sắm đầu hè

(LĐTĐ) Những ngày đầu mùa hè, nền nhiệt độ ở khu vực miền Bắc, đặc biệt là tại Hà Nội đã xuất hiện nền nhiệt độ nắng nóng kéo dài. Trong đó, nhiều khu vực nhiệt độ đã lên tới hơn 40 độ C. Do vậy, nhiều hộ gia đình đã bắt đầu tìm đến cửa hàng điện máy để mua sắm thêm các thiết bị điện máy để làm mát, khiến thị trường thiết bị làm mát đầu hè trở nên sôi động hơn.
Phát hiện tài xế xe 45 chỗ không có bằng lái trên cao tốc Pháp Vân

Phát hiện tài xế xe 45 chỗ không có bằng lái trên cao tốc Pháp Vân

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) phát hiện xe khách giường nằm 45 chỗ có biểu hiện vi phạm đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra, trên xe khách có hàng chục người dân đang trên đường về quê, lái xe đã vi phạm các lỗi: Không có giấy phép lái xe, không có lệnh vận chuyển, đăng kiểm xe đã hết hạn 1 tháng…
Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

Ấn tượng Cuộc thi “Duyên dáng áo dài Việt Nam” trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024

(LĐTĐ) Sự có mặt của 151 thí sinh đến từ 115 Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, trong trang phục áo dài truyền thống thướt tha, duyên dáng, đã đem đến cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và người dân trên địa bàn quận màn trình diễn ấn tượng, mãn nhãn với nhiều cung bậc cảm xúc.
Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

Quận Đống Đa: Bảo đảm an toàn trật tự đô thị, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phục vụ việc đi lại thuận tiện, an toàn của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, UBND quận Đống Đa yêu cầu các đơn vị trên địa bàn thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Tin khác

Chúng ta của sau này

Chúng ta của sau này

(LĐTĐ) Hà Nội đầu hạ bị cái oi bức của nắng chiếm giữ. Những tia sáng gắt gao oằn mình trên các khu nhà cao tầng của thành thị. Và tại một trong những tòa nhà cao tầng đầy ắp những người phải lao động trí óc không ngơi tay ấy, chiếc cà vạt khiến cho tôi càng như mắc kẹt trong không khí nóng bừng. Cả bộ tây trang này nữa. Chúng chẳng khiến tôi thấy mình trông trang trọng hơn tí nào, thay vào đó, tôi đâm ra lo ngay ngáy rằng liệu đối tác có để ý những vệt mồ hôi đầy mỏi mệt đang lăn trên cổ áo của tôi hay không.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

Sôi động đường đua của hàng ngàn runner nhí

(LĐTĐ) Mới đây, hơn 1.600 em học sinh khắp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tề tựu về cung đường tổ chức giải chạy bộ Bước chân yêu thương - Kids Run 2024 (quận 12). Bên cạnh các em học sinh, nhiều phụ huynh cũng có mặt để động viên con hoàn thành chặng đua.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Xem thêm
Phiên bản di động