Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế: Góp phần bảo vệ cuộc sống xanh
Các bệnh viện cam kết giảm thiểu tối đa rác thải nhựa | |
Các đối tác quốc tế nỗ lực chung tay chống ô nhiễm chất thải nhựa tại Việt Nam |
Nhiều tồn tại trong quản lý chất thải nhựa
Theo ông Nguyễn Thanh Hà – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế: Do đặc thù trong ngành Y tế, việc chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế là đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn. Cụ thể, theo số liệu báo cáo mới đây của các sở Y tế và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, tổng lượng chất thải y tế nguy hại là 21.374 tấn/năm, lượng chất thải y tế nguy hại được xử lý là 21.185 tấn/năm (chiếm 99,1%). Tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh 116.058 tấn/năm, lượng chất thải sinh hoạt được xử lý là 114.219 tấn/năm (chiếm 98,4%).
Ông Hà cho hay, đến thời điểm hiện nay, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế chưa tiến hành điều tra, đánh giá tỷ lệ chất thải nhựa trong chất thải của ngành Y tế cũng như chưa có số liệu thống kê cụ thể về lượng chất thải nhựa phát sinh của ngành hàng năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của một số cơ sở y tế được Cục Quản lý Môi trường lấy ý kiến (Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ) thì tỷ lệ nhựa trong chất thải y tế (không bao gồm chất thải sinh hoạt) tại các bệnh viện này dao động trong khoảng 10 – 45%; tỷ lệ nhựa trong chất thải sinh hoạt tại cơ sở y tế trong khoảng 12-17%.
Về những tồn tại, bất cập trong quản lý chất thải nhựa trong ngành Y tế, theo lãnh đạo Cục Quản lý Môi trường Y tế, tính ưu việt của các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như: Bơm kim tiêm dùng một lần, dụng cụ thiết bị dùng 1 lần trong phẫu thuật, xét nghiệm như găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm… đã góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, nhưng cũng là nguyên nhân khiến khối lượng chất thải nhựa phát sinh với khối lượng lớn.
Ngoài ra, do đặc thù của ngành, việc lưu trú, sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người bệnh nhân tại cơ sở y tế cũng làm phát sinh lượng chất thải nhựa dùng một lần trong sinh hoạt rất lớn. Trong khi đó, việc tìm kiếm những sản phẩm thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm nhựa cũng là một khó khăn không nhỏ trong giai đoạn hiện nay. Việc tiếp cận những sản phẩm thân thiện môi trường về chủng loại, mặt hàng, số lượng, giá thành, khả năng cung ứng tại các địa phương cũng rất khác nhau, và hầu hết là chưa đảm bảo cho việc sớm thay thế, loại trừ hoàn toàn việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.
Thay đổi nhận thức là chính
Để tránh tình trạng phát động xong rồi để đấy, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu tới đây, các Bệnh viện phải đưa việc giảm thiểu chất thải nhựa trở thành tiêu chí đánh giá Bệnh viện xanh - sạch - đẹp, đồng thời bố trí nguồn lực hợp lý bảo đảm để việc kiểm tra, giám sát diễn ra thường xuyên. "Những sản phẩm nhựa dùng một lần cần thay thế bằng vật dụng làm từ nguyên liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng. Nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân không sử dụng mũ trùm đầu, bọc giày, túi đựng thuốc, túi đựng chất thải làm bằng ni-lông khó phân hủy. Các bệnh viện triệt để phân loại chất thải nhựa để tái chế; đưa tiêu chí giảm chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động của đơn vị; truyền thông, hướng dẫn nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thực hiện giảm thiểu rác thải nhựa..." - Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu. |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chung tay giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế. Đồng thời, Bộ Y tế đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể và bước đầu thu được kết quả tích cực.
Tại Hội nghị trực tuyến “Giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế” vừa qua, Bộ Y tế đã phổ biến triển khai Chỉ thị tới tất cả các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế từ Trung ương đến địa phương trên cả nước; đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Y tế, tạo sự đồng thuận tham gia của người bệnh, người nhà người bệnh, các cấp, ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành.
Bộ Y tế đề nghị các đồng chí đứng đầu các cơ quan, đơn vị ngành Y tế ở Trung ương và tại 63 tỉnh/Thành phố trên cả nước tập trung chỉ đạo tăng cường tập huấn, hướng dẫn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi thói quen sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân,... phát động thi đua, khen thưởng, phát hiện và biểu dương, khen thưởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm thiểu chất thải nhựa.
Đồng thời, các đơn vị y tế cần rà soát, đánh giá nguồn phát sinh, số lượng, chủng loại chất thải nhựa, xây dựng kế hoạch kèm theo lộ trình cụ thể thực hiện giảm thiểu chất thải nhựa tại đơn vị đảm bảo hiệu quả, khả thi và đạt chất lượng dịch vụ y tế. Tiến hành nghiên cứu, áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Y tế. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo kịp thời kết quả thực hiện Chỉ thị về Sở Y tế, Bộ Y tế.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế Nguyễn Thanh Hà thời gian qua, tại một số địa phương, Sở Y tế và các cơ sở y tế cũng đã sớm tổ chức các hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa tại cơ sở, nhiều đơn vị đã có các hoạt động hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa" của cơ sở y tế trên cả nước. Cụ thể, tại Bệnh viện K đã vận động các đơn vị cung cấp dịch vụ, người nhà bệnh nhân cùng giảm thiểu rác thải nhựa. Tính đến cuối tháng 4/2019 (sau hơn 2 tháng thực hiện Kế hoạch), các đơn vị trong Bệnh viện K đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực giảm thiểu việc sử dụng sản phẩm nhựa.
Tương tự, Bệnh viện Phụ sản Trung ương từng bước nói không với chất thải nhựa. Thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhựa vì môi trường xanh-sạch-đẹp, Công đoàn bệnh viện đã chính thức phát động Chương trình hành động vì môi trường, với chủ đề “ Giảm thiểu rác thải nhựa”. Trong đó khởi động với nội dung tập huấn về “ Rác thải nhựa - nguy cơ và hành động của cán bộ y tế”, tổ chức cuộc thi tuyên truyền về môi trường, bỏ túi đựng thuốc nhựa tại Khoa Sản thường; thay cốc đựng xét nghiệm nhựa bằng cốc thủy tinh tái sử dụng…
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai không dùng túi nilông phát thuốc cho bệnh nhân; sử dụng máy truyền dịch thay thế bơm tiêm tự động dùng một lần; tăng cường sử dụng thuốc uống thay vì thuốc chích; trang bị bình nước uống 20 lít kèm ly giấy phục vụ bệnh nhân; sử dụng khay gỗ, inox cung cấp bữa ăn cho bệnh nhân và người nhà…
Như vậy, tại nhiều cơ sở y tế, bước đầu đã có sự thay đổi nhằm hạn chế và nói không với rác thải nhựa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, để giảm thiểu lượng chất thải nhựa, vấn đề quan trọng nhất là thay đổi được nhận thức của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên, đây là một quá trình dài và không đơn giản. Các chủ trương, kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa bước đầu chỉ mới tác động được đến nhân viên Bệnh viện và một số ít bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46