Giải quyết ngừng việc lao động tập thể: Kinh nghiệm từ Công đoàn Nghệ An

(LĐTĐ) Theo kinh nghiệm của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Nghệ An, ngay khi cuộc ngừng việc lao động tập thể diễn ra, Công đoàn cần trực tiếp về làm việc với Ban lãnh đạo công ty, đối thoại với người lao động để vận động công nhân quay trở lại làm việc, thương lượng với chủ doanh nghiệp đảm bảo hài hòa quyền lợi của công nhân, lao động và quyền lợi của doanh nghiệp.
Tăng cường phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể Đình công tại Công ty TNHH MTV may mặc Việt Pacific: Cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động

Ngừng việc tập thể có xu hướng tăng

Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, năm 2022, tình hình ngừng việc tập thể có xu hướng tăng. Cụ thể, trên địa bàn cả nước xảy ra 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ năm 2021, với tổng số 98.375/182.131 người lao động tham gia. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngừng việc tập thể là do người lao động trải qua thời gian vô cùng khó khăn, giảm sút thu nhập, tích lũy sau hơn 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19; tiền lương tối thiểu chưa được điều chỉnh trong năm 2020, 2021; nhiều doanh nghiệp không tăng lương, thậm chí còn cắt giảm các khoản trợ cấp, phụ cấp, phúc lợi của người lao động; một số doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động; người lao động đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp theo mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Giải quyết ngừng việc lao động tập thể: Kinh nghiệm từ Công đoàn Nghệ An
Cán bộ Công đoàn và chủ doanh nghiệp tại Nghệ An đón công nhân đi làm trở lại sau khi ngừng việc. Ảnh: Quang Đại.

Tuy nhiên, khi xảy ra ngừng việc, các cấp Công đoàn đã chủ động, tích cực tham gia ổn định tình hình, phối hợp với liên ngành hỗ trợ các bên giải quyết, qua đó đa số các đề xuất, kiến nghị chính đáng của người lao động đã được doanh nghiệp đồng thuận và cam kết thực hiện.

Tại tỉnh Nghệ An, một trong những địa phương năm 2022 có số vụ ngừng việc tập thể tăng, ông Kha Văn Tám - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh cho biết: Năm 2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 6 cuộc ngừng việc lao động tập thể tại 6 doanh nghiệp trên địa bàn 4 huyện, thành, thị với gần 10.000 công nhân tham gia. Ngừng việc lao động tập thể xảy ra chủ yếu tại các doanh nghiệp FDI (chiếm 66,7%) tập trung nhiều ở trong các doanh nghiệp thuộc ngành nghề dệt may và điện tử. Thời điểm xảy ra chủ yếu tập trung vào tháng 1, tháng 2 (trước và sau Tết Nguyên đán), đây là thời điểm điều chỉnh tiền lương tối thiểu và trả tiền lương, tiền thưởng Tết. Thời gian các cuộc thường kéo dài từ 2 - 7 ngày. Một số cuộc có biểu hiện dây chuyền, lây lan ra toàn tỉnh và tỉnh khác.

Về nội dung kiến nghị của người lao động tại các cuộc ngừng việc lao động tập thể, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An cho biết, chủ yếu liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, chất lượng bữa ăn ca; điều kiện làm việc không đảm bảo; thời gian làm thêm giờ nhiều, định mức khoán sản phẩm cao; thái độ, lời nói của người quản lý nước ngoài có lúc chưa chuẩn mực…

Những kinh nghiệm bước đầu

Chia sẻ về kinh nghiệm của LĐLĐ tỉnh Nghệ An trong tham gia giải quyết ngừng việc lao động tập thể, ông Kha Văn Tám cho biết: Khi đình công xảy ra, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các đoàn công tác cấp tỉnh, cấp huyện đã kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết thông qua công tác thương lượng, đối thoại tại doanh nghiệp, không để kéo dài, phức tạp.

Để giải quyết thành công các cuộc đình công không đúng trình tự pháp luật trong thời gian qua, LĐLĐ tỉnh Nghệ An áp dụng một số kinh nghiệm bước đầu trong công tác giải quyết.

Một là, Công đoàn vào cuộc kịp thời và sâu sát địa bàn, ngay sau khi nhận được thông tin các cuộc ngừng việc lao động tập thể. Cụ thể LĐLĐ tỉnh đã kịp thời chỉ đạo LĐLĐ các huyện, thành, thị, Công đoàn ngành nơi xảy ra trực tiếp xuống hiện trường để nắm tình hình, ổn định tâm lý, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên ngành xuống trực tiếp địa bàn các doanh nghiệp xảy ra để làm việc với chủ doanh nghiệp và đối thoại trực tiếp với công nhân.

Hai là, Công đoàn trực tiếp về làm việc với Ban giám đốc các công ty, trực tiếp đối thoại với người lao động để vận động công nhân quay trở lại làm việc, thương lượng với chủ doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của công nhân, lao động và quyền lợi của doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động. “Trước khi đối thoại, Công đoàn đã nắm vững thông tin về doanh thu, lợi nhuận và quy mô phát triển của các doanh nghiệp, tìm hiểu các chế độ của các công ty có cùng ngành nghề để trực tiếp đàm phán, thương lượng. Những thông tin này được lấy từ ngành Thuế, các doanh nghiệp trên địa bàn. Việc chứng minh được doanh nghiệp thời gian qua sản xuất kinh doanh có doanh thu tốt, hay làm ăn có lãi sẽ là căn cứ thuyết phục trong quá trình đàm phán”, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An chia sẻ kinh nghiệm.

Ba là, có sự phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan. Trong các vụ việc ngừng việc lao động tập thể tại Nghệ An, LĐLĐ tỉnh phối hợp chặt với Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; luôn kịp thời báo tình hình các vụ việc về Tổng LĐLĐ Việt Nam, kịp thời nhận sự chỉ đạo, định hướng phối hợp của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đồng thời có sự phối hợp giữa Công đoàn các tỉnh trong quá trình thương lượng, đàm phán. Đơn cử như khi cuộc ngừng việc lao động tập thể xảy ra tại Công ty VietGlory Nghệ An, thì tại tỉnh Ninh Bình, Công ty ENEGY (có cùng công ty mẹ với Công ty Vietglory) cũng đang diễn ra ngừng việc lao động tập thể và cũng yêu cầu tăng lương. Trong quá trình thương lượng, đàm phán, Công đoàn 2 tỉnh đã sử dụng kết quả thương lượng của tỉnh bạn, sử dụng số đông người lao động tại 2 công ty để đàm phán. “Đây chính là mấu chốt, điểm nhấn quan trọng để giải quyết thành công vụ ngừng việc lao động tập thể kéo dài hơn 6 ngày”, ông Tám cho biết.

Bốn là, sau khi tình hình đình công đã cơ bản giải quyết ổn định thì phải có giải pháp nắm tình hình công nhân tại các địa bàn khác trên toàn tỉnh để hạn chế đình công lan rộng. Đặc biệt, ngay sau tình hình đình công tại các công ty ổn định, LĐLĐ tỉnh đã ban hành các văn bản triển khai các giải pháp để hạn chế các vụ đình công xảy ra dây chuyền; đồng thời tổ chức 3 cuộc hội nghị để tìm giải pháp phòng ngừa, giải quyết trên địa bàn; chỉ đạo các cấp Công đoàn kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người lao động.

Năm là, tiếp tục xây dựng mối quan hệ hài hòa với người sử dụng lao động. Sau khi các cuộc ngừng việc lao động tập thể kết thúc, Công đoàn cần tham gia hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện các quy chế, đặc biệt là xây dựng, công khai hệ thống thang bảng lương, quy chế thưởng để công nhân lao động được biết lộ trình nâng lương, hạn chế đình công tự phát.

Nhận định tình hình quan hệ lao động trong thời gian tới sẽ có thể còn diễn biến phức tạp, ngừng việc lao động tập thể có thể sẽ xảy ra tại các doanh nghiệp khác, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp ngành may mặc, điện tử do mặt bằng tiền lương và các khoản trợ cấp, phụ cấp, chế độ sinh hoạt, phúc lợi của các doanh nghiệp không đồng đều, nơi cao, nơi thấp… Theo đó, để đảm bảo quyền lợi cho công nhân lao động, giữ chân người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và hạn chế thấp nhất việc ngừng việc lao động tập thể trong các doanh nghiệp trên địa bàn, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An đề nghị các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn chủ động nắm tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của công nhân, người lao động, làm tốt công tác nắm bắt thông tin, phản ánh của người lao động. Từ đó, chủ động đề xuất với các chủ doanh nghiệp kịp thời giải quyết.

Bên cạnh đó, Công đoàn cần chủ động thiết lập các kênh thông tin như điện thoại đường dây nóng, nhóm Zalo, Facebook... để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động; đồng thời kiểm tra, giám sát việc giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng của người lao động./.

Bảo Duy

Nên xem

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

Thông tin cần biết khi muốn gửi tiết kiệm online

(LĐTĐ) Trong thời đại 4.0 hiện nay, gửi tiết kiệm online trở thành xu hướng được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn bởi sự tiện lợi và an toàn.
Tài tử Will Smith tái xuất

Tài tử Will Smith tái xuất

(LĐTĐ) Will Smith sẽ trở lại màn ảnh với phim “Bad Boys 4”, sau scandal đánh Chris Rock ở Oscar 2022.
Hé lộ quá trình làm phim bom tấn "Godzilla x Kong: Đế chế mới"

Hé lộ quá trình làm phim bom tấn "Godzilla x Kong: Đế chế mới"

(LĐTĐ) Sau thành công của phần phim "Godzilla đại chiến Kong", đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp của ông sẽ trở lại với màn hợp sức của hai siêu quái trong "Godzilla x Kong: Đế chế mới". Với một quy mô đồ sộ hơn, quá trình chế tác bộ phim ẩn giấu nhiều sự thật thú vị cùng những con số cực kỳ ấn tượng.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

Đề xuất lắp camera phạt nguội trên đường Vành đai 3

(LĐTĐ) Chiều 28/3, tại cuộc họp báo của UBND thành phố Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, đã thông tin về việc đề xuất, báo cáo Bộ Công an lắp đặt hệ thống camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Urenco Hà Nội nỗ lực nâng cao thu nhập cho người lao động

Urenco Hà Nội nỗ lực nâng cao thu nhập cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2024.
Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

Tăng cường quản lý thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 1421/BGDĐT-GDTrH gửi các Sở GD&ĐT về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về thực hiện chương trình tích hợp, liên kết với nước ngoài trong cơ sở giáo dục.

Tin khác

Làm sao được hưởng lương hưu khi công ty còn nợ bảo hiểm xã hội?

Làm sao được hưởng lương hưu khi công ty còn nợ bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Người lao động đã nghỉ hưu, nhưng do đơn vị còn nợ bảo hiểm xã hội nên chưa được lĩnh lương hưu. Vậy, người lao động cần làm gì để được hưởng lương hưu?
Những trường hợp nghỉ hưu sớm nhưng không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu

Những trường hợp nghỉ hưu sớm nhưng không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu

Thông thường người lao động nghỉ hưu sớm sẽ bị trừ lương hưu theo tỉ lệ hưởng lương hưu. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Tăng trợ cấp xã hội phù hợp chính sách tiền lương

Tăng trợ cấp xã hội phù hợp chính sách tiền lương

(LĐTĐ) Mức trợ cấp xã hội hiện nay là 360 nghìn đồng/tháng được đánh giá là thấp. Do đó, cùng với cải cách tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng hoặc 750 nghìn đồng.
Danh sách 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

Danh sách 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, trong đó nhiều đơn vị chậm đóng thời gian dài, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia.
Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, công ty bị xử phạt thế nào?

Không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, công ty bị xử phạt thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động đã ký hợp đồng làm việc được 2 tháng, nhưng công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Lương hưu sẽ tăng thêm bao nhiêu trong năm 2024?

Lương hưu sẽ tăng thêm bao nhiêu trong năm 2024?

(LĐTĐ) Cùng với thực hiện cải cách chính sách tiền lương, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ cố gắng tham mưu để mức lương hưu tăng tối thiểu đạt 15%.
Công đoàn tích cực tham gia nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

Công đoàn tích cực tham gia nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực tham gia đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động. Từ đó, góp phần tăng năng suất lao động, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.
TP.HCM: Gần 5.000 sinh viên, người lao động nghèo được hỗ trợ vé về quê đón Tết

TP.HCM: Gần 5.000 sinh viên, người lao động nghèo được hỗ trợ vé về quê đón Tết

(LĐTĐ) Chương trình “Mang Tết về nhà” năm 2024 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tặng vé xe, vé máy bay cho gần 5.000 sinh viên, công nhân lao động khó khăn để về quê đón Tết.
Khuyến nghị Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Khuyến nghị Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

(LĐTĐ) Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa gửi báo cáo khuyến nghị tới Chính phủ về việc xem xét mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 đã được Hội đồng đề xuất tăng 6%, tương ứng mức tăng từ 200.000 - 280.000 đồng tùy theo từng vùng.
Những câu chuyện cảm động trên “Chuyến tàu mùa xuân”

Những câu chuyện cảm động trên “Chuyến tàu mùa xuân”

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp với Công đoàn các Khu chế xuất – Khu công nghiệp TP.HCM tổ chức chương trình “Chuyến tàu mùa xuân” cho các hộ gia đình công nhân về quê đón Tết, sum họp gia đình.
Xem thêm
Phiên bản di động