Giải Phóng - Tờ báo anh hùng trên tuyến lửa
Nghệ thuật tuyên truyền và đời sống đất nước trong tranh cổ động Tọa đàm, trưng bày chuyên đề về Trương Vĩnh Ký - người mở đường cho báo chí quốc ngữ Tiếp nhận hiện vật và tri ân các nhà báo tuổi 90 |
Sáng nay (18/12), Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải phóng, Báo Đại Đoàn kết tổ chức trưng bày và chiếu phim tư liệu "Giải Phóng - Tờ báo trên tuyến lửa".
Bộ phim tư liệu "Giải phóng - Tờ báo trên tuyến lửa", do Bảo tàng Báo chí Việt Nam sản xuất tháng 10/2020, Nghệ sĩ Ưu tú Đào Anh Dũng và Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Hoàng làm đạo diễn và quay phim.
Nhà báo Kỳ Phương - Tổng Biên tập đầu tiên của báo Giải Phóng. |
Bộ phim hoàn thành đúng dịp chào mừng Đại hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025); kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam; kỷ niệm 56 năm Báo Giải Phóng ra số đầu (20/12/1964 – 20/12/2020). Phim có nhiều tư liệu và sự kiện được công bố lần đầu: Những mốc son lịch sử ra đời của tờ Giải Phóng và hoạt động của cách mạng miền Nam và cả nước.
Báo Giải Phóng, trực thuộc cơ quan Trung ương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ra đời để cổ vũ tinh thần chiến đấu của đồng bào miền Nam và cả nước, đồng thời giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ và đúng cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Tổng Biên tập đầu tiên của báo Giải Phóng là nhà báo Trần Phong (Kỳ Phương), nguyên Tổng Biên tập báo Cứu Quốc, một cán bộ miền Nam tập kết được điều trở lại chiến trường bằng đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.
Hai nhà báo của báo Cứu Quốc là Tống Đức Thắng (Trần Tâm Trí) và Thái Duy (Trần Đình Vân) hành quân theo đường Trường Sơn vào tới vùng căn cứ Tây Ninh để tham gia làm báo Giải Phóng ngay từ thời kỳ đầu.
Những năm sau, lần lượt đến với báo Giải Phóng là những nhà báo từ mọi miền đất nước. Cùng với họ, các thủ lĩnh báo Giải Phóng tiếp theo như Thép Mới, Bùi Kinh Lăng, Nguyễn Huy Khánh, qua các giai đoạn khác nhau của cách mạng miền Nam đã làm nên lịch sử đặc biệt của một tờ báo vô cùng gian khổ và vinh quang trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
Lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam và Bảo tàng Báo chí Việt Nam tặng hoa và kỷ niệm chương cho đại diện phóng viên, cán bộ báo Giải Phóng. |
Trong cuộc đối đầu với công nghệ thông tin hiện đại của phương Tây và Sài Gòn, cùng với Thông tấn xã và Đài phát thanh Giải phóng, báo Quân Giải phóng, tờ báo in trong rừng mang tên Giải Phóng đã kiên cường trụ vững để cất lên tiếng nói về cuộc chiến đấu chính nghĩa chống giặc ngoại xâm của nhân dân miền Nam.
Phát biểu tại buổi ra mắt, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, dựa vào những tư liệu, hình ảnh, hiện vật mà Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã thu thập được, cùng với những tư liệu, ghi chép, ký ức của những người trong cuộc, bộ phim đã kể với chúng ta nhiều câu chuyện thú vị về sự khốc liệt, sự hy sinh mất mát ở chiến trường, cuộc sống gian khổ ở nơi mà mỗi nhà báo đều là chiến sĩ.
"Bộ phim tư liệu "Giải Phóng - Tờ báo trên tuyến lửa" đã cho chúng ta một cảm xúc rất đặc biệt về một tờ báo đặc biệt. Chúng tôi cảm thấy rất xúc động khi ở đây được gặp đại diện các phóng viên của tờ báo Giải Phóng. Đó là các nhà báo lão thành, những tấm gương mẫu mực cho làng báo Việt Nam" - Nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.
12 năm cầm bút và cầm súng, những người làm báo Giải Phóng đã cho ra đời 375 số báo trong 10 năm kháng chiến và 412 số Nhật báo Giải Phóng tại Sài Gòn cho đến ngày tờ báo hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình.
Trưng bày về báo Giải Phóng. |
Không những vậy, ngay sau ngày giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước 30/4/1975, những người làm báo Giải Phóng từ chiến khu trở về đã tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ra 15 số báo Sài Gòn Giải Phóng đầu tiên. Chỉ riêng tờ báo số 1 ra ngày 5/5/1975 đã phát hành nửa triệu bản trên toàn quốc với giá bán đồng 50 đồng/tờ (tiền miền Nam). Có thể nói, báo đã lập một kỷ lục về phát hành trong lịch sử báo chí Việt Nam trong thời điểm đặc biệt đó.
"Những số báo này được làm trong điều kiện hết sức khó khăn, gian khổ, góp phần vào chiến công lịch sự của đất nước ta. Thay mặt lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, tôi xin bày tỏ lòng tri ân đặc biệt và tôn vinh những ngươi làm Báo Giải Phóng và tờ báo Giải Phóng. Tôi cũng đánh giá rất cao sự phối hợp của Bảo tàng Báo chí Việt Nam và Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, báo Sài Gòn Giải phóng, báo Đại Đoàn kết đã tổ chức trưng bày và ra mắt bộ phim tư liệu này, tuy được làm trong những điều kiện thiếu thốn nhưng tính chuyên nghiệp nghiệp rất cao" - nhà báo Hồ Quang Lợi cho hay.
Nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, đây là một bộ phim tư liệu đầu tiên về báo Giải Phóng được thực hiện, là kết quả của sự gặp gỡ của Bảo tàng Báo chí Việt Nam và những nhà báo, nhà làm phim với tâm huyết và trách nhiệm đối với lịch sử đất nước, dân tộc, trong đó có lịch sử báo chí Việt Nam.
Phim trước hết nhằm phục vụ công chúng đến tham quan Bảo tàng Báo chí Việt Nam, phục vụ các nhà nghiên cứu lịch sử và sinh viên báo chí trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu về lịch sử báo chí Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và những năm đầu sau khi đất nước được thống nhất.
Trong khuôn khổ chương trình, công chúng và những người làm báo cũng được nghe những chia sẻ của nhà báo Thái Duy, Nguyễn Hồ, Kim Toàn, Phương Hà - nguyên phóng viên của báo Giải Phóng về những năm tháng làm báo gian khó. Những nhà báo và cũng là những người lính đã không ngại gian khổ, hy sinh, bằng trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu, họ đã làm nên tờ báo anh hùng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05