Giải pháp nào nâng cao năng suất lao động?

(LĐTĐ)  Ở góc độ doanh nghiệp, năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền kinh tế.
giai phap nao nang cao nang suat lao dong Phát huy sáng kiến, sáng tạo để tăng năng suất lao động
giai phap nao nang cao nang suat lao dong Điều kiện làm việc và năng suất lao động cao hơn
giai phap nao nang cao nang suat lao dong LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Nâng cao năng suất lao động qua lời ca, tiếng hát

Năng suất lao động tăng, nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Theo giáo sư - tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Cảnh Toàn - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động khá cao trong khu vực ASEAN.

giai phap nao nang cao nang suat lao dong
Năng suất lao động của Việt Nam tăng cao nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Với mức tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%, năng suất lao động toàn nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.521 USD/lao động); hay nói cách khác, năng suất lao động năm 2018 tăng 6% so với năm 2017. Bình quân giai đoạn 2016 -2018, năng suất lao động tăng 5,77%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Tính chung giai đoạn 2011-2018, năng suất lao động tăng bình quân 4,88%/năm, trong khi tăng trưởng GDP năm 2011 tăng 5,89% so với năm 2010, tương ứng năm 2018 tăng 7,08% so với năm 2017.

Một chỉ số cũng rất quan trọng liên quan đến năng suất lao động và việc làm đó là 5 năm gần đây tốc độ tăng của chỉ số CPI luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, điều đó cho thấy những chính sách về ưu tiên ổn định vĩ mô của chính phủ đã được phát huy tác dụng tốt trong thời kỳ này, GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn nhấn mạnh.

Tính theo sức mua tương đương năm 2011 (PPP 2011), năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2018 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Singapore (1,4%/ năm); Malaysia (2%/năm); Thailand (3,2%/ năm); Indonesia (3,6%/ năm); Philippines (4,4%/ năm). Nhờ đó, Việt Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương đối với các nước ASEAN có trình độ phát triển cao hơn.

Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của Malaisia, 37% của Thaland; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

Ngoài ra, GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn còn cho biết thêm, 4 chỉ số chính tác động đến năng suất lao động: Chỉ số thứ nhất, nông nghiệp, thủy hải sản chiếm hơn 42% tổng số lao động toàn xã hội nhưng chỉ đóng góp khoảng 16% GDP. Hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong rất thấp.

Các bất cập về hạn điền, chuyển nhượng đất... trở thành điểm nghẽn đối việc tích tụ ruộng đất, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm gia tăng năng suất lao động. Chỉ số thứ hai, các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo tuy phát triển nhưng năng lực và tiềm lực còn hạn chế.

Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2018 đứng thứ 77, đổi mới sáng tạo đứng thứ 82 của thế giới; Chỉ số thứ ba, số lượng lực lượng lao động đông nhưng chất lượng còn thấp, thiếu nhân lực chất lượng cao, thiếu có kiến thức, kỹ năng trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao; Chỉ số thứ tư, số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh song hiệu suất, hiệu quả quản trị doanh nghiệp còn thấp.

Doanh nghiệp khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có năng suất lao động cao nhưng chậm lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp trong nước; doanh nghiệp nhà nước có tài sản lớn nhưng kém năng lực cạnh tranh, hiệu quả sử dụng còn hạn chế; khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn song phần lớn có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, năng lực đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ mới và liên kết yếu.

Giải pháp tăng năng suất lao động ở Việt Nam

Theo GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn, sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.

Để tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

GS.TS Toàn cho hay, mấu chốt quan trọng là chúng ta cần giải quyết 04 nút thắt đối với tăng năng suất lao động đó là thể chế kinh tế; nâng cao trình độ, kỹ thuật lao động; cơ sở hạ trầng, đất đai, tài chính. Đặc biệt, lao động phải được trang bị vốn và công nghệ mới để có thể phát huy năng lực. Chiến lược đào tạo kỹ năng lao động và đầu tư công nghệ cần bảo đảm tương thích với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Từ góc độ chuyên gia, Giáo sư. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản cho rằng, để tăng năng suất lao động quốc gia, Việt Nam cần có một chính sách tổng thể, theo đó, hướng tới mức tăng trưởng về năng suất lao động bền vững từ 7%-8%. Trước mắt, có thể tập trung thúc đẩy tăng năng suất lao động trong ngành công nghiệp, sau đó mới tới các ngành như nông nghiệp và dịch vụ.

Đối với quốc gia nhận được một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài như Việt Nam, chiến lược tăng năng suất lao động sẽ có thể nhắm vào việc thu hút FDI chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất trong nước; đồng thời, xây dựng liên kết chặt chẽ giữa 2 lĩnh vực này.

Theo các chuyên gia, để tăng năng suất lao động trong bối cảnh Việt Nam cùng nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang bị cuốn theo cơn lốc của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp cần nỗ lực nâng cao trình độ, tích cực ứng dụng công nghệ trong sản xuất kinh doanh và khuyến khích các ý tưởng đổi mới sáng tạo để vận dụng trong mọi hoạt động.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; trong đó, nhất là các doanh nghiệp trẻ, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần nhận thức, công nghệ và ý thức kỷ luật lao động chính là giải pháp hiệu quả và thực tiễn nhất để thúc đẩy năng suất lao động và từ đó mới có thể thu lại hiệu quả.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

Từ 1/7/2025, tạm dừng hưởng lương hưu với người xuất cảnh trái phép

(LĐTĐ) Người đã xuất cảnh ra nước ngoài, nhưng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh sẽ bị tạm dừng hưởng lương hưu.
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 đề xuất được nghỉ 9 ngày

(LĐTĐ) Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), cán bộ công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Âm lịch 2025 trong 9 ngày, bắt đầu từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn, đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ.
Xem thêm
Phiên bản di động