Sau 10 năm về với Thủ đô Hà Nội:

Giá trị truyền thống dân tộc Mường được bảo tồn và phát triển

Sau 10 năm về với Thủ đô Hà Nội, xã Yên Bình (huyện Thạch Thất) – một trong 4 xã của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) đã khoác trên mình “bộ áo mới” khang trang, sạch đẹp của một vùng quê trù phú, điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường ở nơi đây không chỉ được gìn giữa mà còn phát triển.
gia tri truyen thong dan toc muong duoc bao ton va phat trien Phát triển gắn với gìn giữ bản sắc văn hóa
gia tri truyen thong dan toc muong duoc bao ton va phat trien ​Đánh thứ tiềm năng của các vùng đất khó
gia tri truyen thong dan toc muong duoc bao ton va phat trien Chiếc áo mới sau 10 năm sáp nhập

Dừng chân mua một vài món đồ ở một cửa hàng tạp hóa, chị Đinh Nghĩa Hương, chủ cửa hàng cho chúng tôi biết, con đường nhựa thênh thang mà đoàn chúng tôi đang đi, khoảng chục năm trước đây, là đường đất, trời mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bặm, khiến cuộc sống của người dân khu vực này gặp rất nhiều khó khăn.

“Ngay sau khi về với Thủ đô, con đường đã được đầu tư trải nhựa, từ đó, chúng tôi đi lại rất thuận tiện, hoạt động buôn bán cũng vì thế mà phát triển, gia đình tôi chuyển hẳn sang kinh doanh, không làm nông nghiệp nữa, thu nhập ổn định, đời sống giờ đã khá hơn rất nhiều”, chị Hương tâm sự.

gia tri truyen thong dan toc muong duoc bao ton va phat trien
Phụ nữ dân tộc Mường huyện Thạch Thất luyện tập cồng chiêng. ảnh: Kiều Hằng

Đó cũng là cảm nhận chung của cán bộ, nhân dân xã Yên Bình sau 10 năm về với thủ đô Hà Nội. Ông Nguyễn Giáp Dần, Chủ tịch UBND xã Yên Bình kể lại: Trước khi sáp nhập về Thủ đô, xã Yên Bình cũng như 3 xã miền núi khác của huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình), điều kiện kinh tế - xã hội rất khó khăn, cơ sở vật chất gần như không có gì, hệ thống giao thông thì trên 90% là đường đất, lầy lội về mùa mưa, giao thông bị chia cắt. Hạ tầng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa chủ yếu là nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng; hệ thống điện do nhân dân tự đóng góp xây dựng nên chất lượng không cao, có thôn còn chưa có điện…

Trên địa bàn xã còn có hồ thủy lợi xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, hệ thống kênh mương hoàn toàn chưa được đầu tư xây dựng; việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi gặp rất nhiều khó khăn, do xã có tới 40% là đồng bào dân tộc Mường, cùng với thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật… nên năng suất, sản lượng không cao. Thu nhập trên 1 ha canh tác năm 2007 chỉ đạt 72 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người của xã cũng chỉ đạt 9 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,5%...

Nhưng ngay sau khi nhập về Hà Nội theo Nghị quyết 15 của Quốc hội, xã Yên Bình đã được Thành phố và huyện chỉ đạo, đặc biệt quan tâm đầu tư để bắt kịp mặt bằng chung của các xã khác. Nhờ vậy, hạ tầng xã dần trở nên khang trang, giao thông thuận lợi, từ đó tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh của xã phát triển, hoạt động giao thương tấp nập hơn, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh cũng đã hình thành, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương.

gia tri truyen thong dan toc muong duoc bao ton va phat trien
Một tuyến đường giao thông được nâng cấp tại xã Yên Bình.

Ông Nguyễn Doãn Hoàn, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất cho hay: Khi mới sáp nhập về Thủ đô, khu vực các xã thuộc địa phận huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình) thậm chí còn chưa có điện. Nhận thấy việc tập trung đầu tư cho địa bàn này là rất cần thiết, để nâng cao đời sống người dân, cũng là để cho tỉnh bạn thấy việc đưa các xã này về với Thủ đô là một chủ trương hoàn toàn chính xác.

Chỉ sau 5 ngày sáp nhập, toàn bộ khu vực này đã có điện, ngay sau đó, huyện đã ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư hệ thống hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, đặc biệt là từ khi thực hiện Chương trình số 02 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Cùng với đó, Thành ủy Hà Nội còn ban hành Nghị quyết 06 về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi TP Hà Nội”, trên cơ sở đó, huyện Thạch Thất đã ban hành Nghị quyết 21a, UBND huyện ban hành Kế hoạch 170,…

Theo thống kê, trong 10 năm qua, 3 xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân của huyện Thạch Thất đã được đầu tư trên 735 tỷ đồng để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó, riêng xã Yên Bình được đầu tư trên 200 tỷ đồng.

Từ nguồn lực này, xã đã triển khai trên 23 công trình, dự án, như xây mới và xây thêm trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học và Mầm non; thay thế đường điện hạ thế, trạm biến áp; xây dựng mới 8 công trình đường giao thông trong các thôn, 2 đường giao thông liên thôn, liên xã; 1 nhà văn hóa trung tâm xã; nạo vét và kè 2 hồ thủy lợi, đồng thời, xây mới 6 công trình kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới, nhân dân trong xã đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật, được hỗ trợ về giống, vốn (với tổng kinh phí trên 2,3 tỷ đồng) để chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.

gia tri truyen thong dan toc muong duoc bao ton va phat trien
Mô hình trồng rau hữu cơ mang lại giá trị kinh tế ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất.

Đến nay, trên địa bàn xã đã hình thành các mô hình nuôi ong, nuôi dê sinh sản; mô hình chuyển đổi vườn tạp sang trồng thanh long ruột đỏ và các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; hay các mô hình rau an toàn kết hợp với chăn nuôi hữu cơ, trong số đó tiêu biểu nhất là trang trại Hoa Viên, với quy mô hơn 60ha, cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng.

Từ sự quan tâm của Thành phố và huyện, với những giải pháp đồng bộ trên các lĩnh vực, diện mạo kinh tế - xã hội của Yên Bình có bước khởi sắc rõ nét. Đến năm 2017, giá trị sản xuất bình quân đạt 180 triệu đồng/ha/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 42 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,06%. Xã cũng hoàn thành toàn bộ 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, được UBND TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.

Quan trọng hơn, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường được quan tâm, gìn giữ và phát huy. Chủ tịch UBND xã Yên Bình Nguyễn Giáp Dần tự hào chia sẻ: “Trước đây khi chưa về Hà Nội, phụ nữ dân tộc Mường không thích mặc váy dân tộc, không biết đánh Cồng chiêng. Nhưng khi về Hà Nội thì ngược lại, phụ nữ thích mặc váy dân tộc và biết đánh Cồng chiêng”.

Đến nay, 10 thôn của xã Yên Bình có tới 13 bộ Cồng chiêng, 10/10 thôn đều có đội Cồng chiêng thường xuyên luyện tập, giao lưu với nhau cũng như với các xã, các huyện khác.

Có được kết quả này, Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết: Ngay sau hợp nhất, huyện xác định văn hóa Cồng chiêng của đồng bào dân tộc Mường cần phải được bảo tồn, phát triển. Chính vì thế, huyện đã mua tặng 3 xã, mỗi xã 1 bộ Cồng chiêng.

Đồng thời, 4 tháng sau hợp nhất, huyện tổ chức Ngày hội văn hóa tại 3 xã, với mục đích nhận diện, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và loại bỏ dần những hủ tục. Đến nay, đồng bào 3 xã thực hiện rất tốt việc cưới, việc tang văn minh, tiết kiệm, trong đó, tỷ lệ hỏa táng ở 3 xã cũng cao nhất huyện Thạch Thất.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.
Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

Huyện Mỹ Đức phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân; Hội khỏe công nhân viên chức lao động huyện.

Tin khác

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

Hà Nội: Công bố điểm du lịch cộng đồng bản Miền

(LĐTĐ) Đến với điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền (thuộc huyện Ba Vì), du khách không chỉ được tham quan một điểm đến mới, mà còn được tham gia trải nghiệm hành trình chăm sóc sức khỏe từ thiên nhiên và các hoạt động tìm hiểu văn hóa của người Dao.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

Kinh nghiệm, giải pháp vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tọa đàm “Kinh nghiệm, giải pháp trong công tác vận động nhân dân tham gia phòng cháy, chữa cháy (PCCC), đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm”.
Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Xem thêm
Phiên bản di động