​Đánh thứ tiềm năng của các vùng đất khó

Những con đường đất nhỏ hẹp của nhiều huyện ngoại thành đã được thay “áo mới”, khang trang, rộng rãi. Cùng với nhiều cách làm hay, mô hình hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đã và đang là “đòn bẩy” quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân Thủ đô.
danh thu tiem nang cua cac vung dat kho Chiếc áo mới sau 10 năm sáp nhập
danh thu tiem nang cua cac vung dat kho Hai chị em buôn lậu vàng nữ trang gần 9,5 tỉ đồng

Tập trung mọi nguồn lực

Trở lại 3 xã Yên Trung, Yên Bình và Tiến Xuân của huyện Thạch Thất vốn được tách ra từ huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng và ngạc nhiên. Thay cho những con đường đất vừa dốc vừa nhỏ, mùa mưa lầy lội, giao thông chia cắt, đi lại mất thời gian là những con đường đổ bê tông rộng rãi. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa vốn là nhà cấp 4 xuống cấp trầm trọng đã được đầu tư xây mới khang trang, đạt chuẩn quốc gia.

danh thu tiem nang cua cac vung dat kho
Tuyến đường dẫn vào trung tâm xã Yên Bình cho thấy sự đổi thay nhanh chóng sau 10 năm về với Thủ đô

Bí thư huyện ủy Thạch Thất Nguyễn Doãn Hoàn cho biết: Khi sáp nhập về Hà Nội, có thôn ở đây không có điện nhưng chỉ sau 5 ngày, hệ thống điện đã được đầu tư, đáp ứng nhu cầu chiếu sáng nhân dân và phục vụ sản xuất. Ngoài ra, nhiều công trình đường giao thông trong thôn, liên thôn, liên xã; công trình mương bai được xây mới; hồ thủy lợi được nạo vét, kè bờ… Sự đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng là tiền đề thúc đẩy phát triển KTXH, góp phần đưa 3 xã miền núi khó khăn vươn lên thoát nghèo.

Chị Ngô Thị Thương – người dân xã Yên Bình chia sẻ mộc mạc: ngay cả các ngõ nhỏ trong các thôn cũng không còn đường đất, xe máy, ô tô tải nhẹ theo đường bê tông vào tận cửa nhà. Khoảng cách từ Yên Bình đến nội đô cũng được rút ngắn đến 2/3, người dân chỉ mất khoảng 30 phút di chuyển là có mặt ở Mỹ Đình rồi.

Đến với huyện xa nhất của Hà Nội là Ba Vì. Trước đây từ nội đô về Ba Vì, người dân thường mất 4-5 tiếng di chuyển nhưng đến nay, với việc cải tạo, nâng cấp 12 tuyến tỉnh lộ, 33 tuyến đường huyện; đường trục xã, đường liên thôn dài hàng ngàn được kết nối hoàn thiện và bê tông hóa khiến cho việc đi lại thuận tiện và nhanh chóng. Nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng, trang trại sinh thái đã phát triển ở Ba Vì trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách và người dân nội thành.

Nhờ vậy, sau 10 năm, từ huyện vùng núi, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp thì nay tỷ trọng thương mại dịch vụ du lịch đã chiếm trên 40% cơ cấu kinh tế, góp phần đưa thu nhập trung bình của người dân tăng từ 11 triệu đồng/người/năm 2008 lên 38 triệu đồng/người/năm 2018.

Cùng với Ba Vì, Mỹ Đức – huyện khó khăn và là vùng phân lũ, chậm lũ của Thành phố, quanh năm nỗi lo úng ngập cũng đang chuyển mình nhờ sự đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông. Con đường tỉnh lộ 419 huyết mạch trên địa bàn huyện Mỹ Đức dẫn vào khu danh thắng Hương Tích vốn nhỏ hẹp, hai chiều xe đi lại tránh nhau khó khăn đã được mở rộng, nâng cấp, giao thông đi lại thuận tiện góp phần đưa du khách đến Hương Sơn ngày càng tăng.

Cùng với đó, 100% đường làng, ngõ xóm, kênh mương nội đồng với chiều dài hàng trăm km của huyện Mỹ Đức cũng được bê tông hóa, rút ngắn thời gian đi lại, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống lụt bão. Từ huyện thuần nông, đến nay doanh thu từ thương mại du lịch đã chiếm tới 44% cơ cấu kinh tế của huyện. Mỹ Đức bước đầu xây dựng các vùng, khu, trang trại chăn nuôi, thủy sản, trồng cây ăn quả, chuyên canh tập trung, ứng dụng công nghệ cao… góp phần nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người dân.

Đa dạng hóa sản xuất

Hạn chế về hạ tầng, đường xá trước đây đã trở thành rào cản phát triển nông nghiệp. Nông sản, hàng hóa chủ yếu cho năng suất, giá trị thấp và tự cung tự cấp trong địa phương là chính. Thế nhưng, sau khi những rào cản được gỡ bỏ, đường xá mở mang, giao thông thuận tiện đã thúc đẩy người dân vay vốn phát triển kinh tế, mở rộng diện tích, canh tác theo hướng chuyên canh, giá tăng giá trị cây trồng, vật nuôi. Nhiều doanh nghiệp đang tìm thấy ở vùng ngoại thành rộng lớn những cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất.

danh thu tiem nang cua cac vung dat kho
Trang trại rau hữu cơ Hoa Viên ở thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất.

Tận dụng lợi thế đồi núi do thiên nhiên ưu đãi, các hộ chăn nuôi gà đồi ở Ba Vì đã đẩy mạnh quy mô chăn nuôi và sản xuất theo hướng hàng hóa. Thay vì bán gà lông nguyên con giá rẻ, nhà nông ở Ba Vì đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền giết mổ, sơ chế, đóng gói, bảo quản đạt tiêu chuẩn rồi chuyển về nội thành tiêu thụ với giá bán cạnh tranh, thu lợi nhuận cao để cải thiện cuộc sống.

Chủ trang trại rau hữu cơ Hoa Viên ở thôn Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất cũng tận dụng đất đai, nguồn nước tinh khiết từ núi Vua Bà để canh tác rau sạch và phát triển chăn nuôi gia súc trên diện tích 60ha.

Nếu như 10 năm trước, rau sạch của Hoa Viên chuyển về nội thành tiêu thụ mất nhiều thời gian thì nay, chỉ trong vòng chưa đầy 4 tiếng đồng hồ, nhà nông ở đây đã có thể hoàn thiện các khâu từ thu hái, sơ chế, đóng gói, chuyển xe chuyên dụng đưa rau từ trên lưng chừng núi, qua quãng đường dài hơn 40km đến hệ thống phân phối trong nội đô. Đến 9h sáng, những mớ rau sạch từ đại ngàn tươi xanh đã có mặt trên các kệ hàng để kịp phục vụ bữa trưa cho các bà nội trợ - điều rất khó thực hiện trong 10 năm về trước.

Việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi của trang trại Hoa Viên đã tạo việc làm ổn định cho 100 nhân công là con em trong thôn, xã với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Đặc biệt ở Thạch Thất, ngoài Hoa Viên, 2/4 mô hình trang trại nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn lại của huyện là mô hình sản xuất rau hữu cơ và mô hình chế biến đông trùng hạ thảo, nấm linh chi đều phát triển trên 2 xã miền núi Yên Trung và Tiến Xuân – vốn có xuất phát điểm thấp và điều kiện khó khăn. Thực tế này đã cho thấy, việc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho hạ tầng giao thông là hướng đi đúng đắn của Thành ủy Hà Nội. Khi được khơi thông các điều kiện để phát triển, ngay cả vùng đất khó được đánh thức các tiềm năng.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động