Gia tăng trẻ nhập viện do hen phế quản thời điểm giao mùa

(LĐTĐ) Những ngày gần đây, thời tiết tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc thay đổi thất thường, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi khiến bệnh lý về hô hấp, đặc biệt là hen phế quản ở trẻ em tăng cao.
Phòng tránh dị ứng thức ăn và hen phế quản ở trẻ em [Infographics] Tác nhân gây hen phế quản và cách cắt cơn hen Cứu sống bệnh nhân lên cơn hen phế quản ngừng tim ngừng thở

Thời tiết nồm ẩm khiến bệnh hen trở nặng

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Phó Trưởng Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp (Bệnh viện Nhi Trung ương), trung bình mỗi ngày Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp tiếp nhận khoảng 60 - 80 bệnh nhi đến khám.

123
Thời điểm giao mùa, trẻ nhập viện do hen phế quản gia tăng.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, có ngày Khoa tiếp nhận lên đến hơn 100 bệnh nhi (tăng từ 30% - 50%). Trong đó có rất nhiều trẻ đến khám vì ho, thở khò khè, thở rít, hen phế quản. Chỉ tính riêng trong 5 ngày (27/3 - 31/3), đã có hơn 120 trẻ đến khám được chẩn đoán mắc bệnh hen, 10% trong số đó phải nhập viện điều trị.

Có những trường hợp nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì lên cơn hen cấp mức độ nặng, gây khó thở nhiều, thở rít, phải được hỗ trợ thở oxy và sử dụng thuốc giãn phế quản để cắt cơn hen.

Hen phế quản trẻ em là bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở, gây co thắt phế quản, phù nề và tăng tiết dịch nhầy làm cho trẻ khó thở.

Dị nguyên thường gặp nhất đối với trẻ bị hen phế quản là mạt nhà. Đây là loại động vật nhỏ ăn những mẩu da chết bong ra từ cơ thể người. Chúng sinh sống rất nhiều trong chăn, gối, giường hàng ngày. Vào thời tiết ấm và ẩm, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Hơn thế, thời tiết ẩm khiến nấm mốc và các vi rút cũng phát triển. Vì vậy, trẻ bị hen phế quản hay khởi phát cơn hen trong giai đoạn này.

Ở bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính, thời tiết nồm ẩm sẽ làm các cơn khó thở xuất hiện thường xuyên hơn, nếu kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn thì mức độ cơn hen sẽ càng trở nên trầm trọng.

Đang nằm điều trị tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương, bé H.N (4 tuổi, ở Hà Tĩnh) nhập viện trong tình trạng khó thở, ho nhiều kèm nôn. Bà của bé N cho biết, bé được chẩn đoán mắc hen phế quản lúc 3 tuổi, mỗi khi thay đổi thời tiết, bé thường ho rất nhiều, lần nào bé ho dẫn đến nôn thì sẽ khó thở phải nhập viện để thở oxy và khí dung.

Nằm cạnh giường bé H.N vẫn đang phải thở oxy là bé K.N (10 tuổi, ở Nghệ An), cha bé chia sẻ, năm 2022 bé khám ở tỉnh và đã được chẩn đoán mắc hen phế quản, trước khi vào viện bé có biểu hiện ho, tức ngực, khó thở, đặc biệt là nửa đêm về sáng thì có những cơn khó thở khiến bé không ngủ được.

Chẩn đoán đúng, điều trị dự phòng đầy đủ

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quỳnh Chi - Trưởng Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: “Do thời tiết thay đổi thất thường, trời mưa, nồm ẩm nên tỷ lệ bệnh nhi hen nhập viện khá đông, chỉ tính riêng trong tháng 3/2023, Khoa đã tiếp nhận 50 bệnh nhi nhập viện vì cơn hen cấp, các cháu nhập viện hầu hết trong tình trạng khó thở, phải thở oxy với biểu hiện cơn hen phế quản từ mức độ trung bình trở lên”.

123
Một số nguyên nhân chủ yếu gây hen phế quản ở trẻ nhỏ.

Theo Tiến sĩ Lê Quỳnh Chi, hầu hết trẻ nhập viện vì cơn hen cấp đều chưa được điều trị dự phòng đầy đủ, có những trường hợp các bác sĩ đã kê đơn dự phòng nhưng gia đình chưa tuân thủ. Có trường hợp trẻ mới chỉ được gia đình đưa đi khám ở các phòng khám, chưa được thăm dò về chức năng hô hấp, các test dị ứng nên chưa được chẩn đoán xác định là hen và điều trị dự phòng.

Với trường hợp của hai bệnh nhi nói trên, “cả hai bệnh nhi đều có tiền sử ho, khò khè, đã được chẩn đoán hen nhưng chưa được điều trị dự phòng nên nhập viện trong tình trạng cơn hen cấp mức độ nặng gây khó thở”, Tiến sĩ Lê Quỳnh Chi cho biết thêm.

Đối với các bệnh nhi mắc bệnh hen, việc xác định chính xác bệnh và điều trị dự phòng đầy đủ sẽ giúp kiểm soát tốt nền viêm mãn tính của đường thở, giúp chức năng hô hấp của trẻ trở về bình thường, không ảnh hưởng đến cấu trúc của đường thở cũng như các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày: Ăn uống, học tập, vui chơi, thể dục thể thao, … của trẻ.

Nếu trẻ không được điều trị dự phòng đầy đủ, đúng cách thì sẽ thường xuyên bị lên cơn hen cấp. Đặc biệt khi trẻ có những thay đổi nhỏ như: Đi bơi, sinh hoạt ngoại khoá, hoặc thay đổi đột ngột về thời tiết, môi trường sống thì có nguy cơ mắc cơn hen cấp nặng. Bệnh hen phế quản không kiểm soát sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Để đạt được kiểm soát thật tốt bệnh hen, các bác sĩ khuyến cáo, ngoài vấn đề tiên quyết là tuân thủ điều trị các thuốc dự phòng để ổn định bệnh, cha mẹ cần đảm bảo chất lượng môi trường, vệ sinh nhà cửa, trường lớp, để tránh những căn nguyên gây khởi phát cơn hen ở trẻ.

Những trẻ hen phế quản cần được tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm hàng năm và vắc xin phế cầu theo tuổi. Trong trường hợp trẻ nhiễm vi rút, gia đình cần tuân thủ xịt thuốc dự phòng theo y lệnh, vệ sinh mũi họng, súc miệng thường xuyên.

Ngoài ra, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ thường xuyên để được đánh giá về chức năng hô hấp, tình trạng kiểm soát hen của trẻ, đồng thời, được các chuyên gia y tế hướng dẫn cách xử trí khi lên cơn hen cấp.

Phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan sử dụng theo đơn thuốc cũ hoặc tự thay đổi phác đồ điều trị mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng chuyển biến nặng.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

Hồi sinh sự sống cho cụ bà 92 tuổi bị u đại trực tràng, suy kiệt nặng

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai vừa phẫu thuật và điều trị phục hồi thành công cho 1 cụ bà 92 tuổi, bị mắc bệnh hiểm nghèo và suy kiệt cơ thể nặng nề.
Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

Thêm động lực cho các gia đình hiếm muộn trên hành trình "tìm" con

(LĐTĐ) Vừa qua, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tổ chức chương trình "Tri ân thầy cô giáo – Gieo hạt yêu thương" dành tặng nhiều hỗ trợ đến các thầy, cô trong quá trình thăm khám và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Chương trình diễn ra từ ngày 8/3 - 30/11/2024.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận Cầu Giấy (thành phố Hà Nội) ghi nhận 43 ca mắc sốt xuất huyết, đồng thời ghi nhận 1 ổ dịch đang hoạt động tại phường Trung Hòa. Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, thời gian qua, quận Cầu Giấy đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
Bảo đảm công tác y tế phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bảo đảm công tác y tế phục vụ Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 212/KH-SYT về việc bảo đảm công tác y tế và phòng chống dịch phục vụ lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Gia tăng ca sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội

Gia tăng ca sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội

(LĐTĐ) Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết, ho gà trên địa bàn Hà Nội đều gia tăng so với tuần trước đó.
Hướng tới mục tiêu phục vụ khám, chữa bệnh tốt hơn

Hướng tới mục tiêu phục vụ khám, chữa bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Thời gian qua, ngành Y tế Hà Nội luôn nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông dữ liệu trong thăm khám, điều trị và quản lý, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Đây là những giải pháp được ngành Y tế Thủ đô áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm quá tải và phục vụ cho người bệnh ngày càng tốt hơn.
Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Thành phố vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu lợn. Đây là ca bệnh thứ tư nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua lời kể của thầy thuốc Bệnh viện Trung ương quân đội 108

(LĐTĐ) Suốt những năm tháng điều trị bệnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn yên tâm, tin tưởng và tuân thủ các phác đồ điều trị từ các chuyên gia y tế và đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Với các cán bộ y tế tại đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, giản dị, hài hước và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì nước, vì dân cho tới những phút cuối đời.
Khắc phục tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

Khắc phục tình trạng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng lưu thông trên thị trường

(LĐTĐ) Vừa qua, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản 3313/SYT-NVD gửi các phòng, ban Sở Y tế, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội, phòng y tế các quận, huyện, thị xã yêu cầu tăng cường quản lý mỹ phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động