Gia đình là “thiết chế” giữ gìn nét văn hóa truyền thống người Hà Nội

(LĐTĐ) Các gia đình được tuyên dương gồm nhiều thế hệ, mỗi gia đình có hoàn cảnh, công việc và vị trí xã hội khác nhau, nhưng tất cả luôn chăm chút, vun vén, tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi dạy con tốt, đạt thành tích cao trong học tập. Họ là những gia đình văn hóa, đi đầu trong các phong trào, hoạt động xã hội ở đơn vị, cộng đồng dân cư; đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Thủ đô.
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm khen thưởng gần 300 tập thể, cá nhân đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và gia đình CNVCLĐ tiêu biểu Quận Tây Hồ: Biểu dương 64 gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2023 LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm biểu dương 60 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2023

Gia đình, “thiết chế” giữ nét văn hóa truyền thống

Là một trong những gia đình điển hình được thành phố Hà Nội tuyên dương “Gia đình truyền thống, Gia đình văn hóa - hạnh phúc tiêu biểu năm 2023”, gia đình ông Bùi Đức Long (phường Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ) vốn đã được bình chọn là gia đình văn hóa tiêu biểu nhiều năm liền. Các thành viên trong gia đình đều tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Với vai trò Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban Công tác mặt trận Tổ dân phố, trong các cuộc họp chi bộ, ông thường lồng ghép nội dung về gia đình để góp phần xây dựng gia đình đảng viên hạnh phúc bền vững.

Ông Long chia sẻ: “Để “giữ lửa” trong gia đình, mọi người cùng chung tay, bớt cái “tôi” cá nhân để giữ hòa khí, hoàn thiện bản thân, giáo dục con cháu chăm ngoan lễ phép”.

Cũng như gia đình ông Bùi Đức Long, gia đình bà Lã Thị Bích Nhung (xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) cũng giữ nền tảng truyền thống, dạy các con cháu hòa thuận, hiếu thảo, tích cực tham gia các hoạt động tại địa phương, làm nòng cốt vận động người dân cùng tham gia xây dựng khu dân cư văn minh,… Theo bà Nhung, giá trị cơ bản của một gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam; gia đình vẫn là thiết chế giữ nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Gia đình là “thiết chế” giữ gìn nét văn hóa truyền thống người Hà Nội
Xây dựng gia đình hạnh phúc phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ. (Ảnh minh họa: Minh Phương)

“Từ sự cố gắng, rèn luyện của chính bản thân mình và những kết quả đạt được trong quá trình sinh sống, công tác đã nêu gương, giáo dục cho các con, cháu trong gia đình, rèn luyện đức tính khiêm tốn, yêu học, ham học hỏi, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Những người đi trước phải là tấm gương để người đi sau học hỏi, rèn luyện, cùng hướng tới nhận thức gia đình là tế bào của xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng, chia sẻ, tương trợ nhau, cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, văn minh, hạnh phúc, để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại”, bà Nhung chia sẻ.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến, nhiều gia đình còn giữ được nếp truyền thống và rất nhiều gia đình trong dòng chảy hội nhập hiện đại, đã gìn giữ và “quay về” với những giá trị đã ăn sâu vào cốt lõi của người Hà Nội.

Thành phố Hà Nội đang trong xu thế hội nhập sâu rộng và đổi mới mạnh mẽ, công tác gia đình cũng đối diện với nhiều thách thức. Vì vậy, trong những năm qua, công tác gia đình đã được Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo, bằng việc triển khai thực hiện có hiệu quả các Chương trình công tác của Thành ủy Hà Nội trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội với các nội dung về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đồng thời phát huy vai trò tích cực của gia đình đối với sự phát triển xã hội, Thành phố chủ trương và tập trung xây dựng triển khai, thực hiện 3 nội dung cốt lõi, đó là: Xây dựng Người Hà Nội thanh lịch, văn minh; xây dựng Gia đình văn hóa và xây dựng các mô hình văn hóa, trong đó lấy con người làm hạt nhân, gia đình là nền tảng; hoàn thiện các mẫu hình văn hóa là kiến tạo môi trường lành mạnh để phát triển, đáp ứng với tiến trình xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh.

Gia đình là “thiết chế” giữ gìn nét văn hóa truyền thống người Hà Nội
Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách. (Ảnh minh họa: Minh Phương)

Thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện nhiều Gia đình văn hóa tiêu biểu trên các lĩnh vực, như: Gia đình không bạo lực, gia đình không vi phạm pháp luật, gia đình không tệ nạn xã hội, gia đình hiếu học, gia đình làm kinh tế giỏi… là những điểm sáng, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, xã hội.

Góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên dương các Gia đình truyền thống, Gia đình văn hóa - hạnh phúc tiêu biểu năm 2023, nhân kỷ niệm 22 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2023). 90 gia đình tiêu biểu đã được Thành phố và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tuyên dương, là minh chứng cho những giá trị, cốt cách của gia đình Hà Nội vẫn luôn trường tồn và phát triển.

Bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội khẳng định: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác gia đình ngày càng góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đã có nhiều mô hình cấp quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố tiêu biểu trong công tác xây dựng Gia đình văn hoá; thực hiện bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình; các gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình thể thao, gia đình làm công tác xã hội từ thiện, gia đình nghệ nhân, gia đình nghệ sỹ…

Tại Hội nghị tuyên dương các Gia đình truyền thống, Gia đình văn hóa - hạnh phúc tiêu biểu năm 2023, nhân kỷ niệm 22 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2023), Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen 30 gia đình văn hóa tiêu biểu. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khen thưởng, tuyên dương 60 gia đình văn hóa tiêu biểu của Thành phố Hà Nội. Đây là các gia đình tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, hiến đất, các phong trào thi đua tại địa phương; các gia đình hiếu học; sản xuất kinh doanh giỏi; các gia đình tích cực đóng góp vào việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, của địa phương; đồng thời là gương sáng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Thủ đô.

Qua các hoạt động cụ thể của các địa phương, đã góp phần tạo điều kiện cho các gia đình tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Kinh tế hộ gia đình đã đóng góp quan trọng trong thu nhập quốc dân, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu chính đáng. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, người cao tuổi trong gia đình được coi trọng và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao.

Những thành tựu của công tác xây dựng gia đình trên địa bàn Thủ đô đã góp phần tích cực, quan trọng vào xây dựng, phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh; phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển thủ đô ngày càng văn minh hiện đại.

Theo chuyên gia văn hóa Phùng Hoàng Anh (Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam), sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Người khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Có thể thấy, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách. Một gia đình no ấm, bố mẹ thuận hòa, hạnh phúc là điều kiện, môi trường quan trọng, trực tiếp tạo nên các thế hệ sau có chất lượng cả về thể chất lẫn tinh thần, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn lực con người có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô và đất nước hiện nay.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.

Tin khác

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

Cận cảnh khu di tích lầu Bảo Đại xuống cấp trước khi được trùng tu

(LĐTĐ) Khu biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm trong di tích lầu Bảo Đại (phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) hiện nay đang xuống cấp, hư hỏng ở nhiều hạng mục.
Xem thêm
Phiên bản di động