Em nghe không, mùa thu đến

(LĐTĐ) Gã dạy môn thể chất ở một trường cao đẳng nằm cách nội đô Hà Nội gần năm mươi cây số. Nghỉ hè, gã rảnh rỗi đến cửa hàng của chị gái để giúp mấy việc. Cửa hàng nội thất nằm dưới khu chung cư giá rẻ mới bàn giao nhà, người ta suốt ngày vào ra khoan khoan đục đục, tấp nập, bụi mù.
Trong từng nhịp thở Mùa xuân của đôi ta

Cửa hàng của chị gái gã cung cấp đồ nội thất từ tủ bếp, kệ gỗ, cho đến cái ốc vít nhỏ tí, bán đắt hàng như tôm tươi. Cũng vì bán chạy mà gã đâm ra mệt phờ. Hè này gã định đi phượt miền núi phía Bắc cùng đám sinh viên, nhưng đến lúc kết thúc kỳ thi mấy đứa sinh viên lại lượn đi chơi với người yêu hết, bỏ lại ông thầy “độc thân bền vững” không chốn dung thân. Thấy gã rảnh, bà chị gọi về bằng được, lập tức bị hành ở cái nơi nhốn nháo thế này, đã thế còn phải đóng vai “nô lệ” cho các “thượng đế” mua hàng mè nheo đủ kiểu.

Em nghe không, mùa thu đến
Tranh minh họa

Sáng thứ Bảy, gã bị chị gái gọi giật giọng bảo đến ngay cửa hàng. Lúc gã đến nơi chị gái đã bàn bạc xong với khách, bảo gã cầm thước lên căn hộ của khách đo đạc. Gã cầm cái thước dây đi theo chị chủ nhà lên cái tầng gần cao nhất của tòa chung cư. Đứng trong cái thang máy chật chội toàn mùi sơn, lúc chui ra gã còn suýt nữa bị lạc với chị khách nếu không nhận ra cái váy hoa mầu nâu cũ kỹ mà chị mặc. Chị mở cửa căn hộ còn sặc mùi vôi vữa để gã vào nhà đo đạc. Theo thói quen, gã chỉ chỏ rồi bảo với chị là phải làm thêm cái lọ, cái chai thì mới ở được.

Động đến bất cứ cái gì, câu đầu tiên chị hỏi: “Bao nhiêu tiền?”. Gã nói giá cả xong, chị bao giờ cũng thở dài thườn thượt: “Ôi đắt thế lấy đâu ra tiền mà làm, có cho nợ thì làm.” Gã chán chẳng buồn cất lời.

Đứng một lúc, chém gió các kiểu, chủ yếu là bán thêm được đồ cho bà chị gái, gã cũng “mơi” được thêm mấy món. Hẹn hò ngày thi công xong gã chào chị rồi đi xuống. Ra khỏi cửa gã cố ngẩng mặt lên để nhìn khách hàng lần nữa, phòng lần sau gặp còn nhớ nổi mặt mà chào.

Chị có nước da trắng nhưng không mấy hồng hào. Khuôn mặt nhỏ nhắn ưa nhìn nhưng trông thiếu sức sống khiến gã nhìn mà mệt. Dáng người chị gầy mảnh, nhìn tổng thể chẳng biết bao nhiêu tuổi. Có lẽ ít hơn gã, nhưng ban nãy lại thấy đứng trò chuyện thân mật với bà chị gái, biết đâu lại là bạn cũng nên, cho nên gã cứ gọi là chị cho chắc chắn.

“Tôi về đây, khi nào xong tôi sẽ gọi điện cho chị.” Gã nói.

“Ừ, thế nhé!” Chị quay lưng đóng cửa, gã đi ra phía thang máy, trong đầu bung beng tỉ thứ việc, bỗng thấy oải hết chân tay, chỉ mong kỳ nghỉ hè nhanh kết thúc.

Một tuần trôi qua, cứ hai ngày là chị lại gọi điện hỏi gã đã làm xong nội thất chưa để còn lắp đặt. Lần nào gã cũng dẻo miệng bảo sắp xong, rồi lại nói: “Hàng đặt chứ có phải hàng chợ đâu mà chị đòi nhanh được. Chị muốn đồ dỏm thì tôi có ngay…”. Than mãi, giục mãi chị cũng chán.

Hai tuần trôi qua, cuối cùng xưởng cũng thi công xong, gã gọi điện cho chị bảo đến chung cư mở cửa để gã cho thợ vào lắp đặt. Ngày đầu tiên gã cho thợ đến lắp cái tủ bếp. Gã hẹn mười giờ mà chị đến căn hộ từ tám giờ rồi giục rối rít, đợi lâu một tí là nhăn nhó, nói dỗi: “Sao lâu thế, tôi còn bao nhiêu việc, lại còn con nhỏ ở nhà”.

Gã đã quen với những lời cằn nhằn của chị, nhưng dù có bực tức thế nào thì giọng nói ấy vẫn èo uột như thể chị chẳng bao giờ nói lớn tiếng được. Nhiều lúc gã thấy buồn cười, lại cố tình trêu: “Chị cứ ở đấy chờ, thế nào cũng xong.”. Chị lại thở dài, “Ôi giời ơi… chờ đến bao giờ!”

Ngày hôm ấy khi thợ đến lắp tủ bếp cho chị, gã thỉnh thoảng chạy qua chạy lại căn hộ bởi còn phải lắp đặt nội thất cho vào căn hộ trong tòa nhà. Lúc nào gã ngó vào cũng chỉ thấy chị ôm cái máy tính, ngồi bệt trên sàn nhà bụi bặm lấm lem. Chị hay cười, nhưng nụ cười mệt mỏi và sắc mặt lúc nào cũng nhợt nhạt. Chị thanh minh với gã “tranh thủ làm việc trong khi đợi thợ”, rồi lại cắm cúi vào máy tính.

Mỗi ngày lắp đặt được một số đồ nội thất, căn hộ của chị đã hoàn thành tương đối. Nhưng một số thứ vẫn phải thi công chậm, có đêm gã quay lại vẫn thấy chị ngồi gõ máy tính mặc cho thợ khoan đục ầm ầm. Thấy gã lên, chị cằn nhằn mấy câu rồi kêu đói. Gã chạy xuống sảnh mua mấy cái bánh rán rồi đưa cho chị ăn tạm. Gã không kìm nén được mới hỏi: “Thế giờ chị ở đâu? Chồng chị đâu, sao lại để phụ nữ làm mấy việc này?”. Chị bảo “ở nhà thuê”, rồi cười, không trả lời vế sau của gã. Gã cũng không dám hỏi thêm.

Gã chưa có vợ nhưng nhìn một người phụ nữ lọ mọ đêm hôm “xây tổ ấm” cho mình thế này gã cũng có chút chạnh lòng. Gã bớt “mơi” thêm những hạng mục “đốt tiền” mà gã thấy ông anh rể thường dùng với các khách hàng. Rồi gã thấy cái gì chưa đúng chỗ, chưa chuẩn trong căn hộ thì sửa lại, giúp chị thêm cái nọ, vá cái kia, tận dụng phế liệu để lắp ghép cho chị cái bàn đá ngoài ban công để đặt chậu hoa, dịch chuyển cho chị cái ổ điện không đúng vị trí….

Thỉnh thoảng gã nhận ra chị hồng hào lên trong ánh nắng chiều xiên qua cái ban công hướng Tây, lại thấy hè dường như đã sắp chuyển sang thu, lòng nhẹ hơn một chút.

Dây dưa thêm mấy hạng mục lặt vặt mà cũng đến nửa cái hè. Cũng là bởi gã chẳng thể làm ngơ khi chị thiếu mấy cái đinh vít để treo tranh, hay thiếu mấy cái móc để treo đồ nấu bếp, cho nên mỗi ngày gã lại tranh thủ chạy lên một tí.

Chị nói, ổn định nhà cửa chị mời gã đi cà phê. Vậy mà hôm ấy chị ở cái quán cà phê bên kia đường của tòa nhà, gọi gã mà gã chẳng dám sang. Bỗng dưng gã thấy kỳ kỳ. Dù sao thì gã cũng là một gã “thợ” chỉ thi công công trình, ai lại đi cà phê thân mật với khách hàng bao giờ.

Xong nội thất, chị dọn về nhà mới ở, thỉnh thoảng vẫn triệu hồi gã lên vì phải lắp thêm cái nọ, cái kia thì mới sử dụng được. Có hôm gã cầm cái khoan lên sửa cho chị ngăn tủ bếp bị lệch, chị nấu cơm, mặc cái váy xòe xòe cứ đi qua đi lại trước mặt gã, mùi thơm của nước xả vài phả vào mũi khiến gã không thể tập trung được việc. Gã buộc phải phân tán sự chú ý của mình bằng câu hỏi: “Thế chị không đón con về à?”

“Cháu ở bà ngoại, đợi xin chuyển trường về khu này rồi đón”, chị trả lời gã. Gã lại muốn hỏi “thế chồng chị đâu”, nhưng miệng gã lại câm như hến. Đầu óc gã vốn đơn giản, nhưng cũng có thể nhận ra một vấn đề, chị độc thân hoặc là mẹ đơn thân. Nếu có “nửa kia”, chắc chị chẳng phải một mình “xây tổ ấm”. Nghĩ đến đoạn đó, gã thấy thoải mái hơn một tí.

Cuối cùng mọi việc cũng ổn thỏa, chị không còn cơ hội “củ hành” gã nữa, gã đâm ra thấy rảnh rỗi một cách vô vị. Tháng còn lại của kỳ nghỉ hè bỗng nhiên trở nên chộn rộn, gã nửa mong qua đi, lại nửa mong một “biến cố” nào đó trước khi hè hết thúc. Cuối cùng, hè cũng qua, thu cũng đến, gã trở lại trường ở cách xa nội đô năm mươi cây số. Gã hơi buồn.

Nhiều người bảo, tháng Mười ở Hà Nội là đẹp nhất. Hoa chen nhau đua nở, thời tiết dịu mát, lại thỉnh thoảng có cơn mưa rào tưới cho ướt đẫm cả phố phường. Đôi khi rời trường vào phố, gã lại ngẩn ngơ như vừa đánh mất cả mùa hè, còn thu, gã vẫn chẳng thể nào chạm tới.

Bỗng một hôm chị gọi gã: “Cậu đang ở đâu, có qua tôi cà phê được không?”. Trưa hôm ấy gã xong tiết dạy là quần quật chạy từ trường về cái quán cơm cà phê văn phòng ngay gần cơ quan chị. Chị đến, nhìn thấy gã là cười, nụ cười vô tư thoang thoảng trong cái nắng ngọt ngào trưa mùa thu se se lạnh. Gã chợt nhận ra, mùa thu đã thấm đẫm trong gã từ cái dạo đó, khi gã gặp chị.

Ngồi trước mặt chị gã còn không dám nhìn thẳng. Mãi cho đến khi ăn cơm xong chuyển qua uống cà phê gã mới dám trò chuyện sôi nổi. Chị chịu khó lắng nghe đến mức gã hăng hái chém gió cả những chuyện ngày xửa ngày xưa cùng lũ bạn cho đến khi yêu đương một vài cô chẳng đến đầu đến đũa.

Từ hôm ấy, ngày nào gã cũng kiếm cớ nhắn tin trò chuyện. Chị cũng nhiệt tình đáp lại. Một hôm chị bảo với gã: “Cậu giống hệt một người mà tôi rất yêu”. Gã thấy vui vui. Hình như gã có cơ hội gì đó, rất mơ hồ, gã không biết nữa.

Có đêm gã đi nhậu với bạn, say say, gã cậy men rượu nhắn cho chị cái tin: “Nhớ!”. Nhắn xong, gã nhìn chằm chằm cái điện thoại một lúc, cho đến khi nỗi thất vọng tràn qua trí não gã, len vào tim gã, rồi đầy chặt trong cả căn phòng khiến gã ngột ngạt. Gã bò dậy mở tung cửa sổ cho đêm thu sộc vào mũi. Khi cảm xúc nơi đầu tim đã rớt đến mức thảm hại, thì gã lại nghe tiếng chuông điện thoại kêu “ting ting”. Gã nhào đến cầm lấy. “Ừ.” Chị nhắn. Chỉ một chữ ừ cụt lủn như thế thôi mà gã tỉnh hẳn rượu

Và sau đó, chị trả lời tin nhắn của gã thường xuyên hơn. Mỗi lần trò chuyện gã cố nài chị phải thừa nhận là có quan tâm đến gã, có nhớ gã, nhưng chị chỉ bảo: “Cậu giống cậu ấy”. Gã thấy nôn nao, hơi đau nhói nơi tim. Có lẽ gã có cái hạnh phúc của một diễn viên đóng thế, chỉ là một cái bóng đi qua những thước phim của cuộc đời chị, chẳng ai cần nhớ mặt biết tên, miễn là làm cho cảnh phim thêm sinh động. Thế thôi!

Hằng đêm, chị vẫn chuyện trò với gã, ngọt ngào và ân cần. Gã mạnh dạn hẹn chị đi chơi. Đến hai tuần sau chị mới sắp xếp được thời gian để ăn tối và xem phim với gã. Gã đợi chị ở rạp, chị đến hơi muộn do tắc đường. Khi đèn tắt trong rạp chiếu, gã run rẩy tìm bàn tay chị nắm lấy. Gã thấy tay chị cũng run, từng ngón tay mềm mại để yên trong bàn tay gã. Gã cảm nhận được những giây phút ban đầu ngọt ngào qua từng ngón tay run của chị.

Gã rút điện thoại, nhắn cho chị: “Tôi nhớ em”. Bây giờ gã đã biết cô bằng tuổi gã. Cô trả lời: “Ở ngay cạnh đây rồi còn nhớ gì nữa”. “Tôi vẫn nhớ em”. “Mang cái nhớ lại gần đây”. Gã chưa đọc xong đã thấy bàn tay mềm mại kia kéo khuôn mặt gã về phía cô, trao trọn vẹn một nụ hôn lên môi. Gã thẫn thờ đến mức trở nên bấn loạn, những thước phim như hàng vạn đóa hoa hồng đang nhảy nhót trong mắt gã, trong tim gã.

Hết buổi chiếu phim gã tìm một cái quán ấm cúng rồi cùng cô ăn tối. Trong ánh điện mờ trông cô đẹp lung linh như một vì sao sa xuống khỏi bầu trời, rất gần với gã. Gã với cô vừa trò chuyện vừa cụng ly cho đến khi cô thẫn thờ vì say. Cô lại bảo: “Cậu giống hệt cậu ấy, nói chuyện giống, nhất là khi say, cậu ấy hay gọi điện kể lể”. Một khoảng tối trượt qua mắt gã cùng một thoáng buồn len lỏi. Bây giờ gã cần nhiều hơn một cái bóng của cô.

“Tôi say rồi, em có say không?” Gã xoay xoay ly rượu trong tay, mắt lơ đãng nhìn xuống cổ áo cô. Cô mỉm cười nhìn gã. “Cậu muốn tôi say để làm chuyện xấu à?”. “Cũng không hẳn là chuyện xấu”, gã nói. Cô không phản ứng gì, gã đứng dậy kéo tay cô. “Nếu em đã nghĩ đến chuyện xấu, vậy cùng nhau làm”.

Thật lạ là cô không phải đối, còn nắm chặt tay gã băng qua đêm thu, tìm một nơi ấm cúng để bước vào cùng gã, bước vào đời gã.

Cửa phòng vừa đóng lại, gã đã ôm vội lấy cô mà hôn ngấu nghiến. Mọi thứ trên người cô bị gã lột phăng, cô cũng cuống cuồng cởi những chiếc cúc trên ngực áo gã trong hơi thở dồn dập. Gã cảm thấy điên cuồng và cảm nhận được sự điên cuồng của cô trút sang gã. Gã dơ tay giật phăng cái dây thun buộc tóc màu đen đơn giản của cô, mái tóc xài xổ tung xuống đôi bờ vai trần, như chảy xuôi theo ánh trăng thu vừa len qua cửa kính.

Đêm thu như trong mộng, say đắm, cuồng si,…

Gã lè nhè nói: “Em nghe thấy không, mùa thu đến…”, rồi vùi đầu vào mái tóc thơm mùi hương nồng nàn trong đêm.

Lúc gã tỉnh dậy, cô đã đi rồi. Gã hụt hẫng. Suốt cả ngày gã không nhận được tin nhắn nào của cô, đêm đến gã đợi mà không thấy cô trả lời tin nhắn hay những cuộc gọi nhỡ từ gã. Tất cả chìm trong im lìm. Gã đành nhắn đi nhắn lại một câu: “Anh nhớ em!”

Và từ đó…

Cô không trò chuyện với gã như mọi ngày, như thể qua đêm với gã xong là vứt bỏ gã như một mớ giấy lộn đã qua sử dụng. Gã đã ba mươi, trải qua không ít mối tình, phụ nữ đi qua đời gã không phải là ít, chủ yếu là gã không mặn mà chứ ít khi gã bị quẳng sang một xó phũ phàng như cô làm với gã. Càng thất vọng, gã càng nhớ, nhớ đến cuồng điên.

Bỗng một hôm, cô gọi điện cho gã bảo gã đến chung cư vì con bé sốt cao mà không thể gọi được taxi trong đêm. Gã vội vã lái xe từ trường về chở hai mẹ con cô đến bệnh viện. Nhìn khuôn mặt thất thần của cô qua gương, tay ôm chặt đứa bé, lòng gã nhói lên.

Đến bệnh viện, con bé phải vào cấp cứu. Cô và gã ngồi bên ngoài chờ, cô khóc nấc lên. Đôi mắt nhiều nước ấy khiến gã chịu không nổi, gã ngồi sát lại, quàng tay ôm lấy bờ vai run rẩy. Gã thấy cô lọt thỏm trong tay gã, nhỏ bé, mong manh như chiếc lá vừa rớt xuống từ cành.

“Bố con bé đâu, sao em không gọi anh ta?”. Cô run run lấy điện thoại rồi lục tìm một tấm ảnh. Gã thấy một gia đình hạnh phúc có hai vợ chồng trẻ và đứa con gái nhỏ. Đương nhiên gã nhận ra người phu nữ trong ảnh không phải là cô.

“Hai vợ chồng đứa em trai, tụi nó mất trong cùng tai nạn. Tôi nuôi con bé từ lúc đó…”. Gã chưa hết bàng hoàng thì cô lại nói tiếp: “Tôi nhớ em trai, cậu ấy giống như cậu, được mẹ cưng chiều, hay tụ tập uống rượu, mỗi lần say là nó gọi điện cho tôi nói đủ thứ chuyện cho đến lúc nó ngủ gục mới thôi”.

Gã bất giác kéo cô vào ngực, hôn lên mái tóc rối bù. “Có anh ở đây rồi, con bé sẽ ổn thôi”. Cô gật đầu, vùi sâu vào ngực gã.

Đêm đó, con bé qua được cơn nguy kịch được chuyển đến phòng điều trị. Cô vào trong với con bé, còn gã thì đứng ngoài hành lang chờ trời sáng. Lúc con bé ngủ cô ra ngồi cùng gã.

Gã trơ mặt hỏi cô vì sao sau khi “chiếm đoạt” gã xong lại phớt lờ gã như thế. Cô bảo: “Em sợ một ngày anh lại bỏ em mà đi như cậu ấy, vì anh quá giống cậu ấy”. Gã trúc trắc hỏi: “Thế em có yêu anh không?”. Cô hỏi lại gã: “Thế anh có yêu được con em không?”. Gã chẳng cần đắn đo, gật đầu thật mạnh: “Yêu”.

Chỉ có thế, trong cái đêm sáng trăng ở bệnh viện, cô ngồi dịu dàng dựa vào bờ vai gã. Gã nhìn vào mắt cô, thấy trong đó ngoài tình yêu tha thiết còn có thứ niềm tin rực rỡ. Cuối cùng, gã cũng điểm một nụ hôn thật nhẹ lên tóc cô. Sau lưng cô, ánh dương đã chiếu rọi chân trời, dát một vầng sáng bạc trên mái tóc thơm mùa hoa sữa....

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.

Tin khác

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

(LĐTĐ) Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Xem thêm
Phiên bản di động