Đừng rút ngắn con đường từ nhà đến bệnh viện
Siết chặt hơn nữa việc cấp giấy đi đường Nếu không muốn thành F0 xin hãy ở nhà! |
1. Không chỉ trước đây mà ngay cả hiện nay, liên quan đến SARS-CoV-2 vẫn còn có những luồng ý kiến trái chiều, ngay cả trong giới chuyên môn lẫn giới học thuật của thế giới và Việt Nam. Đáng chú ý là luồng ý kiến: Khi trong cộng đồng có 100 người nhiễm, thì có khoảng 20 người (20%) có thể bị nặng cần điều trị. Và trong khoảng số 20 người đó, chỉ có 2% bị rất nặng có thể dẫn đến tử vong. Xét trên tỷ lệ đó, vi rút SARS-CoV-2 tỷ lệ tử vong còn ít hơn cúm mùa. Trong năm 2020, tại các nước châu Âu, Mỹ, Nam Phi… người dân chưa lường được hết sự nguy hiểm của dịch bệnh, coi Covid như cúm mùa, cứ tự do ra đường, không có sự phòng tránh lây lan. Hệ quả là số người nhiễm gia tăng nhanh chóng, số người trở nặng nhập viện cũng theo tỉ lệ tăng lên vô cùng lớn. Hệ thống y tế hiện đại như các quốc gia châu Âu và Mỹ… cũng bị “sụp đổ”, số người chết rất nhiều. Đấy là thời điểm chưa có biến chủng Delta!
Vào lúc 8h sáng ngày 13/8 tại ngã Tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám, lượng người đổ ra đường đông như ngày thường. (Ảnh: LĐ). |
Khi các quốc gia nhận ra rằng, SARS-CoV-2 là quá nguy hiểm, cái giá phải trả đã quá đắt. Để hạn chế lây lan các nước đã phải tính đến chuyện phong tỏa, giãn cách và đeo khẩu trang. Giờ vắc xin đã có, nhưng với biến chủng Delta, Lambada và có thể còn có biến chủng siêu nguy hiểm hơn nữa… khiến các nước vẫn rất dè dặt trong việc mở cửa trở lại. Nhỏ như Bỉ, dân số ít, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin khá lớn, song vẫn “từ tốn” trong việc mở cửa nền kinh tế. Người dân đã biết sợ, Chính phủ cũng quy định ngặt nghèo hơn trong việc ra đường, đến những nơi công cộng bên cạnh thực hiện giãn cách triệt để phải đeo khẩu trang.
2. Ấn Độ khi làn sóng dịch “bước chân” vào nước này những tháng cuối năm 2020, khi đó giới chuyên gia lo lắng, Ấn Độ có thể bị sụp đổ bởi dân số rất đông. Nhưng hóa ra dự báo và cảnh báo của các chuyên gia lại chưa đúng lúc. Covid-19 dường như chỉ "ghé thăm" chốc lát rồi biến mất.
Sang những ngày tháng đầu năm 2021, dịch Covid-19 lại quay trở lại Ấn Độ. Lúc này dân chúng chưa lo lắng, còn rất chủ quan vì cho rằng trong năm 2020 nước mình đã chiến thắng dịch. Người dân vẫn vô tư ra đường, tụ tập, hội hè… xem như không có vấn để gì. Nhưng quá sức tưởng tượng, chỉ trong một thời gian rất ngắn, tốc độ lây nhiễm như cấp số nhân đã diễn ra quá nhanh, số người mắc quá lớn khiến hệ thống y tế không thể đáp ứng được. Hệ thống y tế sụp đổ dẫn đến thảm cảnh người chết quá nhiều. Những hình ảnh quá tải, hỏa thiêu xác người bệnh khiến ai cũng không khỏi rùng mình. Những tháng 4, 5, 6… đỉnh điểm của sự tàn khốc mà dịch Covid-19 gây ra cho Ấn Độ khiến các quốc gia càng phải cảnh giác với Covid-19.
Cũng thời gian đó, các nhà khoa học phát đi thông điệp đây là loại vi rút thuộc biến chủng mới, đặt tên Delta. Biến chủng này có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn rất nhiều với chủng trước đây, tỷ lệ tử vong cũng cao hơn. Thế giới lại một phen “rúng động”.
3. Trở lại câu chuyện về tỷ lệ các bệnh nhân nặng, tử vong không cao trên tỷ lệ người bị mắc Covid-19. Nó sẽ không đáng lo ngại nếu không đưa ra con số về tốc độ lây nhiễm và môi trường để vi rút có điều kiện lây lan. Việc tiếp xúc gần, không đảm bảo khoảng cách chiếm tỷ lệ dễ lây nhiễm cao nhất.
Nếu tính theo tỷ lệ trong 100 người mắc có khoảng 20 người (20%) cần phải vào bệnh viện điều trị, thì khi trong cộng đồng có khoảng 10.000 người bị nhiễm, số người cần vào bệnh viện điều trị đã lên tới con số 2.000 người. Bệnh viện là nơi khám, chữa các loại bệnh, nếu lại phải tiếp nhận 2.000 bệnh nhân nói trên đã là bài toán hóc búa. Huống gì nếu con số người nhiễm lên tới vài chục nghìn người, cả trăm nghìn người, thì sự “sụp đổ” y tế là điều khó tránh khỏi.
Chống Covid-19 sẽ rất khó nếu không có sự đồng lòng cùng vào cuộc. Nếu chủ quan để dịch lây lan và nhiễm rộng trong cộng đồng sẽ không thể kiểm soát được, hậu quả khó lường. Chỉ cần mọi người tuân thủ các nguyên tắc về giãn cách, đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn thì Covid-19 sẽ không có môi trường để lan truyền. Liệu có khó quá không? Cùng với đó cơ quan y tế cũng sẽ “bốc” ngay các F0 nếu vừa chớm xuất hiện.
Nếu không thực hiện nghiêm Chỉ thị về giãn cách xã hội thì đường đến bệnh viện sẽ rất ngắn. (Ảnh minh họa các bệnh nhân mắc Covid- 19 nặng điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh). |
4. Trong nước, trong bối cảnh làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số địa phương đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, hạn chế tối đa sự lây lan của dịch bệnh. Đồng nghĩa là giảm số ca F0 nhất có thể, giảm tải cho hệ thống y tế trong lúc đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin.
Nhìn ra thế giới và một số địa phương tại nước ta hiện nay, dịch bệnh bùng phát mạnh, hệ thống y tế không thể đáp ứng kịp. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là không thực hiện nghiêm giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng và nguyên tắc 5K. Với vi rút SARS-CoV-2 nói chung, biến chủng Delta nói riêng, chỉ cần chúng ta sơ sẩy một chút, chủ quan một chút, không giữ khoảng cách một chút thì có thể hậu quả sẽ vô cùng lớn. Bệnh nhân tăng liên tục ắt bệnh viện sẽ không còn chỗ. Tìm được xe cấp cứu đã khó, tìm được rồi nhưng đến cơ sở y tế nào để chữa trị còn khó hơn nhiều. Đây chính là sự thực tế đau xót ta phải lường trước nếu không tuân thủ những nguyên tắc phòng tránh dịch.
Biết rằng ai cũng có công việc, ai cũng phải mưu sinh, song giữa lựa chọn lợi ích mưu sinh trước mắt với việc chẳng may bị Covid-19, chắc chắn chúng ta sẽ chọn sự bình an. Tương tự, đối với doanh nghiệp, cơ quan, công sở… lựa chọn thế nào giữa lợi ích kinh tế, công việc phải giải quyết với việc để cán bộ, nhân viên ra đường đối diện với nhiều rủi ro về lây nhiễm? Lựa chọn thế nào giữa cân đối công việc, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để chỉ phải hạn chế sản xuất trong ngắn hạn hay để đại dịch kéo dài mọi công việc sản xuất - kinh doanh bị ngưng trệ dẫn đến phá sản, nợ nần? Chắc chắn thủ trưởng các doanh nghiệp, đơn vị sẽ có câu trả lời rõ nhất, trách nhiệm nhất.
Câu hỏi đặt ra là tại sao đường phố những ngày giãn cách xã hội này vẫn khá đông? Trong khi cả Thủ đô đang thực hiện giãn cách xã hội, mỗi cá nhân, công dân cần phải tiếp tục nâng cao ý thức hơn nữa. Đừng rút ngắn con đường từ nhà đến bệnh viện, thậm chí là đến nghĩa địa của mình và người thân chỉ vì sự chủ quan, coi thường sự lây lan của dịch bệnh. Lúc đấy hối hận thì đã quá muộn!
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49