Đừng đùa nếu thiếu cảnh giác
Vì sao không nên đi bơi, chơi trò dưới nước khi bị tiêu chảy? | |
5 "lợi ích vàng" tốt cho sức khỏe từ việc bơi lội |
PV: Thưa PGS tại sao đi bơi lại có nguy cơ mắc viêm tai?
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Hiện nay, không ít cha mẹ cho rằng, sau khi cho con đi bơi xong trẻ hay bị viêm tai giữa. Điều này là không đúng. Vì bơi lội không phải là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Thực tế là do nhiều bể bơi có chất lượng nước không đảm bảo dẫn đến trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng… Các bệnh này không điều trị đúng, điều trị không triệt để sẽ gây viêm nhiễm các cơ quan khác trong hệ thống hô hấp, trong đó có viêm tai giữa. Như vậy, việc bơi lội ở các bể bơi có chất lượng nước không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó có bệnh viêm tai giữa. Chứ không có chuyện trẻ đi bơi về là bị viêm tai giữa do ứ đọng nước trong tai.
Thông thường tai có cơ chế chống nhiễm khuẩn, tuy nhiên cơ chế này chỉ hoạt động khi tai khô. Bởi vậy, khi tai ướt sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trong khi các vi khuẩn, vi nấm phát triển trong bể bơi, hay trong các hồ nước ngọt, vì vậy khi mọi người đi bơi thì vi khuẩn dễ xâm nhập vào tai. Và nguy cơ nhiễm khuẩn tai càng lớn, khi trong tai có nhiều ráy tai. Và trong môi trường ẩm ướt thì tác nhân gây bệnh viêm tai phát triển. Bởi vậy, khi đi bơi, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ bị viêm tai giữa
Khi bơi nên dùng các dụng cụ để bịt kín 2 lỗ tai (ảnh minh họa) |
PV: Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm tai, không biết có phải do cấu tạo tai của trẻ chưa hoàn thiện như người lớn hay không thưa PGS? Và những người nào không nên đi bơi thưa PGS?
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Đối với trẻ em thì tai chưa phát triển hoàn thiện so với người lớn. Như ống tai hẹp và nhỏ, cấu tạo ống tai nghiêng ra phía trước, nên trẻ em đi bơi nước rất dễ đọng vào trong. Đặc biệt với những trẻ nhỏ, những người mới đi tập bơi, dễ bị nước tràn vào mũi, họng, tai dẫn đến nguy cơ mắc phải bệnh viêm tai càng cao. Nguyên nhân thứ hai là em bé rất dễ dàng bị kích động. Bởi vậy khi đi bơi dù chỉ khó chịu một chút là dùng móng tay, ngón tay để ngoáy vào tai…gây xước những nang chân lông. Khiến cho nước trong tai không ra được, đồng thời làm ù tai cũng như dẫn đến tình trạng viêm tai nặng hơn. Bên cạnh đó, vào mùa hè bao giờ trẻ cũng dễ bị viêm mũi họng. Với các cháu đang bị viêm amidan, viêm mũi…đi bơi càng nguy hiểm. Ngoài nguy cơ cao bị viêm tai ngoài, thì nguy cơ bị viêm tai giữa cũng rất cao. Bởi vì khi đi bơi nước đọng trong tai, tràn vào mũi họng, khiến đầy nhanh quá trình bị viêm tai giữa.
Còn đối với người lớn cũng vẫn có nguy cơ mắc phải viêm tai giữa, tuy nhiên tỷ lệ ít hơn, vì người lớn đã có ý thức phòng ngừa bệnh cao hơn. Đặc biệt, ở người lớn, ống tai họ rộng hơn thì nguy cơ mắc viêm tai cũng ít hơn. Tuy nhiên, đối với những người đã có tiển sử bi viêm tai giữa hay bị thủng màng nhĩ thì không nên đi bơi. Hoặc trong trường hợp những người đang bị viêm mũi, viêm họng thì cũng không nên đi bơi.
PV: Vậy có dấu hiệu nào cho biết một người mắc viêm tai ở trẻ em?
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Trong khoảng 1 hoặc 2 ngày đầu viêm tai thường là triệu chứng tiến triển thường nó chỉ bị đầy và gây cảm giác ngứa tai cho người bệnh.Sang đến ngày thứ 3, người bệnh sẽ có triệu chứng đỏ da tai ngoài và cảm thấy ngứa trong tai. Và bệnh nhân thì đau tai, đặc biệt đau vùng rái tai. Đau tăng dữ dội, khi nói, khi nhuốt.
Sau đó đau lan lên vùng cổ, vùng mặt và vùng đầu. Càng kéo vành tai lên thì càng đau. Sau đó từ tai sẽ chảy dịnh rỉ viêm ở tai ra và cảm giác như có nước ở trong tai. Đồng thời người bệnh sẽ bị phù nề các tuyến hạch vùng cổ. Sưng ở toàn bộ vùng ống tai ngoài. Khi tai bị viêm sẽ sưng nề khép kín cả ống tai, nên khi bị viêm tai bệnh nhân có cảm giác đầy, nặng trong tai và nghe kém.
PV: Thưa PGS nhiều người sau khi đi bơi về có những dấu hiệu ngứa, đau tai thì mua nước muối sinh lý để nhỏ vào tai. Như vậy có đúng không? Đặc biệt, bác sĩ có nhận định thế nào về việc một số hiệu thuốc kê nhiều kháng sinh cho người dân khi có dấu hiệu viêm tai?
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Khi mà viêm thì phải dùng kháng sinh là điều chắc chắn. Tuy nhiên dùng quá nhiều kháng sinh là không tốt. Đặc biệt là những trường hợp chưa được bác sĩ khám hay kê đơn thuốc thì không nên dùng.
Sau khi bị ngứa và đau tai thì nên sử dụng nước muối sinh lý để rỏ. Nhằm làm lỏng tai ra, để nước có thể chảy ra ngoài được. Tuy nhiên, các bác sĩ thường sát trùng bằng cồn betadin thì sẽ tốt hơn. Thông thường khi ống tai bị sưng nề, chỉ cần đặt cồn betadin vào đó trong khoảng 1 ngày bỏ ra thì sẽ giúp giảm sưng nề hiệu quả.
PV: Đối với viêm tai thì việc điều trị có dứt điểm được không thưa BS?
Hiện nay, không ít cha mẹ cho rằng, sau khi cho con đi bơi xong trẻ hay bị viêm tai giữa. Điều này là không đúng. Vì bơi lội không phải là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Thực tế là do nhiều bể bơi có chất lượng nước không đảm bảo dẫn đến trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng… Các bệnh này không điều trị đúng, điều trị không triệt để sẽ gây viêm nhiễm các cơ quan khác trong hệ thống hô hấp, trong đó có viêm tai giữa. Như vậy, việc bơi lội ở các bể bơi có chất lượng nước không đảm bảo sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp ở trẻ, trong đó có bệnh viêm tai giữa. Chứ không có chuyện trẻ đi bơi về là bị viêm tai giữa do ứ đọng nước trong tai. |
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Khi viêm tai, hoặc phát hiện bị viêm tai thì tốt nhất nên nghỉ bơi. Chúng ta nên tập trung vào điều trị. Vì viêm tai giữa có thể điều trị dứt điểm. Điều trị nếu dứt điểm bệnh, thì sau đó vẫn có thể tiếp tục bơi lội được. Nhưng cần cẩn trọng cho khâu vệ sinh hơn. Điều trị viêm tai thì thông thường kéo dài trong một tuần mới có thể khỏi được. Nguyên lý là giảm viêm nang chân lông có mủ ở trong tai.
PV: Theo PGS, mỗi gia đình trước khi đi bơi nên trang bị cho mình những gì để thoải mái bơi lội mùa hè, lại không lo những bệnh lý tai mũi họng?
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm tai giữa, đặc biệt là cho trẻ khi đi bơi là cha mẹ cần lựa chọn bể bơi có chất lượng nước đảm bảo an toàn, không chứa nhiều hóa chất độc hại cho hệ hô hấp của trẻ. Với những trẻ có cơ địa dị ứng với các hóa chất, cha mẹ nên lựa chọn môn thể thao khác phù hợp với cơ địa của trẻ. Vì với cơ địa dị ứng với hóa chất, trẻ sẽ dễ bị viêm mũi, viêm họng và nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tai giữa.
Bên cạnh đó, khi trẻ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, cha mẹ cần đưa con đi thăm khám và điều trị triệt để, tránh gây biến chứng và gây viêm nhiễm đến các bộ phận khác của đường hô hấp. Và khi phát hiện trẻ bị viêm tai giữa cần đưa đi khám và điều trị ngay, bởi bệnh viêm tai nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm mãn tính, hoặc có thể dẫn đến bị điếc.
Khi đi bơi làm sao để đi bơi mà không để nước vào ống tai được là điều lý tưởng nhất. Tốt nhất là mọi người nên trang bị mũ bơi, để che không cho nước vào tai. Hoặc sử dụng nút tai, cũng là một trong những cách phòng chống nước vào tai hiệu quả. Để hạn chế cũng như phòng ngừa bệnh viêm tai một cách hiệu quả, thì sau khi từ bể bơi lên mọi người không nên lấy ngón tay ngoáy tai. Chỉ nên nghiêng đầu và lắc lắc cho nước chảy ra. Có thể dung tăm bông sạch lau khô tai. Sau khi lau khô tai bằng tăm bông, thì có thể sát trùng bằng cồn để sạch tai.
Nếu bị viêm tai thì khi nhai, nhai cứng, nuốt nước rất đau. Bởi vậy, khi bị viêm tai ngoài nên cho bệnh nhân ăn đồ ăn mềm và mát cho cơ thể.
Minh Khuê (Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00