Đưa sản phẩm làng nghề Thủ đô vươn xa
Phát triển làng nghề gắn với du lịch: Làm sao khơi gợi tiềm năng? Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển |
Chủ động ứng dụng số hóa, tự động hóa
Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, các làng nghề trên địa bàn Thủ đô đã chủ động ứng dụng, chuyển đổi dữ liệu và quy trình làm việc từ thủ công sang số hóa, tự động hóa… Trong đó, làng nghề Bát Tràng là một trong những điển hình tiêu biểu.
Bát Tràng là làng gốm truyền thống có tuổi đời gần 700 năm. Khu làng cổ Bát Tràng rộng 5,2ha có hàng trăm năm tuổi với 23 nhà cổ, 16 nhà thờ họ được xây dựng bằng gạch Bát Tràng cổ. Nơi đây cũng được biết đến là vùng địa linh, có 9 di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc có giá trị như: Chùa Tiêu Giao, đình Giang Cao, miếu Bản, đình Bát Tràng, đền Mẫu, chùa Kim Trúc, văn chỉ Bát Tràng.
Bà Hà Thị Vinh (mặc áo dài) giới thiệu sản phẩm gốm sứ tiêu biểu của Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh. |
Bắt kịp xu thế thương mại điện tử, làng nghề Bát Tràng những năm gần đây đã có những bước tiến xa. Làng gốm Bát Tràng đã nhanh nhạy ứng dụng khoa học, kỹ thuật, cải tiến quy trình sản xuất, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để thích ứng với xu thế thị trường.
Theo nghệ nhân Phùng Văn Hoàn, trước kia khi chưa có sự phát triển của công nghệ, những sản phẩm của làng Bát Tràng làm ra chỉ có thể để ở nhà. Nhưng hiện nay, cả một làng nghề sản xuất với tốc độ rất cao, nếu người làm nghề không quảng bá, không tiếp cận với những kênh thông tin điện tử để đến với người tiêu dùng thì đó là thiệt thòi.
Nhiều hộ kinh doanh tại đây đã tiếp cận và ứng dụng thương mại điện tử nên doanh số bán hàng tăng cao. Anh Trần Dương Quý, một hộ kinh doanh sản phẩm gốm trên các kênh thương mại điện tử cho biết, sau 4 năm kinh doanh online, chỉ tính riêng trên kênh Facebook sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đã tiếp cận được 8 triệu người tiêu dùng. Thương mại điện tử đã đưa thương hiệu của Bát Tràng đi xa hơn. Rất nhiều đơn vị bán buôn ở các tỉnh khác biết đến dòng sản phẩm mới của Bát Tràng thông qua website và mạng xã hội Facebook.
Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh Hà Thị Vinh, một trong những “đầu tàu” phát triển nghề gốm ở Bát Tràng, cho biết: “Công ty có 2 xưởng sản xuất tại Bát Tràng và Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Đến nay, hơn 90% sản phẩm gốm của công ty được xuất khẩu sang hơn 20 quốc gia, không chỉ góp phần tăng doanh thu của công ty, mà còn lan tỏa nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế”.
Cũng giống như Bát Tràng, làng nghề Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cũng nhanh nhạy trong việc chuyển đổi từ thủ công sang số hóa. Nổi tiếng với nghề tạc tượng và chế tác đồ thờ, làng nghề Sơn Đồng hội tụ nhiều thợ trẻ tay nghề cao, nhanh nhạy trong ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất cũng như quảng bá, xúc tiến thương mại.
Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng Nguyễn Viết Hùng cho hay, trên địa bàn hiện có khoảng 700 hộ làm nghề; mỗi năm, sản phẩm làng nghề Sơn Đồng mang lại nguồn thu hơn 2.850 tỷ đồng. Xã không còn hộ nghèo và đã hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2022.
Không đứng ngoài “cuộc chiến” cải tiến sản xuất, phát triển thị trường, làng nghề sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín, Hà Nội) cũng đang tích cực đổi mới hình thức, phương thức bán hàng, đặc biệt là áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số từ quản lý điều hành đến hoạt động sản xuất và bán hàng. Đi đôi với đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, nhiều hộ trong làng nghề đã linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
Những hình ảnh, video về quá trình sản xuất sản phẩm được người dân tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo, thu hút đông đảo khách hàng. Đặc biệt, việc mở kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội được giới trẻ của làng nghề sử dụng phổ biến, đem lại giá trị cao.
Với nghề may comple nổi tiếng, ông Nguyễn Văn Dậu, thôn Chính Vân (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chia sẻ, thời gian gần đây, đi đôi với đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, nhiều hộ trong làng nghề linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Những hình ảnh, video về quá trình may đo, tạo dựng... được người dân tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo, thu hút đông đảo khách hàng.
Đặc biệt, ông Dậu cho biết, việc mở kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội được giới trẻ của làng nghề sử dụng phổ biến, đem lại giá trị cao. Hiện, sản lượng bán hàng thông qua mạng xã hội và thương mại điện tử bắt đầu tăng, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
Hỗ trợ để làng nghề tiếp cận công nghệ
Hiện tại cùng với việc nhiều làng nghề đã chủ động chuyển từ thủ công sang số hóa, tự động hóa thì vẫn còn một số ít làng nghề chỉ dừng lại ở việc quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối online. Số cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ và thương mại điện tử trong kinh doanh còn khiêm tốn. Nguyên nhân cơ bản do đa số hộ sản xuất trong làng nghề là nông dân, trình độ tiếp cận thị trường chưa cao, ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất...
Trước thực trạng này, chính quyền một số địa phương đã kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Riêng với địa bàn huyện Phú Xuyên, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Lê Văn Bính cho hay, việc nắm bắt thông tin thị trường, công tác kết nối giao thương với các siêu thị, doanh nghiệp xuất - nhập khẩu của các làng nghề chưa nhạy bén; việc đầu tư sản xuất công nghệ cao đòi hỏi nguồn kinh phí lớn trong khi hầu hết làng nghề thiếu vốn. Do đó, thời gian tới, để chuyển đổi số phát huy hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực cho các làng nghề truyền thống trên địa bàn, các làng nghề Hà Nội nói chung và Phú Xuyên nói riêng cần tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chú trọng hướng dẫn làng nghề ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn người dân kiến thức về thương mại điện tử, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả sản xuất trong làng nghề.
Đối với Bát Tràng, hiện làng nghề đang triển khai thực hiện Đề án và Quy hoạch chi tiết bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch tỷ lệ 1/500, theo đó sẽ có các công trình như: Trung tâm thương mại gốm sứ Bát Tràng, khu bảo tàng gốm sứ, khách sạn ven sông Bắc Hưng Hải... Đây là “cái lõi” phát triển du lịch để qua đó thực hiện công tác bảo tồn cũng như nâng tầm giá trị của nghề gốm sứ truyền thống, đưa Bát Tràng trở thành điểm du lịch quốc tế.
Bà Hà Thị Vinh chia sẻ, thực tế việc triển khai chuyển đổi số đang tạo ra những thay đổi cụ thể cho du lịch làng nghề Bát Tràng. Bên cạnh đó, Bát Tràng cũng được biết đến là một trong những làng nghề đầu tiên trên địa bàn Hà Nội ứng dụng công nghệ số để phát triển “du lịch thông minh”.
Đến nay, UBND xã cũng đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên số, bản đồ số về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, du lịch, dịch vụ, thương mại Bát Tràng dưới dạng phim 3D, băng âm thanh, hình ảnh, văn bản; phần mềm du lịch thông minh ứng dụng trên thiết bị thông minh; lắp đặt wifi miễn phí...
Để hỗ trợ các làng nghề thực hiện hiệu quả chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, trong những năm vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND thành phố Hà Nội ban hành và triển khai thực hiện nhiều Đề án, Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn như: Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 - 2025; Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”.
Cùng với đó Thành phố triển khai nhiều chính sách mạnh mẽ để thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo như: Hỗ trợ chữ ký số, hoá đơn điện tử cho các doanh nghiệp thành lập mới; tổ chức các khoá đào tạo…
H.Phong
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49