Đưa các giải pháp dự phòng, chăm sóc sức khỏe đến gần hơn với người dân Việt Nam
Tiêm vắc xin là biện pháp duy nhất phòng bệnh dại Cần “vắc xin” bảo vệ trẻ em trên không gian mạng Việt Nam ưu tiên phát triển các vắc xin mới phòng ngừa bệnh lao |
Theo các chuyên gia, dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 87.000 ca mắc sốt xuất huyết và gần 25 trường hợp tử vong.
Đại diện Công ty TNHH Takeda và đại diện Hệ thống tiêm chủng VNVC ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược ngày 28/9. |
Hiện sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu ngoài việc giảm bớt các triệu chứng và chưa có vắc xin phòng ngừa. Trong khi đó, biện pháp kiểm soát nguồn lây còn gặp nhiều khó khăn do ý thức phòng chống bệnh của người dân còn hạn chế, nguồn lực phòng ngừa không ổn định, địa bàn dân cư rộng khó kiểm soát, xử lý giám sát…
Tại lễ ký kết, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC và Takeda, thống nhất triển khai nhiều hoạt động với mục tiêu đào tạo, nghiên cứu khoa học..., nhằm thúc đẩy nhận thức, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vắc xin sốt xuất huyết.
Tham gia lễ ký kết, Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), đánh giá cao sự hợp tác của Takeda và VNVC - hệ thống tiêm chủng hoàn chỉnh hàng đầu Việt Nam. "Chúng tôi hy vọng người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận vắc xin sốt xuất huyết trong thời gian sớm nhất", ông Nguyễn Ngô Quang nói.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam chia sẻ, từng chứng kiến nhiều vụ dịch và trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết gây ra và hiểu rõ vai trò phòng bệnh truyền nhiễm của vắc xin.
Ông Trần Đắc Phu đánh giá cao mô hình tiêm chủng ưu việt của VNVC và bày tỏ vui mừng trước sự lớn mạnh, uy tín và chất lượng của VNVC khi hiện có hơn 130 trung tâm tiêm chủng trên cả nước, giúp người dân được tiếp cận dễ dàng hơn các loại vắc xin mới lưu hành trên thế giới.
"Tôi mong muốn lễ ký kết ngày hôm nay giữa VNVC và Takeda có thể mang lại hiệu quả thành công và chúng ta có thể sớm đưa vắc xin sốt xuất huyết về Việt Nam. Và tất nhiên là vắc xin phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu về hiệu quả, an toàn để đưa được vào Việt Nam", ông Trần Đắc Phu kỳ vọng.
Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tổng Giám đốc Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ ngay từ khi ra đời, VNVC xác định sứ mệnh mang về nhiều và đầy đủ nhất các loại vắc xin chất lượng cao tương đương với các nước phát triển trên thế giới về cho người dân Việt Nam.
Với kinh nghiệm bảo quản và là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin lớn trên thế giới, VNVC sẵn sàng hợp tác với các nhà sản xuất để kịp thời đưa các loại vắc xin phòng bệnh như sốt xuất huyết, Zona thần kinh, tay chân miệng, viêm gan B thế hệ mới… về phục vụ người dân Việt Nam. "Sự kiện hợp tác mở ra triển vọng ứng dụng các biện pháp tân tiến phòng ngừa căn bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là bằng vắc xin sốt xuất huyết trong tương lai tại Việt Nam", ông Ngô Chí Dũng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh các dịch bệnh truyền nhiễm đặc biệt là sốt xuất huyết đang ngày càng nguy hiểm, có chiều hướng phức tạp và chưa có vắc xin tại Việt Nam, hợp tác chiến lược giữa hai đơn vị được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Trưởng đại diện Takeda Việt Nam, bà Katharina Geppert đánh giá cao việc hợp tác với VNVC để đưa các giải pháp dự phòng, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của Takeda đến gần hơn với người dân Việt Nam.
"Tại Takeda, chúng tôi đánh giá cao sức mạnh của sự hợp tác giữa các đối tác y tế tại từng quốc gia để cùng nhau giải quyết các thách thức về sức khỏe cộng đồng, trong đó có giải pháp trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết", bà Katharina Geppert chia sẻ.
Được biết, vắc xin do Takeda sản xuất (tên đăng ký thương mại QDENGA) đã được cấp phép sử dụng tại hơn 30 quốc gia bao gồm Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Argentina và các quốc gia có tình hình dịch tễ sốt xuất huyết tương tự như Việt Nam, Indonesia, Brazil và gần đây hơn là Thái Lan. Hiện vắc xin chưa được cấp phép lưu hành ở Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42
Tâm huyết với sáng kiến nâng cao sức khỏe người cao tuổi
Longform 27/10/2024 09:07