Đốt rơm rạ ở Hà Nội: Cần sự hỗ trợ của Nhà nước và nhà khoa học
Tái diễn tình trạng đốt rơm rạ trên các cánh đồng, gây ô nhiễm không khí Tỷ lệ đốt rơm rạ sau thu hoạch ở Hà Nội giảm rõ rệt Dựa vào ý thức thôi, chưa đủ! |
Tình trạng đốt rơm rạ vẫn diễn ra phổ biến
Đến hẹn lại lên, cứ vào vụ gặt lúa, đặc biệt là cuối tháng 5, đầu tháng 6/2021, ở các tỉnh phía Bắc, các huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội lại diễn ra tình trạng đốt rơm rạ khiến không khí ô nhiễm nghiêm trọng.
Đốt rơm rạ vẫn tái diễn ở các huyện ngoại thành Hà Nội. |
Theo kết quả nghiên cứu “Kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng” do Sở TN&MT Hà Nội kết hợp Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) cùng nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên công bố mới đây, chỉ tính riêng vụ Đông Xuân năm 2020, tổng lượng rơm rạ bỏ lại trên đồng ruộng ở Hà Nội là 384.505 tấn. Khoảng 20% trong số đó bị đốt, phát sinh 179,08 tấn bụi PM10, 163,3 tấn bụi mịn PM2.5 và 23.000 tấn CO2. Đây đều là những chất gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu cũng chỉ ra, việc đốt rơm rạ phát sinh lượng bụi mịn PM2.5 rất lớn và là nguồn phát thải đáng kể khiến chất lượng không khí bị ô nhiễm.
Bằng mô hình tính toán lan truyền chất ô nhiễm, các nhà khoa học cho thấy, bụi và khí thải từ đốt rơm rạ có thể lan truyền trong không khí, ảnh hưởng đến cả những người không sống gần nơi đốt rơm rạ, làm tăng ô nhiễm môi trường không khí, làm tăng nguy cơ bệnh tật cho cộng đồng, đặc biệt là các bệnh về hô hấp và tim mạch. Ảnh hưởng đến tầm nhìn của giao thông,…
Các chuyên gia môi trường cho rằng, đốt rơm rạ là quá trình đốt không kiểm soát và đốt không cháy hoàn toàn nên dễ phát sinh nhiều chất ô nhiễm không khí như bụi PM 2.5, PM 10, black cacbon, NOX... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chính những người dân bản địa và cả những người dân sống ở những khu vực không có hiện tượng đốt rơm rạ.
Một số chuyên gia y tế khuyến cáo, khói rơm rạ cũng được cho là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh liên quan đến hô hấp như phổi tắc nghẽn mãn tích, hen suyễn,…
Nhiều nơi, người dân đã xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học. (Ảnh: Hồng Anh/moitruongvacuocsong) |
Theo Đại diện Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT, đốt rơm rạ là hoạt động diễn ra hằng năm, lặp đi lặp lại của nông dân khu vực nông thôn, trở thành nguyên nhân không nhỏ gây ra tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ ở Hà Nội mà còn nhiều tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Để kiểm soát các hoạt động này, ngày 18/9/2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 15 về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ... Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện, đảm bảo từ ngày 1/1/2021 không còn hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định trên địa bàn. Các quận huyện cũng đã có các văn bản, kế hoạch liên quan để giảm thiểu tối đa tình trạng đốt rơm rạ.
Từ việc phân tích các đặc tính xung quanh cây lúa, nhiều giải pháp được thiết lập nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả xử lý rơm rạ, trong đó phải kể đến các quy mô hiệu quả như: Với quy mô nhỏ áp dụng với các hộ gia đình, cá nhân có thể ủ rơm bằng chế phẩm sinh học, vi sinh (làm phân bón hữu cơ ngay tại đồng ruộng hoặc hỗ trợ các cây trồng khác); trồng nấm; tận dụng rơm rạ trong chăn nuôi (làm thức ăn và làm đệm lót sinh học); làm sản phẩm thủ công...
Quy mô lớn áp dụng với các khu vực sử dụng máy móc, công nghệ: Cày vùi rơm rạ vào đất và lấy nước vào ruộng ngay sau thu hoạch; mô hình kết hợp (cuốn rơm - cày vùi gốc rạ - rải phân vi sinh); sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học thay thế. Cùng trong một huyện nhưng các xã, cụm xã có thể lựa chọn nhiều giải pháp khác biệt để phù hợp với đặc tính địa phương như: Vịt Vân Đình (huyện Ứng Hòa), Bò sữa (huyện Ba Vì), Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm)….
Tuy nhiên, theo người dân, thực tế ở nhiều vị trí các giải pháp này còn khó thực hiện hay gây mất thời gian tiêu tốn kinh phí. Đốt rơm rạ sẽ không tốn công xử lý sau khi thu hoạch mà còn tiêu diệt được mầm mống dịch hại và sau khi đốt rơm thành tro và tro này ủ khoảng 2 - 3 tháng, sẽ đem bón cho các ruộng trồng rau.
Thay đổi tư duy, kết hợp nhiều biện pháp mới giải quyết được việc đốt rơm rạ
Theo đánh giá của TS Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, việc người dân đốt rơm rạ là nguyên nhân lớn nhất khiến chất lượng không khí ở Hà Nội xuống mức thấp những ngày qua. Ông Tùng cũng cho rằng, những giải pháp mà Hà Nội đang thực hiện có những kết quả nhất định nhưng vẫn gặp khó và chưa bền vững.
"Ví dụ một sào ruộng người dân chỉ thu được khoảng 400.000 đồng, sau thời gian dài chăm sóc, nhưng lại phải trích tiền đấy ra để thuê người thu gom rơm rạ, tự mua chế phẩm sinh học, mất thêm công sức... nên rất khó để người nông dân từ bỏ việc đốt bỏ rơm rạ như hiện nay. Chúng ta chưa thấu hiểu họ, chưa có sự hỗ trợ cụ thể nên giải pháp đưa ra đều không đạt được hiệu quả như mong muốn, hoặc chỉ duy trì được trong một thời gian ngắn như các dự án hỗ trợ, sau đó đâu lại vào đó", TS Hoàng Dương Tùng nêu quan điểm.
Cũng theo ông Tùng, các giải pháp đưa ra cần phù hợp với từng vùng, từng địa phương và cần có sự vào cuộc không chỉ của cơ quan quản lý về môi trường, mà cả các ban ngành quản lý về kinh tế, nông nghiệp, nhà doanh nghiệp. Không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động.
“Các giải pháp áp dụng vào thực tế cần linh hoạt, quan tâm sâu sát để phù hợp với thực tiễn từng địa phương, từng mảnh ruộng… Vì nhiều thửa ruộng cao, khi thu hoạch mặt ruộng khô khốc sẽ không có nước để sử dụng chế phẩm sinh học. Nếu ruộng thấp, trũng, mưa ngập cũng sẽ gây khó khăn cho các phương tiện vào cuốn rơm rạ,…”, TS Tùng chia sẻ.
Nếu rơm rạ bán được dễ dàng, hoặc có sự hỗ trợ miễn phí mua chế phẩm sinh học, hướng dẫn để người dân ủ rơm làm phân bón, hay có những giải pháp lâu dài khác thì người nông dân sẽ ủng hộ, không còn mất công đốt bỏ và gây ra tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay.
“Người nông dân thu nhập từ thu hoạch lúa gạo thấp, vì vậy rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp. Nghiên cứu áp dụng công nghệ số vào để có thể vừa giải quyết được vấn đề này mà vừa hợp với lòng dân. Nếu chỉ áp dụng giải pháp hành chính, xử phạt, xử lý… thì không căn cơ, khó xử lý dứt điểm đôi khi sẽ gây ra những khó dễ nhất định cho cả người dân và người đi xử lý”, TS Tùng nhấn mạnh.
Cần sự thay đổi tư duy của các cơ quan chức năng, nhà quản lý môi trường về vai trò của rơm rạ. Rơm rạ là phần phụ phẩm của hoạt động nông nghiệp nhưng không phải là phế thải mà cần coi đó là nguồn tài nguyên. Nếu biết cách sử dụng hiệu quả rơm rạ, vừa có thể biến rơm rạ thành nguồn nguyên liệu mới như làm phân bón hữu cơ, phân bón nhả chậm, sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hay trồng nấm…Khi đó, nó sẽ trở thành một yếu tố quan trọng của vòng kinh tế tuần hoàn, mang lại sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp nước nhà.
“Chỉ khi nhận thức được vai trò, ý nghĩa của rơm rạ, chính quyền địa phương mới có thể dành sự quan tâm, tập trung nguồn lực cho các biện pháp xử lý rơm rạ thay thế bền vững. Ngoài việc tập huấn, hướng dẫn bà con về các kỹ thuật xử lý rơm rạ phù hợp với trình độ, nhận thức của người nông dân, các địa phương cũng cần thành lập Quỹ hỗ trợ kinh phí mua các chế phẩm thực hiện các giải pháp xử lý rơm rạ mới, để bà con yên tâm thực hiện. Ngoài ra, việc tạo ra các đầu mối thu mua các sản phẩm đầu ra từ hoạt động trồng nấm, phân bón sản xuất từ rơm rạ, cũng là cách tạo nguồn thu nhập ổn định, cho bà con thấy được lợi ích so sánh so với hoạt động đốt tự phát”, TS Tùng cho hay.
Cùng với đó, các địa phương cần tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền về tác hại của việc đốt rơm, rạ đến môi trường và sức khỏe con người; khuyến khích các mô hình sản xuất sử dụng các loại phụ phẩm nông nghiệp; xây dựng tiêu chí thi đua, khen thưởng cho các địa phương làm tốt công tác thu gom, xử lý rơm rạ hiệu quả. Ngoài ra, cần xử lý nghiêm đối với hành vi cố tình đốt rơm, rạ. Đồng thời, khuyến khích các địa phương thực hiện kiểm soát và giám sát hoạt động đốt rơm rạ lẫn nhau, tiến tới thực hiện mục tiêu Thành phố không đốt rơm rạ theo Chỉ thị 15 thành phố Hà Nội đã đưa ra./.
Theo Văn Ngân/vov.vn
https://vov.vn/xa-hoi/dot-rom-ra-o-ha-noi-can-su-ho-tro-cua-nha-nuoc-va-nha-khoa-hoc-868473.vov
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52