Đồng chí Lê Thanh Nghị - người chiến sĩ Cộng sản kiên trung của Đảng

(LĐTĐ) Gần 60 năm (1928-1986) kiên trung phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí Lê Thanh Nghị đã nêu tấm gương sáng của người đảng viên Cộng sản, suốt đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Vinh danh những “chiến sĩ Blouse trắng” Tết của những chiến sĩ diệt "giặc lửa" Quyết định quan trọng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa cách mạng Việt Nam đến toàn thắng

Người chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng

Đồng chí Lê Thanh Nghị (nguyên: Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Phó Thủ tướng...) tên thật là Nguyễn Khắc Xứng, sinh ngày 6/3/1911 trong một gia đình nho giáo, có truyền thống yêu nước tại làng Thượng Cốc, nay thuộc xã Gia Khánh, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Xuất thân trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, căm ghét chế độ thực dân phong kiến, đồng chí Lê Thanh Nghị sớm hình thành ý chí cách mạng, đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 6/1926, đồng chí Lê Thanh Nghị xuống Hải Phòng làm thợ điện ở Xưởng hóa chất Simi, rồi sau đó ra làm ở vùng mỏ Đông Bắc. Đời sống của người công nhân giúp đồng chí càng hiểu rõ hơn nguốn gốc những đau khổ, bất công trong xã hội thực dân.

Đồng chí Lê Thanh Nghị - người chiến sĩ Cộng sản kiên trung của Đảng
Đồng chí Lê Thanh Nghị (Ảnh tư liệu)

Năm 1928, đồng chí được đón nhận ánh sáng thời đại qua sách báo của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Năm 1929, đồng chí gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và tích cực hoạt động, trở thành một trong những chiến sĩ cách mạng ưu tú trong phong trào công nhân vùng mỏ Đông Bắc.

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đồng chí Lê Thanh Nghị trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng. Thời gian này, cao trào cách mạng những năm 1930 - 1931 lên cao, thực dân Pháp tăng cường đàn áp các cuộc đấu tranh, lùng bắt những cán bộ cốt cán. Tháng 5/1930, đồng chí Lê Thanh Nghị bị mật thám Pháp bắt. Đồng chí bị chúng tuyên án tù chung thân và đày ra Côn Đảo.

Năm 1936, đồng chí được ân xá và bị đưa về quản thúc tại quê nhà ở Hải Dương. Đồng chí đã xin làm ở Nhà máy nước Ninh Giang để có điều kiện tiếp tục hoạt động cách mạng. Không bao lâu sau, đồng chí bắt được liên lạc với tổ chức Đảng, hoạt động bí mật ở Hải Dương và Hải Phòng, xây dựng nhiều cơ sở Đảng, tham gia Thành ủy Hà Nội.

Cuối năm 1937, đồng chí được cử về hoạt động ở Hải Dương. Giữa năm 1939, đồng chí Lê Thanh Nghị công tác ở Xứ ủy Bắc Kỳ, tham gia Ban Cán sự Liên tỉnh ủy B, được giao trực tiếp phụ trách tổ chức Đảng ở Hải Dương và vùng mỏ, đồng chí đã chỉ đạo phát triển đội ngũ cán bộ làm nòng cốt cho sự phát triển của phong trào cách mạng ở khu vực này.

Cuối năm 1939, đồng chí Lê Thanh Nghị bị thực dân Pháp bắt lần thứ hai, chúng đưa đồng chí ra tòa và kết án 5 năm tù, đày lên nhà tù Sơn La. Đầu năm 1945, đồng chí Lê Thanh Nghị được trả tự do, tiếp tục hoạt động cách mạng và được chỉ định vào Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Ngày 9/3/1945, tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng, đồng chí Lê Thanh Nghị được giao trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng An toàn khu II. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí, chỉ trong thời gian ngắn, phong trào cách mạng ở các địa phương trong An toàn khu II, nhất là Bắc Giang phát triển mạnh mẽ, chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều xã.

Tháng 4/1945, tại Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, đồng chí Lê Thanh Nghị được cử làm Ủy viên thường trực Ủy ban quân sự Bắc Kỳ, trực tiếp phụ trách chiến khu Trần Hưng Đạo (còn gọi là chiến khu Đông Triều) - một trong 7 chiến khu cách mạng trên cả nước khi đó gồm một số tỉnh miền Duyên hải và Đông Bắc, đồng thời vẫn trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở Bắc Giang đến ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Người cán bộ lãnh đạo uy tín, tài năng của Đảng, Nhà nước

Sau ngày chính quyền cách mạng được thành lập, đồng chí Lê Thanh Nghị được cử phụ trách vùng duyên hải Bắc Bộ. Bám sát đường lối, chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã tập trung chỉ đạo xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng đội ngũ cán bộ gắn bó với Nhân dân, chăm lo cho lợi ích của Nhân dân, đồng thời tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, đồng chí Lê Thanh Nghị là Bí thư Khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến – hành chính khu III. Tháng 1/1948, Liên khu III, gồm hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, được thành lập, đồng chí được cử là Phó Bí thư Liên khu ủy III.

Tháng 2/1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử làm Bí thư Liên khu ủy, kiêm Chủ tich Ủy ban kháng chiến – hành chính Liên khu III, Chính ủy quân khu III. Năm 1953-1954, đồng chí được giao kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Trên các cương vị công tác, đồng chí luôn gắn bó mật thiết với Nhân dân, thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt tình hình, tuyên truyền, động viên và đôn đốc, chỉ đạo phong trào cách mạng, góp phần xây dựng thành công thế trận chiến tranh Nhân dân, vừa kháng chiến vừa kiến quốc ở địa bàn có ý nghĩa hết sức chiến lược.

Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, đồng chí Lê Thanh Nghị được cử làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Tháng 10/1956, đồng chí được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Năm 1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Bộ Chính trị, sau đó được Quốc hội bầu làm Phó Thủ tướng Chính phủ.

Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng chí được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng giao kiêm nhiệm nhiều công việc: Phụ trách ngành công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; phụ trách công tác thi đua – khen thưởng của Trung ương; phụ trách việc vận động các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ, giúp đỡ về vật chất, trang thiết bị cho cuộc kháng chiến của Nhân dân ta.

Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đồng chí đã chỉ đạo khôi phục và xây mới ở miền Bắc nhiều cơ sở công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng như nhà máy Dệt Nam Định, Cao su Sao Vàng, Đường Vạn Điểm, Điện Yên Phụ… Những cơ sở công nghiệp này vừa góp phần cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho người dân, vừa tạo niềm tin vững chắc cho Nhân dân cả nước về sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đồng chí Lê Thanh Nghị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Trung ương Đảng, Chính phủ giao là dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam sang thăm Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa để Đảng, Chính phủ và nhân dân các nước bạn hiểu rõ hơn về cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, ủng hộ cả về vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến.

Được giao kiêm nhiệm cả công tác thi đua – khen thưởng Trung ương, đồng chí Lê Thanh Nghị xác định trước hết tự mình phải là tấm gương thi đua yêu nước để động viên, thuyết phục những người khác tham gia thi đua và đã thực hiện tốt điều đó. Đồng chí thường xuyên xuống cơ sở nắm bắt thực tiễn phong trào thi đua yêu nước ở các địa phương, các ngành, từ đó kiến nghị với Đảng, Nhà nước những chủ trương đúng đắn về phong trào thi đua yêu nước.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi (năm 1975), cùng Trung ương Đảng và Chính phủ, đồng chí Lê Thanh Nghị tiếp tục tham gia lãnh đạo Nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1976, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, tiếp tục được cử phụ trách chung về kinh tế và đặc trách về công nghiệp.

Đầu năm 1980, đồng chí được cử làm thường trực Ban Bí thư. Trên cương vị công tác mới, đồng chí thường trăn trở về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta – một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá trong thời gian dài; không ngừng chú trọng nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn xây dựng kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp nước nhà.

Năm 1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, đồng chí Lê Thanh Nghị tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đó được Quốc hội cử làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhà nước. Lúc này, tuy sức khỏe đã giảm sút nhưng đồng chí vẫn dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, tìm hiểu công tác Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Ngoài những công việc thường xuyên như xem xét, dự thảo và thông qua nội dung các chương trình nghị sự tại các kỳ họp của Hội đồng Nhà nước, đồng chí còn giúp Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh xây dựng một số luật và pháp lệnh về quản lý kinh tế, xã hội. Đồng chí cũng thường xuyên đến thăm và làm việc với các địa phương, nhất là những nơi căn cứ cách mạng trước đây, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó kiến nghị với Đảng và Chính phủ ban hành những chính sách quan tâm thiết thực đến đời sống đồng bào những nơi này.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng lâu dài của mình, đồng chí Lê Thanh Nghị được Đảng, Nhà nước giao cho nhiều trọng trách. Dù trên cương vị nào, đồng chí Lê Thanh Nghị không chỉ nêu tấm gương “Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng” có hiệu quả mà còn luôn đặt lợi ích của Đảng và của Nhân dân lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân; hết lòng phục vụ Nhân dân, vì Đảng, vì Nhân dân mà đấu tranh, gương mẫu trong mọi việc. Với những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, được công nhận là lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.

(Tài liệu do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Hải Dương biên soạn, cung cấp)

M.Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

Sôi động Ngày hội đạp xe hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ”

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024, sáng 14/7, tại vườn hoa Lạc Long Quân, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ cùng các nhà đồng hành phối hợp tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ". Ngày hội thu hút sự tham gia của 7.000 người dân, sự kiện đã được xác lập Kỷ lục Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

Thành phố Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến 3 người tử vong

(LĐTĐ) Trước khi vụ cháy xảy ra, đã có một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả khu vực, sau đó lửa bao trùm cả căn nhà, người dân đã sử dụng hàng chục bình cứu hỏa mini để dập lửa nhưng bất thành.
Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

Lan tỏa giá trị của Sen Hà Nội

(LĐTĐ) Tối 12/7, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tổ chức khai mạc “Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh miền núi phía Bắc” năm 2024.
Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

Gần 60.000 trẻ dưới 6 tuổi được cấp Căn cước

(LĐTĐ) Trong hơn 1 tuần từ khi triển khai Luật Căn cước, tính đến ngày 8/7, cơ quan Công an đã tiếp nhận 327.902 hồ sơ cấp Căn cước của công dân. Trong đó 59.224 hồ sơ cấp Căn cước cho công dân dưới 6 tuổi,...
Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

Một máy bay bị móp cánh trái do đâm vào cột đèn chiếu sáng

(LĐTĐ) Một máy bay của hãng Eva Air Boeing 777 từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đi sân bay quốc tế Đào Viên (Đài Loan), trong lúc lăn ra đường băng đã lăn nhầm vào bến đậu, làm hư hỏng cột đèn chiếu sáng và làm móp cánh trái máy bay.
Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Nghệ An ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (tỉnh Nghệ An), Công an tỉnh Nghệ An tổ chức lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 1/7, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước đã tới dự, chỉ đạo và động viên lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Sáng 29/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93,42%.
Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID thí điểm tại Hà Nội là mô hình nhân rộng ra toàn quốc

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá thành công của thành phố Hà Nội, để triển khai rộng rãi trên toàn quốc, ngày 21/05/2024, Bộ Y tế đã ban hành Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VneID tại Quyết định số 1332/QĐ-BYT. Văn bản này tạo hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể các các địa phương triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên VneID.
Xem thêm
Phiên bản di động