Đón gần 30.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước: Mệnh lệnh đến từ trái tim

(LĐTĐ) Với thông điệp “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ đầu tháng 4/2020 đến nay, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai được hơn 100 chuyến bay đưa gần 30.000 công dân Việt Nam từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn.
Việt Nam tiếp tục thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước
Thêm 3 chuyến bay đón hơn 820 công dân Việt Nam về nước
Đưa công dân Việt Nam từ Hoa Kỳ và Nhật Bản về nước

Chia sẻ về công tác bảo hộ công dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, ông Vũ Việt Anh - Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao - cho biết: Thời gian qua, công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, lây lan trên toàn cầu. Cùng với đó là tình hình an ninh chính trị, an ninh phi truyền thống, khủng bố, khủng hoảng tại một số quốc gia diễn ra gay gắt với nhiều hình thức khác nhau, quy mô, tính chất, mức độ khác nhau.

2038 2
Công dân Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) có con nhỏ được hỗ trợ về nước. Ảnh: B.N.G

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, của tập thể lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Cục Lãnh sự đã thường xuyên, kịp thời hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cùng các cơ quan chức năng trong nước triển khai mọi biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.

Với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ ngày 10/4/2020, thời điểm Chính phủ phê duyệt chủ trương đưa công dân Việt Nam về nước đến nay, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức hơn 100 chuyến bay, đưa gần 30.000 công dân từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước.

Theo ông Vũ Việt Anh, để có kết quả trên, trước hết là sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống Covid-19, lãnh đạo Bộ Ngoại giao, cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, ngành địa phương, đặc biệt là các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Công an, Giao thông vận tải.

Chia sẻ về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của ngành, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết: Thời gian qua, cán bộ Cục lãnh sự thường xuyên rà soát, cập nhật số liệu về công dân Việt Nam ở nước ngoài, tổng hợp, thống kê số người có nhu cầu về nước để phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai đưa công dân về nước phù hợp với khả năng cách ly y tế trong nước. Đồng thời, thường xuyên duy trì các kênh liên lạc để kịp thời hỗ trợ công dân gặp khó khăn, hoạn nạn.

Đặc biệt, Cục Lãnh sự đã chỉ đạo các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài liên tục liên hệ với cơ quan sở tại, kịp thời hỗ trợ công dân khi có hoàn cảnh khó khăn như: Không có nơi ở, cần nhân viên chăm sóc y tế…

“Cán bộ Cục lãnh sự phải phân tích mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh, tính cấp thiết của vấn đề bảo hộ công dân tại từng khu vực, quốc gia để đề xuất phương án hỗ trợ cho phù hợp, hiệu quả, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân”, ông Vũ Việt Anh cho biết.

Đón gần 30.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước: Mệnh lệnh đến từ trái tim
Đại sứ Hà Kim Ngọc chụp ảnh với các du học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ trước giờ lên máy bay về nước. Ảnh: B.N.G

Thông tin thêm về những khó khăn khách quan trong quá trình bảo hộ công dân, Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết: Trong bối cảnh lo ngại ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã thực hiện lệnh cấm xuất cảnh, nhập cảnh, dừng vận chuyển hàng không… khiến việc xin phép bay gặp rất nhiều phức tạp, vì Việt Nam không có chuyến bay trực tiếp đến một số quốc gia chúng ta có đông công dân, do đó phải chờ xin qua con đường ngoại giao, thủ tục phải chờ đợi và phụ thuộc. Một số quốc gia, thủ tục rất phức tạp như Hoa Kỳ, Canada, Angola, Guinea Xích đạo…

"Công tác bảo hộ công dân đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, trở thành điểm nhấn trong nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ nói chung và Bộ Ngoại giao nói riêng, là điểm sáng trong dư luận Việt Nam cũng như quốc tế, và là điểm tực vững chắc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài", ông Việt Anh chia sẻ.

Bên cạnh đó, có những địa bàn xa xôi, số lượng công dân Việt Nam không nhiều, mắc kẹt rải rác ở khắp nơi nên việc thu xếp để đi đến địa điểm đón công dân rất khó khăn. Đó là chưa kể, nhiều trường hợp công dân ở nước ngoài đăng ký thông tin không chính xác, làm khó cho cán bộ chuyên trách khi rà soát, sàng lọc đối tượng để sắp xếp đưa về nước…

Theo ông Vũ Việt Anh, qua nắm bắt nhu cầu của công dân, số lượng công dân Việt Nam có nhu cầu về nước còn rất nhiều - khoảng 40-50 ngàn người và tiếp tục tăng lên, dịch bệnh khả năng còn kéo dài, nguy cơ lây nhiễm cao, trong khi khả năng trong nước của chúng ta phải cân đối, do vậy, đây là thách thức lớn.

Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng ông Vũ Việt Anh cho biết, với tinh thần thi đua yêu nước và phương châm bảo hộ công dân “chủ động, kịp thời, chuyên nghiệp và hiệu quả”, Cục Lãnh sự sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tốt, hiệu quả công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài.

3003 ynh tyi san bay canada 02
Công dân Việt Nam tại Canada bày tỏ lòng biết ơn tới Đảng, Chính phủ, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vancouver, Canada đã hỗ trợ công dân hoàn thành các thủ tục cần thiết để lên máy bay nhanh chóng và an toàn. Ảnh: B.N.G

Chia sẻ thêm về công tác bảo hộ công dân trong dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết: "Có những chuyến bay cần tính toán rất kỹ về thời điểm cũng như địa điểm phù hợp do phải cùng lúc đón công dân từ nhiều quốc gia. Có những chuyến bay rất phức tạp và thách thức như phải đón công dân, người lao động đã được chẩn đoán hoặc bị nghi nhiễm Covid-19.

Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm và coi công tác bảo hộ, đưa công dân về nước trong bối cảnh đại dịch không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là “mệnh lệnh đến từ trái tim”, Bộ Ngoại giao đã chủ trì, tổ chức, tham gia nhiều cuộc họp liên ngành để cùng các Bộ: Quốc phòng, Y tế, Giao thông vận tải xây dựng chi tiết các kế hoạch bay và thực hiện cách ly, giám sát y tế. Qua đó, chúng ta đã tổ chức thành công và an toàn nhiều chuyến bay, đáp ứng được nguyện vọng về nước chính đáng của công dân, đồng thời đảm bảo cân đối chung, phù hợp với năng lực cách ly và các biện pháp phòng, chống dịch trong nước theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Luật hóa khu công nghiệp

Luật hóa khu công nghiệp

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, đề xuất 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp và khu kinh tế trên phạm vi cả nước. Đây là lộ trình nhằm xây dựng luật riêng để thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hồi sinh những dòng sông

Hồi sinh những dòng sông

(LĐTĐ) Hà Nội vốn nổi tiếng với hệ thống ao, hồ dày đặc, và cũng “nên thơ” bởi những dòng sông. Ngoài sông Hồng (gọi hệ thống sông lớn), còn có các sông Nhuệ, Kim Ngưu, Tô Lịch... chảy uốn lượn quanh Thành phố.
Chuyện xây trường, mở lớp

Chuyện xây trường, mở lớp

(LĐTĐ) Hà Nội chuẩn bị bước sang những tháng hè, không khí bắt đầu nóng dần lên, song nếu so với không khí tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 hệ thống công lập vẫn chưa thấm vào đâu. “Nóng” tuyển sinh đầu cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đã kéo dài cả thập kỷ qua, xét cho cùng một phần cũng bởi quy mô dân số tăng quá nhanh, “tốc độ” xây mới trường chậm, thậm chí nhiều nơi không chuyển động.
Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Xem thêm
Phiên bản di động