Đối phó với những diễn biến mới của đại dịch Covid-19
Yêu cầu các địa phương thống kê nhân lực y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 Chiến lược hút khách lưu trú sau đại dịch Covid-19 |
Biến chủng Delta lây lan rất nhanh
Thời gian qua, nhiều biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã được Bộ Y tế triển khai quyết liệt. Tuy nhiên, tại một số địa phương, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ đang đối mặt với sự bùng phát dịch Covid-19 hết sức phức tạp và khó lường.
Lý giải về vấn đề này, Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tại Việt Nam, đợt dịch này với biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 có khả năng lây lan rất nhanh. Theo thống kê, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với chủng cũ.
"Do tốc độ bám dính với tế bào, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn dẫn tới phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian rất ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày, không còn 5 ngày như trước đây. Vì vậy, những biện pháp đang triển khai quyết liệt, cố gắng nhưng thực tế chưa được như mong muốn"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phân tích.
Lấy mẫu xét nghiệm cho người dân về từ vùng dịch. Ảnh: Hùng Sơn |
Bên cạnh đó, tại các địa phương việc thực hiện Chỉ thị 16 chưa nghiêm, chưa quyết liệt. Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, với các địa phương thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, cơ bản đã thực hiện triển khai nhưng việc thực hiện chưa triển khai đầy đủ, chưa nghiêm túc, chưa quyết liệt, còn chần chừ. Có địa phương thực hiện Chỉ thị 16 nhưng đi lại vẫn nhộn nhịp, các cửa hàng vẫn mở cửa. Đối với khu công nghiệp, chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn chỉ đạo của Bộ Y tế, có địa phương chưa tập trung trong việc này, kiểm tra giám sát chưa chặt chẽ, chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát trên diện rộng.
"Đặc biệt, tâm thế chuẩn bị cho tình huống dịch kéo dài phức tạp vẫn còn lần chần. Có một số nơi mặc dù Bộ Chính trị, Ban Bí thư đưa ra quan điểm "4 tại chỗ" nhưng vẫn trông chờ, ỉ lại, ngại mua sắm, ngại thực hiện biện pháp trong bối cảnh cấp bách có vật tư, trang thiết bị… Đó là điều rất nguy hiểm" - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.
Thay đổi trong chiến lược xét nghiệm và điều trị
Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp trên cả nước nói chung, các tỉnh, thành phố phía Nam nói riêng, ngành Y tế đã đưa ra tất cả các chỉ đạo, kịch bản cho việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch khi thực hiện Chỉ thị 16 của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh vấn đề về xét nghiệm để phát hiện sớm các ca bệnh, cũng như đảm bảo công tác điều trị.
Cụ thể, về vấn đề cách ly Bộ Y tế đã có công văn về việc giảm thời gian cách ly, dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp. Đồng thời, thí điểm cách ly F1 tại nhà, có thể áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu đảm bảo các tiêu chí, thay đổi trong xét nghiệm. Đặc biệt, liên quan tới công tác xét nghiệm, trước đây chủ yếu sử dụng xét nghiệm PCR, giờ thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để tối ưu hóa vấn đề xét nghiệm, trả kết quả nhanh, đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Lý do vì đặc tính vi rút phát tán mạnh, một người nhiễm, là cả gia đình và những người có tiếp xúc gần có thể bị nhiễm.
Liên quan đến vấn đề điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, trước thực tế phòng, chống dịch hiện nay, Bộ Y tế đã có những thay đổi về chiến lược điều trị. Trong đó, Bộ Y tế thiết lập phân tầng theo các khu vực khác nhau. Thứ nhất, khu vực dành cho điều trị bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng sẽ điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu phù hợp với diễn tiến bệnh. "Làm như vậy, sẽ tránh được lãnh phí nhân lực và trang thiết bị, cơ sở điều trị" - Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.
Thứ hai, đối với bệnh nhân có triệu chứng, sẽ chuyến đến điều trị tại các cơ sở y tế. Thứ ba, bệnh nhân nặng, rất nặng chuyển đến điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện dã chiến có đơn vị điều trị hồi sức tích cực (ICU). "Chúng tôi khuyến nghị các địa phương thiết lập khu vực điều trị ICU tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Cũng liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nói rõ, nếu bệnh nhân không triệu chứng, có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT >=30) thì được xuất viện vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày. Với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT>=30) thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24h. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế như trên.
Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái dương sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, khi các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng, không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi. "Với những thay đổi này giảm được thời gian nằm viện của bệnh nhân không triệu chứng và bệnh nhân nhẹ để tập trung điều trị bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị" - Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh các F0 phải có tải lượng vi rút thấp mới được phép cách ly tại nhà. Thứ Trưởng Bộ Y tế cho biết thêm, hiện số trường hợp mắc mới ở trên cả nước hiện nay đang có sự tăng nhanh tại nhiều địa phương. Điều này tạo nên áp lực rất lớn cho công tác thu dung, điều trị các bệnh nhân Covid-19. Bởi vậy, việc triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà sau thời gian 10 ngày nằm viện, có tải lượng vi rút thấp được đưa ra dựa trên kết quả theo dõi khoảng 70-80% trường hợp F0 không có triệu chứng trong thời gian qua. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đưa ra khuyến cáo về giảm thời gian điều trị tại các cơ sở y tế đối với các F0.
Các trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà sẽ được theo dõi y tế theo quy định. Đồng thời, đối với những trường hợp này Bộ Y tế cũng đưa ra những hướng dẫn, khuyến cáo về tự theo dõi sức khỏe, liên hệ chặt chẽ với các đơn vị y tế; khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc như thuốc hạ sốt, các sản phẩm có tác dụng hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, các loại multivitamin; uống nhiều nước và uống nước nhiều lần trong ngày để đảm bảo độ ẩm cho hệ thống hô hấp.
Ngoài ra, bệnh nhân sau khi ra viện và được về điều trị tại nhà sẽ có số điện thoại đường dây nóng để nhân viên y tế kiểm tra, theo dõi hằng ngày và đến lấy mẫu xét nghiệm theo các quy định. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: "Với các biện pháp đã được Bộ Y tế khuyến cáo, chúng tôi hy vọng các trường họp F0 sẽ được tiếp tục theo dõi điều trị, người bệnh được gần gũi với gia đình sẽ tạo được tâm lý thoải mái và giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh"./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì
Đảm bảo tốt quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động UDIC
Gia Lâm đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo và công nhân lao động tại khu vực phía Nam
Hơn 230 triệu lượt khách đi xe buýt Transerco
Hà Nội: Tiếp tục thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị
Tin khác
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không hoang mang với vi rút cúm HMPV
Y tế 09/01/2025 12:29
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025
Y tế 08/01/2025 18:13
Người đàn ông phải cắt bỏ tinh hoàn vì tự ý sử dụng kháng sinh điều trị
Y tế 07/01/2025 21:05
Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất bim bim Đức Vinh vì không đảm bảo an toàn thực phẩm
Y tế 07/01/2025 16:52
Vết thương của cầu thủ Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu
Y tế 06/01/2025 20:46