Độc đáo tranh sơn mài hầu đồng “Giá thánh”
Con đường kỳ thú phát ra tiếng nhạc mỗi khi xe ô tô chạy qua | |
Hồi sinh âm nhạc cổ truyền | |
Bốn lễ hội độc đáo không thể bỏ qua sau tháng Giêng |
Không vì việc vào tháng 12/2016 UNESCO vinh danh “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” cho “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” mới khiến Trần Tuấn Long quan tâm tới không gian của Đạo Mẫu trong hội họa của mình, mà gần 20 năm qua, anh đã bị hút hồn bởi những khoảnh khắc mê hồn của sắc diện các giá hầu đồng.
Trong đời sống dân gian ở Việt Nam, nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu được thừa nhận có phần muộn màng, nhưng ở đó, người ta lại thấy sự hòa quyện những yếu tố văn hóa như tâm linh, nghệ thuật diễn xướng, âm nhạc, phục trang, installation art…
Ở nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Thờ Mẫu, sự thăng hoa đã đến một cách thực tự nhiên vào con người qua các vũ điệu, nghi lễ cúng tế, trong tiếng nhạc và những bộ trang phục sặc sỡ, tất cả những điều đó tạo nên sức cuốn hút diệu kỳ của tín ngưỡng dân gian này với con người.
Chính sự thăng hoa, cảm xúc nâng bản thể lên tầm mức thánh thần đó đã được họa sĩ Trần Tuấn Long nắm bắt để đưa vào tác phẩm của mình, trong 26 tác phẩm sơn mài khổ lớn. Bức đầu tiên anh vẽ từ năm 1998. Có một điều oái oăm là, vào năm 2005, một phần của bộ tranh này được anh gửi tham dự Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc, nhưng đã bị loại từ “vòng gửi xe” - vì lý do “vẽ đề tài mê tín dị đoan”. Nhưng Tuấn Long không nản chí, vẫn mê đắm tình yêu với nghệ thuật của tín ngưỡng thờ Mẫu và cứ lặng lẽ sáng tác, thủy chung với đề tài này.
Nét chung dễ thấy ở các tác phẩm của Tuấn Long một thế giới tâm linh đa sắc và có phần hoang dại của người Việt. Mỗi bức tranh đều bập bùng sức nóng của lửa. Những ngọn lửa thần thánh được bao quanh nhân vật, truyền dẫn tới người yêu mỹ thuật một hấp lực nhiệt năng riêng lạ, khơi lên lòng nhiệt thành tín ngưỡng thuần Việt, chứ không dị đoan.
Họa sĩ Trần Tuấn Long sinh năm 1967, tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 1995, chuyên sáng tác chất liệu sơn mài cổ truyền, đã triển lãm cá nhân và tham gia triển lãm nhóm tại Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức….Triển lãm “Giá thánh” sẽ kéo dài tới hết ngày 15/3.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến vào Đề án sắp xếp bộ máy Cơ quan Tổng Liên đoàn
TP.HCM: Chính thức có tên đường Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Ấm áp “Tết Sum vầy” của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động huyện Gia Lâm
"Tết Sum vầy" mang Tết đến sớm với đoàn viên, người lao động huyện Sóc Sơn
Tin khác
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân
Văn hóa 18/01/2025 15:11
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 16/01/2025 19:40
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội
Văn hóa 14/01/2025 14:52
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?
Văn hóa 14/01/2025 06:24
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ
Văn hóa 13/01/2025 06:51
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam
Văn hóa 12/01/2025 08:40
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?
Văn hóa 11/01/2025 19:02
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài
Văn hóa 10/01/2025 20:29
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"
Văn hóa 09/01/2025 15:17