Bốn lễ hội độc đáo không thể bỏ qua sau tháng Giêng

Bốn lễ hội này do PGS.TS Bùi Quang Thắng - Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam lựa chọn. Theo PGS Thắng, đây là những lễ hội mang tính cổ xưa, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá độc đáo diễn ra từ sau tháng Giêng âm lịch.
bon le hoi doc dao khong the bo qua sau thang gieng Phục dựng lễ hội: Không thể để mất kiểm soát
bon le hoi doc dao khong the bo qua sau thang gieng Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn xứ Đoài
bon le hoi doc dao khong the bo qua sau thang gieng Độc đáo cuộc thi cỗ cá ở lễ hội đền Trần Thái Bình

Lễ hội Xuân Phả (Thanh Hóa)

Trò Xuân Phả thường diễn ra vào các ngày 10 đến 12/2 âm lịch hàng năm. Theo PGS.TS Bùi Quang Thắng, lễ hội Xuân Phả được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm để trở thành một tổ hợp múa dân gian đặc sắc, độc nhất vô nhị chỉ tồn tại ở làng Xuân Phả nay thuộc xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa kia, lễ hội Xuân Phả huy động sự tham gia của dân chúng trong 5 thôn, mỗi thôn đảm trách một trò. Dân mỗi thôn tự chuẩn bị cờ hiệu, cờ lệnh, trống chiêng, kiệu rước, lễ vật... và tập luyện vũ điệu riêng của mình. Đến ngày tổ chức lễ hội, các thôn rước lễ vật ra nghè.

Đoàn rước có các vũ công trong trang phục “ngoại quốc”, cờ, kiệu, người hộ giá, trống chiêng vang động khắp làng. Vào sân nghè, các đoàn dâng lễ lên bàn thờ thành hoàng và trình diễn “hầu thánh” vũ điệu của thôn mình. Qua đó tỏ lòng tạ ơn vị thần bảo mệnh (Đại Hải Long Vương) vì đã có công phù trợ cho dân an, vật thịnh, mùa màng tươi tốt.

bon le hoi doc dao khong the bo qua sau thang gieng
Những điệu múa độc đáo trong Lễ hội Xuân Phả - Thanh Hoá. Ảnh: BM.

Trò Xuân Phả có 5 bộ trò tiêu biểu: trò Hòa Lan, trò Ai Lao, trò Chiêm Thành, trò Tú Huần và trò Ngô Quốc, mô phỏng các hoạt động của quốc gia, tộc người láng giềng đến yết kiến, tiến cống nhà vua nước Việt. Hầu hết đạo cụ diễn trò Xuân Phả đều chế tạo bằng nguyên liệu sẵn có như tre, trúc, gỗ vông, rễ cây si.

Các loại nhạc cụ gồm trống, nhị, hồ, thanh la, não bát. Trống có đường kính mặt 60- 65 cm nhưng phải có tiếng và âm phù hợp với loại hình trò diễn. Mõ có hình dáng cong lưỡi liềm, dài khoảng 20cm được chế từ gốc tre già, mặt ngoài được làm nhẵn, bên trong đục rỗng để có độ cộng hưởng âm thanh.

Theo một số tài liệu của địa phương, trò Xuân Phả ra đời vào thế kỷ XV (thời Hậu Lê). Nhưng có ý kiến cho rằng trò diễn này ra đời từ thời nhà Đinh.

PGS.TS Bùi Quang Thắng cho rằng, Trò Xuân Phả mang đậm yếu tố cung đình và dân gian Việt trong từng điệu múa. Với những điệu múa độc đáo, có sự pha trộn yếu tố cung đình và dân gian mang đầy tính chất ước lệ nhưng Trò Xuân Phả cũng rất huyền bí, lộng lẫy, phản ánh quan niệm thẩm mỹ của dân tộc nói chung, của người nông dân nơi nó được sinh ra nói riêng.

Trò Xuân Phả là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc nhất còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn ở Thanh Hóa sau hàng trăm năm qua cho đến ngày nay.

Lễ hội Gióng (Gia Lâm, Hà Nội)

Hội Gióng Phù Đổng diễn ra vào 2 ngày mùng 7 đến 12/4 âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Theo truyền thuyết, đây chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng tức Phù Đổng Thiên Vương.

Khác với hội Gióng xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn, là nơi dừng chân cuối cùng của ông Gióng trước khi về trời), lễ hội Gióng xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là nơi tái hiện lại trận đánh chống giặc Ân xâm lược của Đức Thánh Gióng năm xưa.

Theo nhà nghiên cứu Bùi Quang Thắng, bên cạnh nhìn nhận Hội Gióng như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa ma thuật cầu mưa hết sức sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

bon le hoi doc dao khong the bo qua sau thang gieng
Cảnh rước hoành tráng ở Lễ hội Gióng làng Phù Đổng. Ảnh: TL.

Tất cả thành phần tham gia được chọn lọc kỹ lưỡng gồm 28 tướng giặc và 28 trinh nữ dưới 15 tuổi. Gia đình nào có người được chọn, họ coi như một may mắn lớn và tổ chức ăn mừng rất lớn.

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ...

UNESCO khi công nhận Hội Gióng (đền Phù Đổng và đền Sóc) là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010 đã ghi nhận: "Một bảo tàng văn hóa của Việt Nam, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa, tín ngưỡng".

Lễ hội vật Cầu Bùn (Bắc Giang)

Lễ hội vật Cầu Bùn hay còn gọi là Lễ hội cầu nước làng Vân diễn ra ở làng Vân, xã Vân Hà, Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đây được xem là một trong những lễ hội có từ thế kỷ thứ VI. Lễ hội là nét đặc trưng của văn hóa lúa nước, thể hiện niềm khao khát của cư dân nông nghiệp cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ hội thường diễn ra hai năm một lần vào các ngày 12, 13 và 14/4 âm lịch. Tục truyền rằng, khi xưa có hai anh em Trương Hống, Trương Hát đi theo Triệu Quang Phục đánh giặc, khi đánh thắng quân Lương trở về đầm Dạ Trạch thì bị bọn quỷ đen ở đầm quấy phá. Hai bên xung trận, bọn quỷ ra điều kiện, nếu thắng, chúng phải được thưởng lớn; còn nếu thua, chúng sẽ quy phục theo hầu nhà thánh.

bon le hoi doc dao khong the bo qua sau thang gieng
Lễ hội vật Cầu Bùn ở Bắc Giang. Ảnh: TL.

Cuối cùng bọn quỷ đen thua trận, phải quy phục đức thánh Tam Giang ở đây. Chính vì vậy, dân làng Vân mở hội vật cầu (còn gọi là hội Khánh Hạ) vào ngày hóa của đức thánh, là với ý nghĩa hội mừng chiến thắng.

Theo chuyên gia Bùi Quang Thắng, lễ hội đánh cầu bùn được nhân dân làng Vân khôi phục lại vào năm 2002 sau nhiều năm gián đoạn. Quả cầu ở đây tượng trưng cho mặt trời. Nó được mang, được vác, được tung từ Đông sang Tây theo hướng mặt trời mọc và lặn. Cướp được cầu cũng có nghĩa là cướp được mặt trời, cướp ánh nắng cho lúa khoai.

Việc tuyển chọn quân cầu được đặt ra rất khắt khe. Tổng số quân cầu được chọn là 16 người, đều phải là trai chưa vợ, khỏe mạnh, không có tang, không có bệnh tật, không mang án… Tất cả quân cầu đều được huấn luyện 3 buổi chiều trước khi hội mở. Quân cầu cởi trần đóng khố, ngoài khoác áo dài the xếp thành bốn hàng dọc đứng trước sân quay mặt vào đền lễ thánh.

Sân đình rộng hơn 200 mét vuông đã được đổ đầy đất bùn. Bùn ở đây được kiểm tra kỹ càng, nước không được quá nhiều (sẽ bị ướt), hoặc quá ít (sẽ bị khô). Mà nước ở đây, cũng phải là nước sông Cầu do từ 4 -6 cô gái mặc đồ truyền thống của làng quê Bắc Bộ gánh nước từ sông lên bằng quang gánh cổ truyền. Thùng nước không phải thùng thông thường mà bằng chĩnh gốm Thổ Hà.

Hai đầu sân có hai lỗ sâu gần 1m, rộng nửa mét, các đấu thủ ôm cầu đẩy xuống hố sẽ được tính là đội chiến thắng. Quả cầu không phải cầu bình thường, mà là quả cầu nặng khoảng 20kg làm bằng gỗ. Bưng được quả cầu đó và phải bảo vệ, di chuyển, cho vào lỗ trước sự cản phá “ác liệt” của đối phương và trên bãi bùn trơn trượt, quả là một thử thách không hề nhỏ.

Kết thúc cuộc chơi, xóm đăng cai rửa sạch cầu rồi làm lễ tạ thánh. Quân cầu lại xếp thành 4 hàng dọc trước sân cầu để tạ thánh, rồi tất cả ùa ra sông Cầu tắm rửa, kết thúc một ngày trong hội vật cầu. Sang ngày thứ 2, thứ 3, công việc vẫn diễn ra như ngày đầu.

Lễ hội Quang Lang - Bà Chúa Muối (Thái Bình)

Lễ hội Quang Lang - Bà Chúa Muối còn được gọi là Lễ hội ông Đùng bà Đà diễn ra từ 12 đến 14/4 âm lịch hàng năm tại Đền thờ Bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Lễ hội Bà Chúa Muối nhằm tưởng nhớ công ơn vị Phúc thần của làng Quang Lang là Nguyễn Thị Nguyệt Ảnh - đệ tam Cung phi của vua Trần Anh Tông. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa truyền thống với trò diễn dân gian vô cùng độc đáo - tục rước Đùng.

Hàng năm, trước ngày khai hội dân làng Quang Lang đã phải chuẩn bị nhiều việc trong đó có tục múa ông Đùng bà Đà vô cùng công phu. Người ta lấy nia (có đường kính 1m) vẽ mặt ông Đùng bà Đà, mặt ông Đùng vẽ đỏ, mặt bà Đà vẽ trắng. Trên tai của bà Đùng được đeo hoa mò màu đỏ.

bon le hoi doc dao khong the bo qua sau thang gieng
Lễ rước kiệu Bà Chúa Muối và ông Đùng bà Đà ở Thái Bình. Ảnh: TL.

Hình ông Đùng, bà Đà được đan bằng tre mỏng, đan theo kiểu mắt cáo. Thân hình cao tới 1,5m - 2m, hình chóp nón, đường kính phía dưới rộng, đủ cho một người chui lọt vào. Sáng sớm ngày 14/4 âm lịch, các thôn trong làng mang các hình nộm ông Đùng bà Đà vào Đền thờ Bà chúa Muối để tiến hành các nghi thức tế lễ một cách nghiêm trang thành kính.

Tục chính của lễ hội là múa Đùng được diễn ra vào lúc nhập nhoạng tối cùng ngày. Khi múa lúc nghiêng ngả, quay sang phải, sang trái, cho ông bà có cơ hội "bày tỏ" tình cảm vui mừng với nhau. Ông Đùng vác gốc dứa, bà Đà cầm mo nang, có lúc giáp mặt, có lúc ghé tai, có lúc hô: “tinh, tinh, tinh, phập…” thì lấy gốc dứa đâm vào mo cau...

Chuyên gia Bùi Quang Thắng cũng cho biết, để lột tả hết giá trị tín ngưỡng của lễ hội, các vai ông Đùng bà Đà phải phối hợp sao cho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Sau đó, đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, các Đùng con quấn quýt xung quanh Đùng bố mẹ. Dân làng đi theo nhộn nhịp, vừa đi vừa hát múa.

Lúc đám rước quay về tới Đền thì dân làng vội vã xô nhau vào để lấy cho được một nan nứa trên hình nộm hai ông bà về cắm vào ruộng, vào vườn, trên thuyền để lấy may. Trong khi múa người ta xướng vang những câu tụng ca công đức của bà chúa Muối như: "Lạy chúa! Muối của chúa năm nay được mùa lắm! Lạy chúa, lạy chúa…".

Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 6 và 7/5/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, chiều 8/5, Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam, thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm tour đêm độc đáo tại Vườn quốc gia Cúc Phương

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách tham quan và mang đến những trải nghiệm mới lạ, thú vị cho du khách, Vườn quốc gia Cúc Phương đã chính thức mở tour tham quan bằng xe điện xem đom đóm và động vật hoang dã ban đêm từ ngày 4/5/2024.
Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

Những gương nữ đoàn viên CĐ Thanh Trì "giỏi việc nước” trên mọi lĩnh vực

(LĐTĐ) Thông qua phong trào thi đua “Giỏi việc nước - đảm việc nhà”, nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì đã tích cực thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo. Các chị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: Sản xuất, kinh doanh, quản lý Nhà nước, giáo dục và đào tạo,...
Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ cho người lao động huyện Quỳ Hợp

(LĐTĐ) Ngày 08/5/2024, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quỳ hợp tổ chức chương trình Truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Trang trọng ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh

Trang trọng ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Đảng ủy Cơ quan Sở Giao thông vận tải, ngày 8/5, tại Hà Nội, Công đoàn Ngành phối hợp với Sở Giao thông vận tải Hà Nội tổ chức ra mắt không gian văn hoá Hồ Chí Minh; Sinh hoạt chuyên đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Ngành Giao thông vận tải” nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024).
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 8/5, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, chương trình “Hát cho công nhân nghe và nghe công nhân hát”, tập huấn công tác ATVSLĐ.

Tin khác

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Các nữ chiến sĩ, dân quân là những đóa hoa tươi thắm hòa chung trong không khí hào hùng của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên sáng 7/5.
Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh hùng tráng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người.
Khởi động cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam

Khởi động cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam

(LĐTĐ) UOB kêu gọi các họa sĩ Việt phát huy tài năng sáng tạo trong cuộc thi “UOB Painting of the Year” năm thứ hai tại Việt Nam. Cuộc thi nghệ thuật hàng đầu của UOB hướng đến mục tiêu giúp các nghệ sĩ Việt tiếp cận rộng rãi hơn đến khán giả yêu nghệ thuật trên toàn khu vực.
Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”

Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm tư liệu “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Sức mạnh Việt Nam và Tầm vóc thời đại”.
Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thu hút đông đảo du khách tham quan

(LĐTĐ) Sáng 6/5, mặc dù trời mưa nặng hạt nhưng lượng khách đến tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên vẫn rất đông. Thậm chí, có thời điểm Bảo tàng phải tạm ngừng bán vé, đóng cửa để điều tiết lượng khách.
Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

Ấn tượng 700 máy bay không người lái tạo hình Chiến thắng Điện Biên Phủ trên bầu trời Điện Biên

(LĐTĐ) Tối 5/5, bầu trời phía trên Tượng đài chiến thắng ở thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên xuất hiện nhiều hình ảnh khổng lồ được tạo từ 700 drone (thiết bị bay không người lái) phát sáng.
Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

(LĐTĐ) Tối 5/5, Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng" do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, đã được truyền hình trực tiếp từ 5 điểm cầu Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và Thành phố Hồ Chí Minh trên VTV1 nhằm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử”

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 ngôn ngữ.
Xem thêm
Phiên bản di động