Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi những giá trị truyền thống đứng trước nguy cơ mai một hoặc biến tướng, việc bảo tồn và phát huy các tín ngưỡng dân gian như Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm không chỉ nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển tinh thần của con người.
Tôn vinh nét đẹp trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tuyên Quang: Đặc sắc Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025

Chiều 19/2, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Tuyên Quang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống người dân Tuyên Quang” - chủ đề không chỉ mang tính học thuật sâu sắc mà còn có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng
Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, bà Vũ Quỳnh Loan - Phó Chủ tịch UBND thành phố Tuyên Quang cho biết: Tuyên Quang là vùng đất thiêng, không chỉ gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa tâm linh Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm, hai dòng chảy tín ngưỡng thuần Việt - Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm - đã cùng song hành trong đời sống tinh thần của người dân, tạo nên một bản sắc đặc trưng, vừa linh thiêng huyền bí, vừa thuần khiết hướng thiện.

Đạo Mẫu, với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, đã khắc sâu trong tâm thức người Việt một triết lý nhân sinh sâu sắc - đề cao sự che chở, bao dung và lòng biết ơn đối với các đấng thiêng liêng. Không chỉ dừng lại ở tín ngưỡng thờ phụng, Đạo Mẫu còn là biểu tượng của sức mạnh cộng đồng, là nơi để con người tìm đến sự an yên trong tâm hồn, để cầu mong bình an, hạnh phúc. Nghi lễ hầu đồng, một di sản phi vật thể được UNESCO vinh danh, không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là biểu tượng rực rỡ của văn hóa nghệ thuật dân gian, thể hiện sức sống mạnh mẽ của tín ngưỡng dân tộc. Cùng với đó, Thiền phái Trúc Lâm, do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, không chỉ là một dòng thiền thuần Việt, mà còn là biểu tượng cho tinh thần nhập thế, dung hòa giữa đời sống tâm linh và trách nhiệm xã hội.

Nhấn mạnh ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý văn hóa, của giới nghiên cứu, mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, bà Vũ Quỳnh Loan bày tỏ trăn trở: Làm thế nào để các giá trị này không chỉ được lưu giữ nguyên vẹn, mà còn thực sự phát huy vai trò trong đời sống đương đại? Làm sao để các di tích tâm linh vừa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, vừa trở thành động lực cho du lịch văn hóa bền vững, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương? Đồng thời kỳ vọng những câu hỏi trên sẽ được trao đổi, thảo luận trong buổi tọa đàm.

Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng
Theo các chuyên gia, việc tập trung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

Chia sẻ về sự dung hợp giữa Tín ngưỡng thờ Mẫu và đạo Phật ở Việt Nam, PGS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cho rằng: Tín ngưỡng thờ Mẫu vốn được coi là tín ngưỡng dân gian bản địa quan trọng nhất, đã tồn tại và có sức sống mãnh liệt trong đời sống tâm linh của người Việt. Những năm qua, đặc biệt là từ sau khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản này đã khẳng định sức sống bền vững, có sức lan tỏa mạnh thông qua nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của cộng đồng.

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch văn hoá tâm linh đang ngày càng phát triển, có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách, đặc biệt, tăng mạnh vào những dịp đầu năm, các điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông khách hành hương. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trương Quốc Bình, bên cạnh những cái được mà du lịch tâm linh mang lại thì đâu đó vẫn còn nhiều nơi những giá trị văn hóa của tôn giáo, tín ngưỡng bị biến tướng, bị lợi dụng vào các mục đích xấu mang tính mê tín dị đoan, làm vẩn đục không khí vốn trong lành, thanh tịnh, linh thiêng nơi cửa Phật, đền phủ, danh thắng.

Theo đó, PGS.TS Trương Quốc Bình kiến nghị với các cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước cần tiếp tục hướng dẫn và kiển tra việc thực hiện theo những quy định hiện hành của Luật Di sản văn hóa và Luật Tôn giáo tín ngưỡng nhằm bảo vệ và phát huy có hiệu quả kho tàng di sản văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Bàn đến các giải pháp phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng của người dân Tuyên Quang, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - đại biểu Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục của Quốc hội cho rằng: Điều quan trọng, cấp thiết là cần nâng cao nhận thức về giá trị nhân văn và đạo đức trong tín ngưỡng Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống tinh thần của người dân Tuyên Quang. Hai là, lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cần có những chính sách hỗ trợ xây dựng các không gian văn hóa phục vụ nghiên cứu và thực hành tín ngưỡng, giúp Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm phát triển bền vững trong đời sống hiện đại.

Phát huy giá trị truyền thống của Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm trong đời sống tín ngưỡng
PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ tại tọa đàm.

Ba là, tập trung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm - đây là nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa và hiện đại hóa đang tác động mạnh mẽ đến các thực hành tín ngưỡng truyền thống. Bốn là, cần chống thương mại hóa thái quá và biến tướng tín ngưỡng, bởi việc tổ chức thực hành nghi lễ quá mức, không tuân theo nguyên tắc truyền thống, hay biến nó thành một loại hình giải trí phục vụ du lịch có thể làm mất đi giá trị thiêng liêng vốn có, dẫn đến sự hiểu sai lệch về tín ngưỡng Đạo Mẫu.

"Cần có những chương trình truyền thông, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa thực sự của Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm, giúp người dân hiểu đúng và thực hành tín ngưỡng một cách văn minh, đúng bản chất. Chỉ khi có sự quản lý hợp lý và sự đồng lòng từ cộng đồng, hai dòng tín ngưỡng này mới có thể tiếp tục phát huy giá trị tốt đẹp, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân Tuyên Quang mà không bị biến dạng bởi những yếu tố tiêu cực của thương mại hóa", PGS.TS Bùi Hoài Sơn kiến nghị.

Giải pháp cuối cùng, theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cần gắn kết Đạo Mẫu và Thiền Trúc Lâm với phát triển du lịch tâm linh bền vững. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách hỗ trợ phù hợp, khuyến khích các mô hình du lịch tâm linh có trách nhiệm, trong đó ưu tiên các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn nghi lễ, kiến trúc, và không gian văn hóa của hai tín ngưỡng này. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng dẫn du khách thực hành tín ngưỡng một cách đúng đắn, tránh các hành vi sai lệch như mê tín dị đoan, cầu cúng không phù hợp hoặc lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.

“Phát triển du lịch tâm linh gắn với Đạo Mẫu và Thiền phái Trúc Lâm một cách bài bản, khoa học và có định hướng sẽ không chỉ giúp bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn góp phần đưa Tuyên Quang trở thành một trung tâm du lịch tâm linh đặc sắc, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa của du khách trong thời đại mới”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Tỷ giá trung tâm bắt đầu tuần mới với 24.779 đồng/USD
Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Hôm nay 17/3, giá dầu thế giới tiếp tục tăng, dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,19 USD/thùng, tăng 0,95%, giá dầu Brent ở mốc 70,65 USD/thùng, tăng 1%.
Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).
Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Trải qua 2 ngày thi đấu với 407 trận cầu căng thẳng và hấp dẫn, Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 đã chính thức bế mạc.
Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Theo các chuyên gia y tế, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể phân biệt bằng mắt thường là có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí, chuyên gia cũng có thể nhầm. Để phòng tránh ngộ độc nấm, người dân không tự ý hái các loại nấm hoang dại để ăn.
Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025. Theo đó, Sở sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại các cơ sở giáo dục cấp trung học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Ngày 16/3, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 60 năm phong trào “Ba đảm đang”; biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024.

Tin khác

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" ra đời như một lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Tác phẩm đã tái hiện những trang sử hào hùng của Đảng bộ Hà Nội và khắc họa sâu sắc tinh thần cách mạng kiên cường của những người cộng sản Việt Nam trong những ngày đầu thành lập Đảng.
Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Nhằm góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống nói chung, Hán Nôm và nghệ thuật thư pháp nói riêng với giới trẻ là cả một quá trình không hề đơn giản.
Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”

Công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất”

Tối 15/3, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo - Thành ủy Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các cơ quan liên quan, Nhà hát Tuổi Trẻ đã công diễn vở nhạc kịch đặc biệt “Lửa từ Đất” nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng bộ đầu tiên của Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025).
Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật

Độc đáo mô hình Lăng Bác từ oản nghệ thuật

Tại Festival “Phụ nữ Thủ đô vì hòa bình, phát triển” năm 2025, nhóm trẻ khuyết tật và tự kỷ tại Hà Nội đã thực hiện mô hình Lăng Bác từ oản truyền thống. Mô hình này không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn mang một thông điệp mạnh mẽ về sự hòa nhập và vươn lên của những người khuyết tật trong xã hội hiện đại, nơi mà mọi người đều có thể cống hiến và tạo ra giá trị.
Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội

Sao mai Lê Việt Anh chia sẻ về hành trình hóa thân thành Bí thư Thành ủy chính thức đầu tiên của Hà Nội

Ca sĩ, diễn viên Lê Việt Anh đã chia sẻ với phóng viên Báo Lao động Thủ đô về hành trình hóa thân thành đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ trong vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025). Vở nhạc kịch do Nhà hát Tuổi trẻ dàn dựng sẽ công diễn mở màn vào ngày 15 và 16/3 tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô.
Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, người lãng tử của thi ca và âm nhạc Việt Nam

Vĩnh biệt nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, người lãng tử của thi ca và âm nhạc Việt Nam

Ngày 13/3, làng văn nghệ Việt Nam đã đón nhận tin buồn khi nhà thơ đa tài Nguyễn Thụy Kha từ trần tại Hà Nội sau thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Người nghệ sĩ tài hoa đã kết thúc hành trình 76 năm của mình, để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42: Bứt phá với công nghệ AI

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42: Bứt phá với công nghệ AI

Ngày 13/3, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42.
Xúc động cuộc vượt ngục lịch sử của hơn 100 tù chính trị tại Nhà tù Hỏa Lò

Xúc động cuộc vượt ngục lịch sử của hơn 100 tù chính trị tại Nhà tù Hỏa Lò

Nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại Nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025), ngày 11/3, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức chương trình giao lưu "Dấu ấn vượt thời gian". Câu chuyện về cuộc vượt ngục lớn nhất trong lịch sử tại Nhà tù Hỏa Lò với sự tham gia hơn 100 tù chính trị được chia sẻ, góp phần ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc.
Tuổi thơ nơi bụi duối trước nhà

Tuổi thơ nơi bụi duối trước nhà

Tuổi thơ tôi đã qua bao năm rồi mà trong lòng tôi vẫn khắc khoải, nhớ thương hoài bụi duối trước nhà. Cây duối thôi mà sao nhớ nhớ thương thương đến thế? Tôi cũng không biết vì sao.
Bảo tồn nghệ thuật truyền thống: Đừng để "đóng băng" trong bảo tàng

Bảo tồn nghệ thuật truyền thống: Đừng để "đóng băng" trong bảo tàng

Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế thị trường đang phát triển mạnh mẽ, nghệ thuật truyền thống Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức. Rõ ràng, bảo tồn không phải là “đóng băng” nghệ thuật truyền thống mà là tạo điều kiện để chúng tiếp tục sống trong lòng xã hội đương đại.
Xem thêm
Phiên bản di động