Độc đáo Lễ hội chùa Láng 2023

(LĐTĐ) Lần đầu tiên sau 70 năm, lễ hội chùa Láng khôi phục lại đầy đủ các nghi thức cổ truyền, trong đó nổi bật là nghi thức “Độ hà” rước kiệu lội sông và “Đấu thần”, hội trận độc đáo trong kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam.
Độc đáo lễ hội Chùa Láng 2016 Phục dựng toàn bộ nghi thức dân gian tại lễ hội Chùa Láng Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Sáng 26/4 (mùng 7 tháng 3 Âm lịch), tại chùa Láng, quận Đống Đa diễn ra lễ khai hội chùa Láng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thu hút hàng chục nghìn người dân và khách thập phương tham dự. Năm nay, lễ hội chùa Láng phục dựng toàn bộ nghi thức truyền thống, đã làm nên nét độc đáo riêng có của hội xuân xưa vùng kẻ Láng.

Độc đáo Lễ hội chùa Láng 2023
Quang cảnh lễ hội.

Trước đó, ngày 25/4 (mùng 6 tháng 3 Âm lịch), nhân dân địa phương đã thực hành nghi thức dâng hương hoa lễ vật tại chùa Tam Huyền, nơi thờ Đức Thánh Phụ - cha của Đức Thánh Láng Từ Đạo Hạnh; tổ chức lễ khao thỉnh, bao sái, lễ xuất cung rước kiệu Đức Thánh và kiệu Tứ trấn ra ngự tại nhà Bát Giác.

Ngày 26/4 (mùng 7/3 Âm lịch) là chính hội với nghi thức hấp dẫn nhất: Rước kiệu Thánh dọc sông Tô Lịch từ Chùa Láng ra Cầu Cót. Kiệu không đi trên cầu mà đi trên sông Tô Lịch gọi là nghi thức “Độ hà” và dừng lại trên “Hòn ngọc” để chuyển tiếp sang bờ, đến chùa Hoa Lăng thăm “Thánh Mẫu”. Tại đây, điều làm nên nét riêng của lễ hội là hình thức trình diễn “hội Thánh” rất sôi nổi, ngoạn mục, thu hút nhiều người tham gia.

Ngày 27/4 (mùng 8/3 Âm lịch) sẽ diễn ra các nghi thức tế lễ, dâng hương và hoạt động tín ngưỡng truyền thống, dẫn lục cúng...

Độc đáo Lễ hội chùa Láng 2023
Các đại biểu dâng hương tại Chùa Láng.

Đặc biệt, một số nghi thức được thực hành nhằm tái hiện những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong đó có nghi thức “Đấu thần” diễn ra tại chùa Thánh Tổ - nơi thờ Pháp sư Đại Điên. Đây là cuộc “Đấu pháo” độc nhất vô nhị, mô phỏng lại trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên, với các tràng pháo thăng thiên kéo dài trong nửa giờ từ đoàn rước hướng sang chùa Thánh Tổ và ngược lại.

Độc đáo Lễ hội chùa Láng 2023
Di tích Chùa Láng đón nhận bằng công nhận 9 cây muỗm và 3 cây nhãn là cây di sản Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ khai Hội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa Hà Anh Tuấn khẳng định: Mỗi di tích lịch sử, lễ hội văn hóa là một địa chỉ đỏ góp phần quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh với những phẩm chất tiêu biểu của người Việt Nam.

Lễ hội chùa Láng là một trong các lễ hội đặc trưng của khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng. Lễ hội không chỉ quy tụ người dân trong vùng mà còn thu hút đông đảo du khách từ nhiều địa phương về dự, được coi là lễ hội “liên vùng” có khả năng ảnh hưởng và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống cao quý của dân tộc.

Một số hình ảnh tại Lễ hội truyền thống chùa Láng:

Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Phó trưởng Ban Quản lý di tích chùa Láng đánh trống khai hội.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Hằng năm, từ mùng 6 - 8 tháng 3 Âm lịch, người dân làng Láng và nhân dân ven bờ sông Tô Lịch lại náo nức, thành kính chuẩn bị cho các công việc của hội và tổ chức hội một cách trang nghiêm, hoành tráng.
Độc đáo Lễ hội chùa Láng 2023
Lễ hội chùa Láng vừa mang đậm giá trị lịch sử, vừa phảng phất sắc màu huyền thoại, gắn liền với cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh, người được dân gian coi là tăng, là Phật, là vua và là Tổ sư nghề múa rối cổ truyền.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Lễ hội phản ánh chân thực cuộc sống của cộng đồng cư dân kẻ Láng, đồng thời là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, sự liên kết cộng đồng sâu sắc thông qua niềm tin vào Đức Thánh Từ Đạo Hạnh, việc tổ chức lễ hội và thực hành nghi lễ​​​​​​, góp phần duy trì thuần phong mỹ tục địa phương.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Theo truyền thuyết, thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa ở chùa Thầy vào ngày 7/3 âm lịch, ngày đó cũng đồng thời là ngày vua Lý Thần Tông được sinh ra, do vậy được lấy làm ngày chính Hội chùa Láng và chùa Thầy.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Lễ rước kiệu vua Lý Thần Tông.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Bàn thờ được đặt trước các cổng xóm làng khi kiệu vua Lý Thần Tông đi qua.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Nét độc đáo riêng của lễ hội là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch “Độ Hà”, trình diễn đấu thần...Với những giá trị đó, Lễ hội Chùa Láng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du ịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2019.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Nghi thức "Đấu thần" giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên được tái hiện bằng trận pháo tại cổng chùa Duệ Tú - nơi thờ Pháp sư Đại Điên.
Lễ hội chùa Láng 2023: Phục dựng nhiều nghi thức truyền thống
Lễ hội không chỉ thu hút cư dân trong vùng mà còn hấp dẫn cả du khách thập phương về dự hội, qua đó góp phần lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử địa phương.
Chùa Láng, nơi Đệ nhất Tùng lâm phía Tây kinh thành Thăng Long xưa, chứa đựng những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, đã trường tồn theo thời gian, tạo dựng nét độc đáo, đặc sắc của vùng đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Chùa Láng tên chữ là “Chiêu Thiền Tự” được xây dựng thời Vua Lý Anh Tông (thế kỷ XII) thờ Phật và thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, hiện thân của Ngài là Vua Lý Trần Tông. Đây là một trong 12 di tích tiêu biểu của Thủ đô được xếp hạng cấp quốc gia đợt đầu tiên vào năm 1962. Trong lòng người dân Thủ đô, chùa Láng là chốn “Thiền Tâm” với hệ thống công trình kiến trúc được xây dựng bề thế, cân xứng với cảnh quan thiên nhiên, tạo nên một tổng không gian linh thiêng, cổ kính.

Cũng tại lễ khai hội, 9 cây muỗm và 3 cây nhãn trong khuôn viên chùa Láng được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam gắn biển công nhận Cây di sản Việt Nam.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

Triển lãm Conan lần đầu tại Hà Nội, sống lại ký ức 30 năm

(LĐTĐ) Ngày 26/10, triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan” đã được tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng (số 55 Quang Trung, Hà Nội). Triển lãm đã giúp người tham quan sống lại rất nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cùng chàng thám tử nhí Conan.
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX

(LĐTĐ) Ngày 26/10, tại Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên, Báo Thanh tra tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông toàn quốc Báo Thanh tra lần thứ XIX. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945 - 23/11/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động