Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Sáng 7/4, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Nền, Chùa Láng long trọng tổ chức Khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Láng năm Nhâm Dần 2022; và đón Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chùa Láng, tại Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội).
Đền thờ Vua Hùng tại Cần Thơ chuẩn bị khánh thành trước ngày Giỗ Tổ Tu bổ, tôn tạo đền Trấn Vũ nhằm phát huy giá trị Di tích Quốc gia

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và quận về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, Ban Tổ chức lễ hội Chùa Nền, Chùa Láng chính thức khai mạc lễ hội truyền thống sau hai năm tạm dừng mọi hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19.

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Láng năm Nhâm Dần 2022 và đón Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Chùa Láng.

Cũng trong buổi lễ, lãnh đạo Thường trực Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận Đống Đa đã vinh dự được đón chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Chứng nhận này nằm trong Quyết định số 4611/QĐ- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành về việc đưa lễ hội Chùa Láng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Chùa Láng đón Chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”
Chùa Láng đón chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Lễ dâng hương tại Chùa Láng (từ trái qua phải): bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hoá; ông Lê Tuấn Định - Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Đống Đa; bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch là ngày Tăng Khánh - ngày Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở hội. Trước khi làm lễ Mộc Dục (tắm tượng), có bài khấn ‘‘Giải y thất Phật cà sa’’ để tưởng nhớ ngày Người được lên ngôi Hoàng đế.

Lễ hội Chùa Láng là lễ hội lớn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và nay, trong dân gian vẫn còn câu ca:

Thứ nhất là hội Cổ Loa

Thứ nhì hội Láng, thứ ba hội Thầy

Hay:

Nhớ ngày mùng bảy tháng ba

Trở vào hội Láng, trở ra hội Thầy

Chùa Láng đón chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Các tiết mục văn nghệ chào mừng lễ hội.

Hội Láng xưa diễn ra trong vòng 10 ngày. Từ ngày 5/3 âm lịch tế Thân Phụ, Thân Mẫu Đức Thánh ở Chùa Nền (Đản cơ Tự), ngày 6/3 Âm lịch các cụ ông làm lễ Mộc Dục giải phục tu hành, mặc áo Triều Phục Hoàng đế cho Ngài.

Ngày 7/3 Âm lịch là khai mạc chính Hội, năm nào được mùa, đời sống khấm khá thì nhân dân tổ chức lễ Rước. Hội Láng hấp dẫn nhất là nghi thức rước kiệu với sự tham gia của 9 làng (gồm 7 làng Tổng Hạ và làng Thượng Đình, làng Thượng Yên Quyết).

Theo tục cổ truyền, trước ngày hội bản tự trụ trì và các chức sắc trong làng làm Lễ ‘‘Mộc Dục’’. Trong lễ hội có rước Đức Thánh Từ lên Chùa Hoa Lăng thăm Thánh Phụ, thánh Mẫu và diễn thuật lại sự tích Đức Thánh diệt ác, trừ gian trên sông Tô Lịch (tại Ngõ Vụt - Quan Hoa).

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Nhiều hoạt động cũng được diễn ra tại Lễ hội.

Khi kiệu rước từ Chùa Láng ra cổng Cót, kiệu không đi trên cầu mà lội qua sông Tô Lịch gọi là Độ Hà rồi dừng lại trên ‘‘Hòn Ngọc’’ để Hàng Đô chuyển tiếp sang bờ bên sông, có đội múa rồng xung quanh Hòn Ngọc. Theo tục lệ, năm nào gặp hạn hán thì ngày 6 tháng 3 Âm lịch kiệu rước Đức Thánh về thăm cha ở làng Mọc - Thượng Đình.

Hội Láng ngoài các nghi thức tế lễ, rước Thánh còn tổ chức các tích trò vui như: đấu võ, chọi gà, cờ người, đập niêu, đặc biệt có tục thổi cơm thi, vừa đi vừa thổi cơm quanh nhà Bát giác, vừa múa hát…

Sau lễ rước, từ ngày mùng 8 trở đi các chức sắc, kỳ mục, tư văn phụ lão của xã và ba thôn lần lượt lên tế lễ tại Chùa Nền, Chùa Láng, Đình Ứng Thiên (Láng Hạ). Đây là nét độc đáo Chùa thờ Thánh được coi như Đình chỉ ở Chùa Nền, Chùa Láng mới có. Đến ngày 15 tháng 3 làm lễ giải phục (Giã hội).

Chùa Láng đón Chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Chùa Láng, tên chữ Hán (Chiêu Thiền Tự) là một ngôi Chùa cổ ở làng Láng.

Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 - 1175) và từng được coi là ‘‘Đệ nhất tùng lâm’’ trên vùng đất phía Tây Bắc kinh thành Thăng Long xưa, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, với diện tích 17.917m2.

Theo tấm văn bia tạo dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) hiện còn được bảo tồn, lưu giữ tại Chùa có ghi “Vì có điểm tốt rất rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền’’.

Chùa còn có đặc trưng khác biệt là “Tiền Thánh, Hậu Phật” và do quy mô to lớn, vị thế của Chùa mà nhân dân còn gọi là Chùa Cả. Nơi đây thờ Đệ Tam Thánh Tổ Lý triều Quốc sư Từ Đạo Hạnh và hiện thân Hóa thác của Người là Đức vua Lý Thần Tông.

Chùa Láng là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1962, là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động