Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất

(LĐTĐ) Sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, nhiều địa phương, doanh nghiệp tại “vùng xanh” đã nhanh chóng xây dựng phương án quay trở lại nhịp sản xuất trong trạng thái “bình thường mới”. Bên cạnh việc triển khai nhiều giải pháp để khôi phục sản xuất, các doanh nghiệp cũng phải cam kết thực hiện nghiêm ngặt các quy định về phòng, chống dịch với địa phương. Trong đó, tùy từng loại hình sản xuất, doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”.
Quyết giữ “vùng xanh” bình yên Nhiều huyện của Thủ đô nhanh chóng nối lại chuỗi sản xuất an toàn tại các “vùng xanh” Bảo vệ vững chắc “vùng xanh” để thúc đẩy phát triển kinh tế

Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất

Nhằm hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp sản xuất tại khu vực ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là sau khi Thành phố nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương “vùng xanh”. Ngay lập tức, nhiều địa phương “vùng xanh” đã xây dựng kế hoạch hành động nhằm từng bước hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới của dịch bệnh Covid-19.

Trong đó, để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất và trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, các địa phương ở “vùng xanh” như Thanh Oai, Thạch Thất, Mê Linh, Đông Anh… đã tiến hành kiểm tra thực tế tại các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn. Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, đa số các doanh nghiệp đều có ý thức tuân thủ các quy định, biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện tốt khuyến cáo 5K, giảm 1/2 số lượng người tham gia sản xuất tại doanh nghiệp.

Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất
Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất, (Ảnh: Phương Ngân)

Đơn cử như tại huyện Quốc Oai, một trong những địa phương thuộc “vùng xanh” và cũng là địa phương hiện có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, thời gian qua, do thực hiện giãn cách xã hội toàn Thành phố, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất để phòng, chống dịch. Do đó, sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND, ngay lập tức các doanh nghiệp đã xây dựng phương án quay trở lại sản xuất bình thường. Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai, đến thời điểm hiện tại, có hơn 60 doanh nghiệp trên địa bàn cơ bản xây dựng xong phương án sản xuất. Trong đó, 80% lao động nằm trong “vùng xanh” (tương đương hơn 5.000 công nhân) không phải thực hiện “3 tại chỗ” như trước sau khi có Chỉ thị số 20/CT-UBND.

Đồng thời, để tạo hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp xin giấy đi đường, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn cấp giấy đi đường cho theo doanh nghiệp bằng hình thức online. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ tổng hợp danh sách người lao động được phép làm việc và gửi lên Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để cơ quan chức năng kiểm tra thông tin và cấp giấy đi đường, tránh gây phiền hà, giảm bớt thủ tục hành chính và thời gian đi lại cho người lao động cũng như các doanh nghiệp sản xuất.

Cùng với đó, đối với các cơ sở sản xuất, các Hợp tác xã kinh doanh trong khu dân cư, làng nghề truyền thống, huyện tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất ký cam kết với Ủy ban nhân dân xã về đảm bảo công tác phòng dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg và thông điệp 5K phòng, chống dịch. Đồng thời, tổ chức phương thức sản xuất “3 tại chỗ” đối với lao động là người ngoài địa phương; giao cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định. Kiên quyết đình chỉ, tạm dừng sản xuất đối với các cơ sở nếu vi phạm, hoặc không chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Cũng như huyện Quốc Oai, tại huyện Mê Linh, sau khi Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND chính quyền địa phương cũng đã ban hành một số quy định mới nhằm tạo điều kiện để một số lĩnh vực kinh tế dần khôi phục hoạt động trong bối cảnh “bình thường mới”. Ông Lê Văn Khương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh cho biết, nếu như trước đây, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình tổ chức sản xuất là “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, thì nay huyện cho phép các đơn vị được áp dụng song song hai phương thức.

Tuy nhiên, đối với phương thức “1 cung đường, 2 điểm đến”, huyện Mê Linh linh động hơn khi công nhân được phép ở nhà thay vì phải ở tập trung tại một địa điểm do doanh nghiệp thuê. Theo đó, công nhân các xã, thị trấn sẽ tập trung tại 1 - 2 điểm trên địa bàn sinh sống và doanh nghiệp bố trí xe đưa đón hàng ngày. Đặc biệt, công nhân đang sinh sống tại hai thị trấn Quang Minh và Chi Đông đang làm việc tại Khu công nghiệp Quang Minh được phép đi - về hàng ngày.

Cũng theo lãnh đạo huyện Mê Linh, để trở lại hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, các doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài khu, cụm công nghiệp cũng cần xây dựng phương án sản xuất an toàn theo phương án của Thành phố đưa ra và tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp phòng, chống dịch hiện hành.

Doanh nghiệp linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất

Dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất, hoạt động của các doanh nghiệp, đặt biệt là trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam. Trước những khó khăn đó, để thích ứng trong tình hình mới, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, đã tổ chức lại hoạt động sản xuất để phù hợp và thích ứng với những diễn biến của dịch bệnh. Trong đó, tùy vào tình hình sản xuất cũng như việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch các doanh nghiệp sẽ linh ứng áp dụng các biện pháp sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Đây được xem là những phương án tạm thời, nhưng giúp cho nhiều doanh nghiệp không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, cũng như kịp thời phục hồi hoạt động sau khi Thành phố ban hành Chỉ thị số 20.

Doanh nghiệp “vùng xanh” linh hoạt lựa chọn phương án sản xuất
Người lao động tại các doanh nghiệp "vùng xanh" đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi quay lại hoạt động sản xuất trong trạng thái bình thường mới.

Là một trong những doanh nghiệp sớm trở lại sản xuất trong trạng thái bình thường mới, sau khi Thành phố nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại các “vùng xanh”, bà Đỗ Việt Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh (Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai) cho biết, việc được quay trở lại nhịp sản xuất bình thường giúp cho Công ty đẩy mạnh được sản xuất, đáp ứng đơn đặt hàng đã ký kết trước đó. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, để trở lại sản xuất Công ty phải ký cam kết với huyện về việc thực hiện nghiêm ngặt các quy định phòng dịch. Trong khi đó, công nhân khi đến Công ty làm việc cũng phải thực hiện quét mã, khử khuẩn, chia ca ăn cơm… để tránh tập trung đông người cùng một lúc.

“Để doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, bên cạnh việc đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, của chính quyền địa phương; doanh nghiệp cũng nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện rất kịp thời của chính quyền địa phương. Cụ thể như việc tạo điều kiện cấp giấy đi lại cho người lao động, doanh nghiệp cũng không phải thực hiện duy trì hoạt động “3 tại chỗ” như trước, do đó giảm thiểu được chi phí ăn, ở rất nhiều cho công nhân”, bà Đỗ Việt Hà cho hay.

Cũng như Công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh, bà Nguyễn Thúy Hà (Trưởng phòng nhân sự) Công ty TNHH Nippont Paint Việt Nam cho biết, ngay từ khi dịch Covid-19 bùng phát, doanh nghiệp đã xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh “3 tại chỗ” theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh. Hiện tại, toàn bộ công nhân của Công ty đều đang ăn ở, ngủ nghỉ và sản xuất tại chỗ. Và để đảm bảo sức khỏe cho người lao động, doanh nghiệp tiến hành test Covid-19 cho 100% người lao động 1 lần/tuần.

Cũng theo bà Thúy Hà, với việc huyện Mê Linh nới lỏng một số quy định, công nhân tại doanh nghiệp hay các doanh nghiệp khác mà có người lao động sinh sống tại thị trấn Quang Minh, Chi Đông có thể lựa chọn sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, người lao động có thể về nhà nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

Rạng Đông tiếp tục bứt phát với xu hướng “Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh”

(LĐTĐ) Thi đua làm theo lời Bác đã đưa Rạng Đông vượt qua mọi thách thức, phát triển, đưa Rạng Đông trở thành doanh nghiệp tiên phong trong ngành chiếu sáng. Năm 2024 cũng là năm khởi đầu cho một Rạng Đông mới - Rạng Đông nghệ cao, Rạng Đông của xu hướng chuyển đổi kép: Chuyển đổi Số - Chuyển đổi Xanh
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.
Bình Dương: Trao nhiều chứng nhận đầu tư tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Bình Dương: Trao nhiều chứng nhận đầu tư tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/4, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 với chủ đề “Cùng phát triển hướng đến tương lai” đã chính thức khai mạc tại tỉnh Bình Dương.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

(LĐTĐ) Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…
Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc)

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc)

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), tại Diễn đàn chính sách, luật về thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc, hãng hàng không VietJet long trọng kỷ niệm 10 năm mở đường bay.
Nhận diện các phương thức tấn công hệ thống bảo mật và thông tin chứng khoán

Nhận diện các phương thức tấn công hệ thống bảo mật và thông tin chứng khoán

(LĐTĐ) Tấn công mạng không phải gần đây mới xảy ra mà đã diễn ra nhiều vụ việc trước đó. Nhưng tới vụ việc VnDirect bị tấn công mới thực sự được chú ý do tầm ảnh hưởng tới thị trường lớn, số lượng nhà đầu tư bị ảnh hưởng nhiều. Có thể thấy rằng rủi ro đang ngày càng gia tăng với khối tài chính ngân hàng, vì vậy đòi hỏi các công ty chứng khoán, tài chính không thể chủ quan với vấn đề bảo mật.
Các ứng dụng của PV Oil chính thức hoạt động trở lại

Các ứng dụng của PV Oil chính thức hoạt động trở lại

(LĐTĐ) Hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) bị tấn công có chủ đích theo hình thức mã hóa dữ liệu (ransomware) đã hoạt động trở lại.
Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn

Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn

Trong 3 tháng đầu năm 2024, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, tạo đà cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù các kết quả đạt được trong quý I rất khả quan tạo đà bứt phá cả năm, song Tổng cục Thống kê cũng nhận định, từ nay đến cuối năm, khó khăn và thách thức còn tiềm ẩn.
Edupia Business - Tiếng Anh doanh nghiệp được Vinatex, VNPAY, Mobifone Global lựa chọn

Edupia Business - Tiếng Anh doanh nghiệp được Vinatex, VNPAY, Mobifone Global lựa chọn

(LĐTĐ) Edupia Business là giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện đến từ Educa Corporation - doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục Tiếng Anh và nằm trong top 50 Ed-tech Châu Á. Chính vì lý do này, có rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn tin tưởng và lựa chọn Edupia Business, trong đó có Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), Công ty cổ phần công nghệ Mobifone toàn cầu (Mobifone Global)...
Xem thêm
Phiên bản di động