Doanh nghiệp và người lao động sẽ cùng “dễ thở”
Công đoàn sát cánh với doanh nghiệp, người lao động Chung tay xây dựng và bảo vệ “vùng xanh doanh nghiệp” |
Doanh nghiệp áp lực khi thực hiện “3 tại chỗ”
Sau khoảng hơn 20 ngày triển khai thực hiện phương án “3 tại chỗ”, nhiều doanh nghiệp bắt đầu gặp khó khăn, bất cập vì chi phí triển khai quá lớn. Công ty TNHH Molex Việt Nam thuộc Khu Công nghiệp Thăng Long, hiện có gần 1.000 cán bộ, công nhân lao động. Thời điểm hiện tại, Công ty đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” với khoảng 700 công nhân lao động làm việc, cách ly, ăn nghỉ tại chỗ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện phương án trên, công ty gặp rất nhiều áp lực. Áp lực đầu tiên là mọi chi phí đều tăng. Cùng với việc chi trả 200% lương cho công nhân lao động, Công ty phải lo 3 bữa ăn (trước là 1 bữa); thuê lều bạt và có gói trợ cấp để khuyến khích người lao động làm việc.
Công nhân lao động Công ty TNHH Cơ khí Huy Hùng thực hiện "3 tại chỗ". |
“Phương án “3 tại chỗ” không chỉ gây áp lực với doanh nghiệp mà còn với người lao động. Dù đã cố gắng trang bị tốt nhất nhưng điều kiện sinh hoạt tại nhà máy không thể bằng so với ở nhà nên công nhân lao động cũng khá mệt mỏi, hiệu quả làm việc không được như mong đợi”, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Molex Việt Nam Trần Tuấn Anh cho hay.
Khó khăn khi thực hiện phương án “3 tại chỗ” không chỉ có ở Công ty TNHH Molex Việt Nam mà còn gặp ở hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Là một đơn vị thực hiện tốt “3 tại chỗ” ngay từ khi có Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Đỗ Văn Đức - Phó Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Huy Hùng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) cho biết khá lo lắng và áp lực khi thực hiện biện pháp này.
“Do đặc thù sản xuất kinh doanh của Công ty, những mặt hàng linh kiện vẫn phải sản xuất để phục vụ cho những ngày nắng nóng như máy phát điện, các dự án chung cư, thi công phần phụ trợ cho máy phát điện, một số thiết bị vật tư y tế. Chính vì vậy, chúng tôi vẫn phải sản xuất chứ không dừng được. Phương án “3 tại chỗ” là đảm bảo nhất trong tình hình dịch bệnh như thế này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu, nếu làm không tốt thì sẽ dẫn đến hậu quả ngược lại, toàn bộ công nhân, kỹ thuật viên cũng sẽ bị lây nhiễm Covid-19. Chính vì thế, chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ trước khi tiến hành “3 tại chỗ”.
Ông Đức cũng cho rằng, về lâu dài để thực hiện “3 tại chỗ” sẽ có nhiều bất cập bởi các chi phí ăn, ở, test Covid-19 khá lớn. Cùng với đó là việc đi lại, xuất nhập hàng cũng gặp khó khăn do giãn cách xã hội, các nguy cơ lây nhiễm luôn rình rập.
Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giầy và Túi xách (160 Hoàng Hoa Thám, Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: Trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp bị động, hầu như tất cả đều phải chờ đợi ý kiến chỉ đạo từ địa phương. Phương án “3 tại chỗ” có lợi ích khi tình hình dịch bệnh rất căng thẳng và đã có những doanh nghiệp làm rất tốt, nhưng theo bà Thanh Xuân, nên có lộ trình linh hoạt, ví dụ như giải pháp “2 tại chỗ” kết hợp với test nhanh và phát triển y tế tại chỗ.
“Mỗi doanh nghiệp cần phải được đào tạo để trở thành CDC của chính doanh nghiệp mình, ứng phó với tất cả các tình huống khẩn cấp xảy ra. CDC của doanh nghiệp sẽ phối hợp với CDC của địa phương, như vậy nguồn lực sẽ được chia sẻ và được giảm tải rất nhiều, và tính chủ động của doanh nghiệp được nâng lên. Nếu chúng ta “sống chung với dịch” thì việc đào tạo doanh nghiệp để có y tế tại chỗ là cần thiết”, bà Thanh Xuân đề xuất.
Phương án "2 tại chỗ, 1 vùng xanh" sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt áp lực, công nhân lao động được cũng có điều kiện sinh hoạt thoải mái hơn để tái tạo sức lao động. (Ảnh minh họa: Lương Hằng) |
Là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội, ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam cho hay, nếu đi theo hướng test nhanh thì doanh nghiệp không thể nào chịu đựng thêm được. Ví dụ doanh nghiệp có 1.000 người lao động “3 tại chỗ”, một tuần chi phí khoảng 600.000 đồng/người, tức là 600 triệu đồng cho nhà máy với 1.000 người ở lại thực hiện “3 tại chỗ”, đây là chi phí rất lớn.
Hiện nay, Tập đoàn Dệt may đã xây dựng được các đơn vị y tế, giống như một trạm kiểm soát. Bệnh viện của Tập đoàn Dệt may cũng đã được Bộ Y tế cho phép, từ cuối tháng 7 đã trở thành điểm tiêm vắc xin. Tập đoàn có đội ngũ đi vận động tiêm vắc xin, điều phối tiêm theo đúng hướng dẫn của ngành y tế. “Trong dài hạn, nếu xác định dịch bệnh không chấm dứt hoàn toàn, nên chăng sau đợt cấp bách này các hiệp hội nên thống nhất lại trong các hội viên của mình để trở thành một kênh có thể đặt hàng, mua vắc xin từ Bộ Y tế để tiêm”, ông Trường kiến nghị.
Ngày 18/8, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Sở đang phối hợp với Ban Quản lý Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội đề xuất mô hình sản xuất “2 tại chỗ, 1 vùng xanh”, xin ý kiến Sở Y tế Hà Nội để trình UBND Thành phố. Mô hình này sẽ có “khu an toàn” là nơi ở của công nhân, có thể là nhà riêng, nhà trọ, khách sạn... nhưng trước hết phải nằm trong “vùng xanh” được doanh nghiệp khảo sát lựa chọn. Với cách thức này, doanh nghiệp sẽ đỡ tốn kém chi phí sinh hoạt, công nhân có thể sinh hoạt thoải mái hơn. |
Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, mặc dù đã có lối mở qua cơ chế "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến". Tuy nhiên, áp dụng cơ chế này rất khó, đòi hỏi thời gian, chi phí, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai được. Thậm chí, có doanh nghiệp áp dụng “3 tại chỗ” lại trở thành ổ dịch khiến rất nhiều công nhân ở lại nhà máy trở thành F0, doanh nghiệp lại phải tốn kém chi phí để xử lý.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc chuyển đổi linh hoạt các phương án sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm sức mạnh để duy trì sản xuất lâu dài. Đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố đều đồng tình ủng hộ với phương án “2 tại chỗ, 1 vùng xanh” và mong muốn phương án trên sớm được Sở Y tế đồng ý và UBND Thành phố chấp thuận. Ngay khi phương án được phê duyệt, các doanh nghiệp yêu cầu người lao động ký cam kết tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn trong sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09