Doanh nghiệp Pháp đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu vải thiều Việt Nam

(LĐTĐ) Sau 3 ngày lên kệ hệ thống siêu thị Á Châu tại Paris, lô vải thiều Thanh Hà, Việt Nam gắn tem truy xuất nguồn gốc itrace247 của Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương lần đầu nhập khẩu vào Pháp đã được tiêu thụ nhanh chóng. Theo đó, doanh nghiệp Pháp đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu hơn so với dự kiến trước đó để đáp ứng nhu cầu thị trường và sẽ nhập lô thứ 2 ngay trong tuần này.
Vải thiều Việt Nam được quảng bá đa dạng tại Nhật Bản Lô vải thiều Việt Nam đầu tiên thâm nhập thị trường châu Âu qua Hiệp định EVFTA Vải thiều Việt Nam vào Singapore, cửa ngõ ra thế giới

Như vậy, trong 7 ngày, có hai lô hàng gần 1 tấn vải thiều Việt Nam được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không. Được biết, nhiều khách mua hàng tại hệ thống siêu thị Á Châu, sau khi được nếm thử trái vải Thanh Hà đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước hương vị thơm ngon và ngọt dịu đặc trưng.

Một số khách hàng người Việt cho biết đã rất cảm động vì từ lâu mới được thấy trái vải thiều Việt Nam được bán chính thức trên kệ tại siêu thị ở Paris và sẵn sàng tiếp tục ủng hộ hàng nông sản Việt Nam. Mặc dù có giá chung của thị trường là 18 euro/hộp 1 kg, nhiều khách hàng đã mua tới 5 kg cho cả gia đình và làm quà cho bạn bè người Pháp.

Doanh nghiệp Pháp đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu vải thiều Việt Nam
Doanh nghiệp Pháp đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu vải thiều Việt Nam

Bên cạnh đó, một số khách hàng người nước ngoài rất quan tâm tới tem truy xuất nguồn gốc và bất ngờ khi có thể tiếp cận được với lượng thông tin đầy đủ về trái vải, từ quy trình nuôi trồng cho tới lịch sử thu hoạch, đóng gói và các chứng chỉ kiểm tra chất lượng, chỉ thông qua điện thoại cá nhân.

Ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp cho biết, từ nhiều năm nay, Pháp luôn đề cao việc nắm rõ nguồn gốc của thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa, nâng cao sự cam kết và trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối đối với người tiêu dùng. Nhiều mặt hàng thực phẩm, trong đó có các sản phẩm thịt đã có những quy định bắt buộc về truy xuất nguồn gốc “từ trang trại đến bàn ăn” nhưng đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu vào Pháp chưa có quy định bắt buộc.

Như vậy, trái vải của Việt Nam đã đi trước, đón đầu xu thế tiêu dùng mới, đó là xu thế tiêu dùng có trách nhiệm. Điều này cũng đồng thời phản ánh hình ảnh về chính sách quản lý xuất khẩu có chiến lược, trách nhiệm và đặt người tiêu dùng làm trọng tâm của Chính phủ Việt Nam.

Lô hàng gần 1 tấn vải thiều được nhập khẩu vào sân bay quốc tế Charles de Gaulle ngày 12/6 là lô hàng đầu tiên vào thị trường Châu Âu có mang theo tem truy xuất nguồn gốc do Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương xây dựng. Đây là những lô vải đầu tiên được nhập khẩu số lượng lớn, đứng riêng 1 đơn hàng (không đi chung với các trái cây ngoại lai khác) bởi một hệ thống siêu thị Á Châu có uy tín tại Paris sau hơn 5 năm bị gián đoạn.

Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu - Cục Xúc tiến thương mại nhận định, điều này có ý nghĩa “khai thông thị trường” đặc biệt quan trọng, không chỉ khẳng định được chất lượng hàng Việt Nam mà cũng đồng thời khẳng định nhu cầu của người tiêu dùng tại Pháp đối với những sản phẩm chất lượng của Việt Nam.

Doanh nghiệp Pháp đẩy nhanh kế hoạch nhập khẩu vải thiều Việt Nam
Nhiều khách hàng rất thích hương vị ngọt, thơm của trái vải thiều Việt Nam

Để tiếp tục đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ trái vải Việt Nam tại Pháp, Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ tổ chức gian hàng quảng bá trái vải Việt Nam tại Lễ hội ẩm thực Việt Nam 2021 được tổ chức ngày 19/6/2021 tới đây tại quảng trường Monge, trung tâm thủ đô Paris. Đây là sự kiện được tổ chức với mục tiêu quảng bá ẩm thực, văn hóa và hình ảnh Việt Nam tới đông đảo người dân địa phương.

Sự kiện dự kiến sẽ thu hút đông đảo người dân địa phương khi được tổ chức trong bối cảnh chính phủ Pháp bắt đầu cho phép mở lại các sự kiện ngoài trời. Tại sự kiện này, nhiều người tiêu dùng Pháp sẽ lần đầu tiên được khám phá hương vị thơm ngon của trái vải thiều Thanh Hà, Hải Dương.

Hiện Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Pháp đang tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm các đầu mối nhập khẩu mới của Pháp, tuyển lựa và hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu vào châu Âu để kết nối nhiều hơn nữa các đơn hàng xuất khẩu nông sản nói chung và trái vải nói riêng của Việt Nam vào Pháp, khai thác tối đa các lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và châu Âu (EVFTA) mang lại đối với nhóm ngành nông sản của Việt Nam.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), với nhiều đề xuất sửa đổi, bổ sung quan trọng, nhằm tháo gỡ khó khăn từ thực tiễn, giúp cho chính sách bảo hiểm này thật sự phát huy được hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) và Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Đông Anh đã và đang triển khai hiệu quả chương trình phối hợp công tác. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Giáo dục.
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình trạnh thanh, thiếu niên thường xuyên tụ tập điều khiển mô tô xe gắn máy chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, liên tục hò hét đã gây hoang mang, khiếp sợ cho người tham gia giao thông ở Hà Nội. Mới đây nhất, vụ việc nhóm “quái xế” tông tử vong người phụ nữ đang dừng chờ đèn đỏ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo. Nhiều người dân tỏ rõ sự bất bình với hành vi của nhóm đối tượng trên và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xác minh, xử lý triệt để tình trạng này.
Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, người lao động được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo về mọi mặt, đặc biệt là việc đảm bảo sức khỏe để ổn định lao động sản xuất. Qua các hoạt động chăm lo đó đã tạo niềm tin đối với người lao động vào tổ chức Công đoàn và giúp người lao động có động lực để gắn bó lâu dài, nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Tin khác

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 9 năm 2024. Trong đó, 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt THQG Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

(LĐTĐ) Từ ngày 28/10 - 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

(LĐTĐ) Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 cũng chính thức bắt đầu từ 0h thứ Sáu, ngày 29/1, đến 12h ngày 1/12.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 24/10, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm ở mức từ 38 đồng/lít đến 254 đồng/lít, tùy từng mặt hàng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

(LĐTĐ) Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 sẽ diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Dự kiến, chương trình sẽ thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thời gian qua, thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng song hành với những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó mỗi người dân sẽ phải có kiến thức tự bảo vệ mình, tránh “tiền mất tật mang” trong môi trường không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thời gian tới.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 11/10/2024 mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

(LĐTĐ) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa rõ ràng, xây dựng chương trình khuyến mại, chế độ hậu mãi… là những giải pháp mà các Sở, ngành, quận, huyện Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động