Nhiều tiềm năng cho vải thiều vươn ra thị trường thế giới
Triển lãm số quảng bá nông sản vải thiều tới thị trường quốc tế Vải thiều sang châu Âu có giá tới 650.000 đồng/kg Đưa vải thiều vươn ra thế giới |
Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Năm nay, Bắc Giang, vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn. Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn.
Vải thiều Việt Nam được người nước ngoài đánh giá cao về chất lượng |
Vải thiều thường chín rộ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch lại ngắn nên việc kết nối giao thương, mở rộng thị phần sẵn có, tìm kiếm thị trường mới và đa dạng kênh phân phối là hết sức cần thiết.
Đặc biệt, mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều để gia tăng giá trị của quả vải, góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân và phát triển kinh tế của địa phương là mục tiêu cấp thiết. Hiện vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.
“Bắc Giang hiện có 28.000 ha vải thiều. Vải thiều Bắc Giang đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia (Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Singapore, Lào và Campuchia), vải thiều là sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Vải thiều Bắc Giang đã và đang từng bước khẳng định chất lượng vượt trội để vươn tầm thế giới.
Để làm được việc đó, tỉnh Bắc Giang luôn cùng người nông dân trồng vải đồng lòng, thống nhất trong xây dựng chuối giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đến thời điểm hiện tại, Bắc Giang đã tiêu thụ khoảng 25.000 tấn, trong đó sản lượng tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 60%, sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 40%”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn chia sẻ.
Với những tiềm năng vốn có nhưng để có được sản phẩm vải thiều đạt chất lượng vào các thị trường yêu cầu cao luôn đòi hỏi người nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau hợp lực để xây dựng được chuỗi các quy trình nghiêm ngặt, khép kín từ khâu lựa chọn thổ nhưỡng, chăm sóc cây trồng đến chế biến và tiêu thụ.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Văn Dũng, Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Hồng Xuân (tỉnh Bắc Giang) cho biết, để sản phẩm vải thiều đáp ứng yêu cầu của các thị trường khó tính cần có quy trình chăm sóc kĩ lưỡng, môi trường trồng vải phải đảm bảo, nhất là việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp “4 đúng”: Đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng liều lượng và đúng quy trình.
Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa với sản lượng khoảng 320.000 tấn |
“Trong tất cả các quy trình chăm sóc và thu hoạch, người dân đều cần phải có nhật ký ghi chép. Đặc biệt trong khâu thu hoạch cần đảm bảo vệ sinh không có mầm mống tác nhân gây bệnh. Hiện nay quy trình bảo quản vẫn còn gặp khó khăn nhất là khâu vận chuyển, sơ chế để có thể đảm bảo chất lượng vải tươi xuất khẩu cũng như sấy lạnh hay sấy công nghệ cao cho bảo quản”, ông Dũng cho hay.
Còn tại tỉnh Hải Dương, sản phẩm vải thiều Thanh Hà đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập “Cây vải thiều lâu năm nhất”. Vải Thanh Hà cũng đạt top 10 nhãn hiệu nổi tiếng, được bình chọn là tinh hoa đặc sản 3 miền. Hàng năm, 50% sản lượng vải thiều của Hải Dương được tiêu dùng trong nước, 40% xuất khẩu tới các thị trường truyền thống, 10% xuất khẩu tới các thị trường cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc…
“Hướng tới xây dựng thương hiệu vải thiều chất lượng toàn cầu, từ nhiều năm nay Hải Dương đã triển khai đồng bộ các giải pháp như tập trung xây dựng các vùng trồng chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, tỉnh hợp tác với các cơ quan khoa học tạo ra các giống mới, đa dạng hoá các loại sản phẩm; chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm đều đáp ứng chuẩn VietGap, GlobalGap, vì thế đến nay Hải Dương đã có trên 1.200 ha vải thiều được cấp tiêu chuẩn sản xuất vải xuất khẩu”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân khẳng định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42