Lô vải thiều Việt Nam đầu tiên thâm nhập thị trường châu Âu qua Hiệp định EVFTA
Tại lễ xuất khẩu lô quả vải đầu tiên đi châu Âu (EU), ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Mặc dù, bị tác động bởi dịch Covid-19 nhưng Bộ Công Thương đã kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ ngay từ niên vụ 2021 để tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và đặc biệt là xuất khẩu.
Hiện hàng chục tấn vải thiều của 2 tỉnh Hải Dương và Bắc Giang đã có mặt trên kệ hàng tại các chuỗi siêu thị Nhật Bản, Singapo. Và vài ngày tới sẽ là các nước EU - thị trường tiềm năng khoảng 430 triệu dân. Kết quả này đến từ những nỗ lực kết nối, xúc tiến tiêu thụ trong vụ vải năm 2021.
Lô vải thiều Việt Nam đầu tiên thâm nhập thị trường châu Âu qua Hiệp định EVFTA. |
Cùng đó, Bộ Công Thương đã kết hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên môn đã chỉ đạo, hỗ trợ tỉnh trong quá trình quảng bá, xúc tiến và kết nối tiêu thụ vải.
Hiện EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của rau, quả Việt Nam, với nền tảng sẵn có này, cộng thêm việc miễn giảm thuế nhập khẩu theo cam kết trong EVFTA đang tiếp sức để giúp tăng khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam so với các đối thủ chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia...
“Bộ đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp đặc biệt là Pacific Foods đã tích cực tiềm kiếm, kết nối và thành công đưa trái vải sang thị trường EU trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm và đang là rào cản lớn cho việc trở lại “bình thường mới” giữa các quốc gia”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.
Theo Tổng Giám đốc Pacific Foods Chung Trí Phong cho biết, lô trái vải đầu tiên sẽ đi đường hàng không và “cập bến” cộng hoà Séc - nơi có dân số đông và cộng đồng người Việt Nam lớn nhất nhì EU. Việc Pacific Foods xuất khẩu thành công lô vải thiều từ 2 vùng nguyên liệu nổi tiếng là Thanh Hà của Hải Dương và Lục Ngạn tại Bắc Giang theo tiêu chuẩn Global GAP, Vietgap, … vào EU theo Hiệp định thương mại EVFTA, một lần nữa chứng minh rằng, trái vải thiều Việt Nam luôn được khách hàng thế giới ưa chuộng, và các doanh nghiệp trong nước ngày càng đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe của các thị trường, mà EU là một ví dụ.
“Công ty chúng tôi có khoảng 3 năm tìm hiểu và đàm phán các thủ tục và điều kiện kỹ thuật cho việc xuất khẩu vải sang EU và giờ đã sẵn sàng. Hành trình để quả vải sang được tay người tiêu dùng châu Âu không hề đơn giản. Ngay từ đầu vụ, vùng vải phục vụ sản xuất sang EU phải được các đối tác nhập khẩu kiểm tra hệ thống quản lý sản xuất và chấp nhận về phần mềm giám sát. Chúng tôi cũng liên kết với nhiều đối tác trong việc đầu tư máy móc để sơ chế, bảo quản trái vải, đảm bảo từ khi thu hoạch đến khi tới tay người tiêu dùng, nhờ vậy trái vải sẽ sớm được người tiêu dùng tại EU ưa chuộng, đánh giá cao do chất lượng vượt trội, thơm ngon và an toàn”, ông Phong cho hay.
Sau lô vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) xuất khẩu đi EU, trong tuần tới lô vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) cũng nối gót vải thiều Thanh Hà sang thị trường EU. |
Được biết, lô vải xuất khẩu của Pacific Foods sẽ đến được tay người tiêu dùng châu Âu mất khoảng 4 - 5 ngày. Sau lô hàng đầu tiên đi EU trong tuần tới, Công ty cổ phần Pacific Foods sẽ xuất khẩu lô vải thiều của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang vào thị trường 27 quốc gia này.
Bà Lê Minh Hoa - Chủ tịch Hội Doanh nghiệp nữ vừa và nhỏ Việt Nam, đơn vị kết nối trái vải xuất khẩu EU cho biết: EVFTA thường được ví như “con đường cao tốc hướng tây”, kết nối Việt Nam tới một không gian rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu thế giới cả về tài chính, công nghệ và thị trường,... Chính vì thế, thời gian qua, Chính phủ đã có những chương trình hành động mạnh mẽ, quyết liệt nhằm triển khai hiệu quả EVFTA, mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cho doanh nghiệp.
“Trong bối cảnh thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ vừa phát triển kinh tế, vừa chống dịch hiệu quả, chúng tôi đã kết hợp với công ty Pacific Foods tìm kiếm nguồn hàng đạt tiêu chuẩn EU, phối hợp với các đơn vị kiểm định chất lượng, thúc đẩy đưa trái vải Việt Nam đến với châu Âu. Đây cũng là trách nhiệm, chung tay đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cùng đưa thương hiệu nông sản Việt Nam có tên trên bản đồ nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thử sức ở sân chơi lớn nhiều tiềm năng và cũng lắm thách thức này”, bà Hoa nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48
Giá vàng hôm nay (19/11): Vàng trong nước tăng mạnh sau chuỗi ngày "chạm đáy"
Thị trường 19/11/2024 07:11