Điều kiện để người lao động TP.HCM được nhận hỗ trợ tiền thuê nhà
Cơ hội kích cầu cho doanh nghiệp trong Ngày hội Du lịch TP.HCM 2022 Các cơ quan dân cử phải thường xuyên đối thoại để gần dân hơn TP.HCM: Truy tìm kẻ trộm nhiều nắp chắn rác trên cầu Thủ Thiêm 2 |
Theo đó, về chính sách hỗ trợ đối với NLĐ đang làm việc trong doanh nghiệp trên địa bàn TP được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện: Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2 đến 30/6/2022; có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022.
Ngoài ra, người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM sẽ được hỗ trợ 500.000 - 1 triệu đồng/tháng khi có đạt đủ các điều kiện. |
Mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người/tháng; thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng; phương thức chi trả hằng tháng. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Danh sách NLĐ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp trong danh sách có NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hồ sơ đề nghị cần có thêm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Về chính sách hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động gồm người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh trên địa bàn TPHCM được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện.
Cụ thể: Người lao động ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 30/6/2022, có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến 30/6/2022 (trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó).
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Mức hỗ trợ trong trường hợp này là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng; chi trả hàng tháng. Hồ sơ đề nghị gồm: Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Trường hợp trong danh sách có NLĐ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, NLĐ mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ cần có thêm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trả lời Báo Lao động Thủ đô, đại diện Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết, tính đến ngày 10/5, đơn vị này chỉ mới xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm cho 35 lao động để nhận gói hỗ trợ. “Cơ quan BHXH chỉ là nơi xác nhận người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội tháng liền kề hay không mà thôi. Còn lại, người lao động phải lấy mẫu đơn có xác nhận của chủ trọ gửi lên ngành lao động, rồi qua ngành tài chính khi đó mới nhận được tiền hỗ trợ”, đại diện BHXH TP.HCM cho biết.
“Để nhận được hỗ trợ, người lao động phải có giấy được chủ nhà trọ xác nhận, địa phương xác nhận và nhiều thủ tục khác. Như vậy sẽ gây khó khăn cho người lao động, cần phải có cơ chế thông thoáng, dễ thực hiện thì tiền mới đến đến tay người lao động sớm được”, ông Lâm nói. Ông Lâm cho rằng, ngân sách của nhà nước được chi ra với mục đích hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng sau dịch. Nếu quá trình hỗ trợ kéo dài dẫn đến tiền đến với tay người lao động thiếu kịp thời sẽ làm giảm ý nghĩa của gói hỗ trợ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21