Điện Biên "trình làng" sản phẩm du lịch đặc biệt
Trong ngày diễn ra sự kiện hoa anh đào - Mường Phăng - Điện Biên có hàng trăm cây anh đào đang nở rộ |
Đó là nhận xét của ông Kawai Jun, Phó giám đốc Trung tâm Giao lưu văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam về sự kiện hoa anh đào Pá Khoang - Điện Biên được UBND tỉnh Điện Biên tổ chức sáng 6/1.
Nơi diễn ra sự kiện là đảo hoa của Công ty Cổ phần Hoa Anh đào Trần Lệ, vùng đất đang có 300 cây anh đào cùng khoe sắc, trong đó có 100 cây bói hoa năm đầu tiên và 200 cây đã nở rộ.
Những cây đang nở hoa thuộc 21 loại anh đào khác nhau, trong đó có 19 loại chỉ có thể chiêm ngưỡng ở hòn đảo này, doanh nhân Trần Lệ cho biết.
Với 4.500 cây anh đào đang phát triển tốt, ông Lệ quả quyết rằng chỉ vài năm nữa thời điểm này sẽ có khoảng 1.000 cây anh đào cùng đơm hoa. Ông Lệ cũng chia sẻ với lãnh đạo tỉnh Điện Biên rằng không chỉ phát triển hoa anh đào mà ông sẽ mang cả hoa ban (loài hoa đặc trưng của Điện Biên) hoa sen cùng một số loại hoa khác nối nhau theo mùa để các sự kiện, tiến tới là lễ hội về hoa cũng sẽ tiếp nối, trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của Điện Biên.
Cả Bí thư Tỉnh uỷ Điện Biên Trần Văn Sơn và Chủ tịch UBND tỉnh Mùa A Sơn đã hơn một lần trong cuộc gặp với các doanh nhân đều nhấn mạnh đến sự quan tâm của Điện Biên trong phát triển du lịch. Đầu năm 2017, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Mùa A Sơn đã cùng Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đến gặp doanh nhân Trần Lệ tại đảo hoa, cùng bàn về ý tưởng xây dựng sản phẩm du lịch gắn với hoa anh đào trên mảnh đất Điện Biên lịch sử.
Sau đó, ông Mùa A Sơn đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng tổ chức sự kiện Hoa anh đào - Mường Phăng - Điện Biên và lập dự án trồng hoa anh đào phục vụ phát triển du lịch của tỉnh, tiến tới tổ chức lễ hội riêng về loài hoa này.
Trong ngày tổ chức sự kiện, dù trời mưa tầm tã vẫn có rất nhiều du khách đến đảo hoa thưởng ngoạn. Có những ngày có hàng ngàn du khách đến thưởng hoa, ông Lệ cho biết.
Nói về tầm nhìn dài hơn của du lịch Điện Biên, ông Mùa A Sơn cho biết, quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được phê duyệt. Và phát triển du lịch Pá Khoang - nơi có điểm nhấn đặc biệt là đảo hoa anh đào- tương xứng với tiềm năng chính là triển khai quy hoạch này.
Năm 2017 Điện Biên đón khoảng 600 ngàn lượt khách, du lịch, trong đó khách quốc tế ước đạt 120 ngàn lượt. Tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 950 tỷ đồng, tăng 72,7% so với năm 2016. Năm 2018 tỉnh đặt chỉ tiêu thu hút trên 680 nghìn lượt khách du lịch, doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 1.150 tỷ đồng (tăng 21,1% so với năm 2017).
Theo Hà Vũ/Thời báo kinh tế VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21