Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung quy định về việc cho phép số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy có thể nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy Đề xuất cơ cấu tổ chức Chính phủ sau sắp xếp gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ

Chiều 5/2, tiếp tục Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày tóm tắt Tờ trình của Chính phủ cho biết, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo quyết định của cấp có thẩm quyền có tác động trực tiếp, sâu rộng đến toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

Cụ thể, ở cấp Trung ương là 5.026 văn bản, với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật cần xử lý ngay (bao gồm các luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội; ở địa phương là 2.828 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ban hành.

Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh. Ảnh: Quốc hội

“Với số lượng rất lớn các văn bản nêu trên cần xem xét, xử lý trong thời gian ngắn, cấp bách như hiện nay, thì việc đặt ra yêu cầu sửa đổi từng văn bản trong hệ thống là nhiệm vụ “bất khả thi”, và có nguy cơ dẫn đến khoảng trống pháp lý khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết.

Do vậy, việc ban hành Nghị quyết nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương theo tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”.

Qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của Nhà nước và toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Dự thảo Nghị quyết được bố cục gồm 16 điều, với 3 chính sách lớn. Trong đó nêu rõ, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định pháp luật hiện hành được tiếp tục thực hiện bởi các cơ quan, người có thẩm quyền tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó trong các trường hợp sắp xếp tổ chức bộ máy.

Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội

Trường hợp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mà chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, mô hình tổ chức của cơ quan sau sắp xếp có thay đổi, thì trong phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm của mình, Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan đó khác với quy định tại văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy.

Cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục thực hiện các công việc, thủ tục đang được các cơ quan trước khi sắp xếp thực hiện.

Trường hợp các công việc, thủ tục đang thực hiện hoặc đã hoàn thành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy, nhưng phát sinh vấn đề liên quan cần giải quyết sau khi sắp xếp, thì cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan liên quan để giải quyết.

Cũng theo dự thảo Nghị quyết, cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn công bố thủ tục hành chính theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính bảo đảm thông suốt, không bị gián đoạn; không được yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp lại hồ sơ đã nộp và không thực hiện lại các bước trong thủ tục hành chính đã thực hiện.

“Giấy tờ, văn bản được ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy mà chưa hết thời hạn, hoặc chưa hết hiệu lực, thì tiếp tục được sử dụng, áp dụng theo quy định pháp luật cho đến khi hết thời hạn, hoặc được xử lý bởi cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.

Cơ quan, người có thẩm quyền sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy không được yêu cầu tổ chức, cá nhân cấp đổi giấy tờ mà chưa hết thời hạn, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”, dự thảo Nghị quyết nêu rõ.

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết trình Quốc hội ban hành Nghị quyết nêu trên. Đồng thời, tán thành việc xác định phạm vi điều chỉnh là tất cả cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất quy định số lượng cấp phó có thể nhiều hơn khi sắp xếp tổ chức bộ máy
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: Quốc hội

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, khi thực hiện sắp xếp bộ máy thì số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể sẽ cao hơn so với quy định hiện hành. Do đó, đề nghị bổ sung quy định về việc cho phép số lượng cấp phó có thể nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định hiện hành để tạo cơ sở pháp lý cho việc bố trí, sắp xếp và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, tổ chức...

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết, tán thành với nội dung Chính phủ trình và ý kiến bổ sung của Thường trực Ủy ban Pháp luật là quy định cụ thể hơn các trường hợp sắp xếp tổ chức bộ máy được áp dụng Nghị quyết để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện.

Khi thực hiện sắp xếp bộ máy thì số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể sẽ cao hơn so với quy định hiện hành tại các luật, nghị quyết, nghị định, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cân nhắc quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết, để có cơ sở pháp lý cho các cơ quan triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, sau khi Nghị quyết được ban hành, cần có kế hoạch triển khai Nghị quyết và có danh mục các văn bản cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 2 năm.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô

Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh trở thành Gương mặt trẻ tiêu biểu thủ đô

Ngày 18/3, Thành Đoàn Hà Nội công bố 10 Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024. Cầu thủ Đỗ Duy Mạnh là một trong số 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII phải bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII phải bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Đề án điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước khi trình Thủ tướng.
Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi

Nghệ An ghi nhận khoảng 1.100 ca sốt phát ban nghi sởi

Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, ngành Y tế Nghệ An triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thực hiện theo quy chế mới

Năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thực hiện theo quy chế mới

Năm 2025 là năm đầu tiên Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 06/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành ngày 10/4/2024.
Công an xác minh vụ xe tải chèn ép ô tô con trên cầu vượt Bắc Hồng

Công an xác minh vụ xe tải chèn ép ô tô con trên cầu vượt Bắc Hồng

Chiều 18/3, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 15 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) cho biết, đơn vị đang xác minh danh tính tài xế trong đoạn clip xe tải liên tục đánh võng và chèn ép ô tô con khi lưu thông trên cầu vượt Bắc Hồng.
Gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2025

Gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực, quốc tế năm 2025

Chiều 18/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt học sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2025.
Hãng bánh mỳ Pháp Maison Kayser sẽ có mặt tại Việt Nam

Hãng bánh mỳ Pháp Maison Kayser sẽ có mặt tại Việt Nam

Tập đoàn Sun Group và Maison Eric Kayser Asie LTD - Hãng bánh mì Pháp danh tiếng hàng đầu thế giới vừa chính thức ký kết hợp đồng nhượng quyền, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc đưa tinh hoa ẩm thực Pháp đến Việt Nam.

Tin khác

Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp đề xuất cân nhắc việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Ngày 18/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp sắp tới.
Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chuyển giao Cục Quản lý thị trường về địa phương: Không đổi nhiệm vụ khi thay đổi mô hình

Chiều ngày 17/3/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị chuyển giao Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa phương quản lý theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.
Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư: Báo cáo Kinh tế-Xã hội phải là cẩm nang hiện thực hóa mục tiêu phát triển

Tổng Bí thư nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo Kinh tế-Xã hội, Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa mục tiêu đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Vì hạnh phúc của Nhân dân, vì đất nước hùng cường

Xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội đang nỗ lực phấn đấu để hiện thực hóa mục tiêu.
Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực đã tạm ngừng xung đột, có thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.
Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Chiều 14/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tiến hành họp triển khai nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương, Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới.
Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Ngày 13/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong Kỷ nguyên mới”. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội thảo.
Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Ngày 15/3, tại thành phố Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre.
Xem thêm
Phiên bản di động