Đề xuất nâng mức trợ cấp xã hội với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện nay cả nước có khoảng 3,7 triệu đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn nhưng vẫn ưu tiên đầu tư cho an sinh xã hội, trợ cấp xã hội. Mức chuẩn trợ giúp xã hội được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP là 360 nghìn đồng/tháng. Tổng kinh phí Nhà nước đang chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, cấp thẻ bảo hiểm y tế khoảng 28 nghìn tỷ đồng/năm.
Hiện nay đã có 14 tỉnh, thành phố nâng mức trợ giúp xã hội cao hơn mức quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP, đồng thời đã có 32 tỉnh, thành phố quy định thêm các đối tượng thuộc diện trợ cấp, trợ giúp chưa được quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Tuy vậy, chế độ trợ cấp hằng tháng còn thấp, mới chỉ hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu của người dân; chưa tương đồng với chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu, giảm nghèo và trợ cấp đối với người có công với cách mạng. Mức trợ cấp xã hội hiện chỉ bằng khoảng 24% chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2021 - 2025 (1,5 triệu đồng/tháng), bằng 20% tiền lương cơ sở (1,8 triệu đồng/tháng).
Ảnh minh họa. |
Để đảm bảo đời sống cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, Chính phủ đã giao Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ nâng mức trợ cấp xã hội đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.
Bộ LĐTBXH đang đề xuất phương án tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng, áp dụng từ ngày 1/7/2024. Mức đề xuất này tương đương 33% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Với mức chuẩn trợ cấp xã hội 500 nghìn đồng/tháng thì số kinh phí thực hiện một năm sẽ khoảng 37.113 tỷ đồng, tăng hơn so với mức quy định hiện tại là 9.465 tỷ đồng. Nếu thực hiện từ 1/7/2024 thì năm 2024 ngân sách nhà nước bố trí thêm khoảng 4.700 tỷ đồng so với năm 2023.
Một phương án nữa được Bộ LĐTBXH đề xuất là nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng từ 360 nghìn đồng lên 750 nghìn đồng, tương đương 50% chuẩn nghèo khu vực nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.
Với mức chuẩn trợ cấp xã hội là 750 nghìn đồng thì tổng kinh phí thực hiện một năm khoảng 54.000 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước bố trí tăng thêm khoảng 26.300 tỷ đồng/năm. Nếu thực hiện từ 1/7/2024 thì năm 2024 ngân sách nhà nước bố trí thêm khoảng 13.100 tỷ đồng so với năm 2023.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Chính sách 05/11/2024 18:14
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23