Đề xuất trợ cấp hưu trí xã hội cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp
Tính lương hưu nên theo tuổi nghỉ Không áp dụng giảm số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu đối với người nghỉ hưu trước tuổi Đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu xuống 15 năm |
Trợ cấp hưu trí xã hội cho công dân từ đủ 75 tuổi
Tại đợt 1 của Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật BHXH (sửa đổi) - một dự án Luật nhận được nhiều quan tâm của xã hội, nhất là người lao động.
Một trong những chính sách mới của dự án Luật là quy định về chế độ trợ cấp hưu trí xã hội. Theo đó, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, quy định này được bổ sung nhằm phấn đấu đạt mục tiêu Trung ương giao đến năm 2030 khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.
Thẩm tra Dự án Luật, Ủy ban Xã hội cho rằng, cần thể chế hóa Nghị quyết số 28 của Đảng, cụ thể hóa quy định về bảo đảm an sinh xã hội của Hiến pháp và phù hợp với xu hướng hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới về BHXH đa tầng, đồng thời kế thừa và phát triển quy định hiện hành về trợ giúp người cao tuổi. Tuy nhiên, nội dung này nên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật nào đang có hai loại ý kiến khác nhau.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Loại ý kiến thứ nhất tán thành với dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), bổ sung quy định trợ cấp hưu trí xã hội để thiết lập sàn an sinh, cùng với BHXH bắt buộc, bảo hiểm hưu trí bổ sung hình thành hệ thống BHXH đa tầng trong một văn bản luật.
Điều này phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nhằm chuyển hướng mở rộng diện bao phủ đối tượng hưởng các chế độ hưu trí đa dạng và không chỉ dựa trên cơ sở đóng góp mà còn dựa trên sự hỗ trợ của Nhà nước (phi đóng góp) nhằm hướng tới bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng.
Loại ý kiến thứ hai cho rằng, trợ cấp hưu trí xã hội thực chất là chế độ thuộc chính sách bảo trợ xã hội, chỉ dành cho những người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, chưa thực sự phù hợp với nguyên lý của bảo hiểm là đóng - hưởng và bù đắp thu nhập.
Do vậy, không cần thiết mở rộng phạm vi điều chỉnh, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội vào dự án Luật BHXH, mà có thể sửa quy định tương ứng của Luật Người cao tuổi, các quy định này sẽ là bộ phận của pháp luật về BHXH, mà không cần quy định trong Luật BHXH.
Bảo đảm nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để thực hiện
Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Xã hội và một số ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia thẩm tra, góp ý đối với dự án Luật nhất trí việc bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội như đề xuất của Chính phủ để thể hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 28 và là một trong những giải pháp góp phần hướng tới mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân; phù hợp với thông lệ và kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm có thể so sánh được độ bao phủ của chế độ hưu trí giữa các quốc gia.
Tuy nhiên, Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng hơn tác động của việc quy định trợ cấp hưu trí xã hội đối với ngân sách Nhà nước, xung đột chính sách khi đưa các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh và áp dụng của Luật Người cao tuổi sang dự án Luật này.
Cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ về điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Xã hội cho rằng, theo Tờ trình và dự thảo Luật hiện nay với quy định “từ đủ 75 tuổi trở lên” và “Không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khác theo quy định của Chính phủ” là khác so với quy định của Luật Người cao tuổi (Khoản 2 Điều 17 của Luật Người cao tuổi quy định: Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng”).
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng; rà soát các quy định có liên quan, bảo đảm việc quy định điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội không gây ra xung đột chính sách, đồng thời bảo đảm nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để thực hiện...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50