Tăng trợ cấp xã hội phù hợp chính sách tiền lương

(LĐTĐ) Mức trợ cấp xã hội hiện nay là 360 nghìn đồng/tháng được đánh giá là thấp. Do đó, cùng với cải cách tiền lương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tăng chuẩn trợ cấp xã hội từ 360 nghìn đồng lên 500 nghìn đồng hoặc 750 nghìn đồng.
Lương tiếp tục tăng thêm 7%/năm từ 2025 Sẽ có trên 10 thông tư hướng dẫn triển khai chính sách tiền lương mới

Khoảng 3,7 triệu người đang hưởng trợ cấp hằng tháng

Với việc không được hưởng chế độ lương hưu và không đủ điều kiện để nhận các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác, thì mức trợ cấp hưu trí là một niềm an ủi rất lớn đối với người cao tuổi, vì thế thông tin Chính phủ đang xây dựng nghị định tăng mức tiền trợ cấp xã hội nhận được sự quan tâm của người dân.

Tăng trợ cấp xã hội phù hợp chính sách tiền lương
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất nâng mức chuẩn trợ cấp cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội

Tại Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trong những tháng đầu năm 2024 được tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung lưu ý các đơn vị khẩn trương sửa đổi Nghị định 20/2021/NĐ-CP Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội.

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho rằng, hiện nay, mức trợ cấp xã hội rất thấp, chỉ 360 nghìn đồng/tháng và nhấn mạnh 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm mà ngành LĐTBXH cần triển khai, trong đó phát triển hệ thống an sinh bao trùm và bền vững, toàn diện và nâng cao khả năng tiếp cận chính sách của các nhóm đối tượng yếu thế theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW. Trước đó, theo thông tin của Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐTBXH) hiện nay, đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng là hơn 3,3 triệu và nhóm chăm sóc người tâm thần nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không tự phục vụ là khoảng 400 nghìn người. Như vậy, Việt Nam có khoảng 3,7 triệu người đang hưởng trợ cấp hàng tháng, với mức chi khoảng 28.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, bao gồm trợ cấp, hỗ trợ chăm sóc, bảo hiểm y tế.

Trong giai đoạn vừa qua, chính sách trợ giúp nhóm người yếu thế này luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ. Dù vậy, chính sách mới hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu tối thiểu của những đối tượng trên như cơm ăn, áo mặc, điện nước sinh hoạt, đảm bảo cuộc sống. Cũng theo Cục Bảo trợ xã hội, mức chuẩn trợ cấp xã hội hiện rất thấp, chỉ đạt 24% so với chuẩn nghèo khu vực nông thôn của giai đoạn 2021-2025 (1,5 triệu đồng/tháng) và 20% so với lương cơ sở từ 1/7/2023 (1,8 triệu đồng/tháng).

Đề xuất nâng mức trợ cấp cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội

Trao đổi với báo chí, ông Tô Đức - Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết, giao cho Bộ LĐTBXH phối hợp Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ nâng mức trợ cấp lên đối với nhóm đối tượng bảo trợ xã hội. Cục Bảo trợ xã hội đã xây dựng phương án, lấy ý kiến bộ ngành, đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu, bố trí tăng nguồn lực dành cho đối tượng này, phù hợp với điều kiện ngân sách trong bối cảnh cải cách tiền lương.

Cũng theo lãnh đạo Cục Bảo trợ xã hội, khi cải cách tiền lương, khoảng cách giữa chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tiếp tục được gia tăng. Do đó, Cục Bảo trợ xã hội đã báo cáo Bộ LĐTBXH, các cấp có thẩm quyền sẽ có lộ trình nâng mức trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội, đồng thời, sẽ rà soát để xác định, hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội đối với một số nhóm đối tượng đã được quy định. Việc nâng mức trợ cấp tuân theo một số nguyên tắc, trước hết là thiết kế chính sách phù hợp với khả năng bố trí ngân sách và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tiếp đến, hướng đến mục tiêu bảo đảm mức sống tối thiểu cho nhóm đối tượng như: có cơm ăn, áo mặc, nhu cầu về điện nước sinh hoạt, cùng với những nhu cầu sử dụng dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục…

Được biết, riêng về người cao tuổi, ước tính hiện có khoảng 1,5 triệu người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng đang được hưởng trợ cấp xã hội. Theo dự kiến, tiến tới giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi, như vậy sẽ có thêm khoảng gần 800 nghìn người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế. Để thực hiện chính sách này, kinh phí phát sinh thêm mỗi năm ước tính khoảng 3.456 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Theo đại diện Cục Bảo trợ xã hội, hiện Bộ LĐTBXH đã trình Trung ương ban hành Nghị quyết 42 năm 2023 về đổi mới, nâng cao chính sách xã hội. Tư tưởng cốt lõi là an sinh toàn diện, toàn dân, bằng chính sách nhiều tầng, nhiều lớp để hỗ trợ người dân như chính sách bảo hiểm xã hội, việc làm. Trợ giúp xã hội chỉ là tầng cuối của hệ thống an sinh. Khi người khó khăn nhất lọt qua các lưới trên thì tầng cuối đóng vai trò điểm tựa cuối cùng, "bà đỡ" cho người dân có mức sống tối thiểu. Một số nước có sàn an sinh xã hội để xác định an sinh tối thiểu người dân. Nghị quyết 42 cũng nêu sàn an sinh quốc gia và hướng tới những tiêu chí cụ thể, người dân ở ngưỡng nào thì có gói an sinh xã hội phù hợp được kích hoạt. Những trường hợp bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai, gặp tai nạn dẫn đến khuyết tật vĩnh viễn, không còn khả năng lao động... thì hỗ trợ dài hơi.

Theo đề xuất của Bộ LĐTBXH, chuẩn trợ cấp mỗi tháng (áp dụng từ 1/7/2021) nếu tăng lên 500 nghìn đồng/tháng, ngân sách dự kiến chi khoảng 37 nghìn tỷ đồng/năm, nếu thực hiện từ 1/7/2024, kinh phí phát sinh 4.700 tỷ đồng. Còn phương án tăng lên 750 ngàn đồng, ngân sách dự kiến chi 54 nghìn tỷ đồng/năm, nếu thực hiện từ 1/7/2024, kinh phí bố trí thêm khoảng 13 nghìn tỷ đồng. Nhóm bảo trợ xã hội bao gồm những người trên 80 tuổi không có lương hưu, người khuyết tật đặc biệt nặng, trẻ em bị bỏ rơi…

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai công tác năm 2025.
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập

(LĐTĐ) Ngày 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã công bố quyết định kết nạp đoàn viên và thành lập Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở phường Giang Biên.
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu

(LĐTĐ) Tối 9/1/2025 đã xảy ra cháy 5 lán tạm có diện tích khoảng 300m2, tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Hàng lọat dự án giao thông trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ khánh thành và đưa vào phục vụ người dân trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, hiện nay, khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách là rào cản cho sự phát triển.
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn

(LĐTĐ) Chiều 9/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện

(LĐTĐ) Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đến nay công tác đầu tư phương tiện và hạ tầng phục vụ xe buýt điện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo sẵn sàng cho việc khai trương.

Tin khác

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề

(LĐTĐ) Khi gia nhập tổ chức Công đoàn, đoàn viên được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.
Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất  311 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán ở Hà Nội: Cao nhất 311 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội vừa báo cáo tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Ất Tỵ năm 2025 của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Loan (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có bị phạt không? Mức phạt như thế nào?
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) 11 tháng năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện 4.243 cuộc thanh tra, kiểm tra về chấp hành pháp luật BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), qua đó đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lợi người tham gia.
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại

(LĐTĐ) Thông qua thương lượng, đối thoại của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, có chính sách chăm lo ngày càng tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống, gắn bó nhiều hơn với doanh nghiệp.
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, việc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng là đúng quy định của pháp luật.
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có vai trò, ý nghĩa quan trọng không những đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình, đến sự phát triển của xã hội. Thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã nỗ lực thực hiện tốt công tác ATVSLĐ giúp hạn chế tối đa tai nạn lao động.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?

(LĐTĐ) Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan, có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động, đối với mỗi trường hợp chấm dứt HĐLĐ, NLĐ sẽ có những quyền lợi khác nhau.
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025

(LĐTĐ) Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội yêu cầu báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước 6/1/2025.
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xem thêm
Phiên bản di động