Đề xuất loại khỏi danh mục nhà nước định giá 14 loại hàng hóa, dịch vụ

Sau gần 10 năm thực hiện, Luật Giá đi vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả tích cực; đồng thời cũng phát sinh tồn tại, hạn chế, nhất là tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Giá và các Luật chuyên ngành khác có quy định về giá.
Sửa Luật Đất đai: Tìm ra phương pháp xác định giá đất phù hợp, chính xác Chính phủ trình Quốc hội Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) với nhiều chính sách mới Sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa sách giáo khoa

Trình bày Tờ trình về dự án Luật Giá (sửa đổi) tại phiên họp Quốc hội chiều 2/11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Luật Giá (sửa đổi) tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương của Đảng về nguyên tắc quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hướng đến thực hiện các mục tiêu hài hòa lợi ích của doanh nghiệp sản xuất, người dân và Nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát mục tiêu, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững và tăng trưởng xanh.

Đáng chú ý, trong dự thảo, Bộ trưởng Bộ Tài chính, cho biết qua rà soát, đề xuất đưa ra khỏi Danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với 4 tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá và thực hiện theo cơ chế giá thị trường.

Danh mục 14 hàng hóa, dịch vụ này bao gồm: dịch vụ hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay, dịch vụ soi chiếu an ninh; một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đề xuất loại khỏi danh mục nhà nước định giá 14 loại hàng hóa, dịch vụ
Dự thảo đề xuất đưa ra khỏi danh mục nhà nước định giá một số nội dung của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Bên cạnh đó là dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán do các tổ chức cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán cung cấp; thuốc lá điếu sản xuất trong nước; thù lao dịch vụ đấu giá; dịch vụ quy hoạch; thù lao môi giới, dịch vụ đưa người lao động đi nước ngoài làm việc; thù lao công chứng; cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng; nước ngầm; dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ; nhà ở xã hội do cá nhân, hộ gia đình đầu tư, xây dựng; mặt nước; dịch vụ sử dụng khu vực biển.

Đối với chính sách về bình ổn giá, Bộ trưởng Bộ Tài chính, khẳng định dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong thực hiện. Các biện pháp bình ổn giá cơ bản được kế thừa như Luật hiện hành, tuy nhiên, có điều chỉnh theo nội dung chính sách.

Bên cạnh đó, mặc dù tại dự thảo Luật Giá (sửa đổi) không quy định điều chỉnh trực tiếp đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, tuy nhiên, do những quy định về lập quỹ bình ổn giá tại Luật cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tính pháp lý của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Cụ thể, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là quỹ đặc thù, được thành lập trước khi có các quy định về quỹ bình ổn giá tại Luật Giá. Khác với các quỹ tài chính khác, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được hình thành và quản lý nhằm mục đích duy nhất là góp phần bình ổn giá xăng dầu; không phát sinh tổ chức bộ máy và không quản lý tập trung.

Tổng mức trích lập hàng năm phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước; tổng mức sử dụng phụ thuộc vào diễn biến thị trường, mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và từng thời điểm điều hành giá.

Đến nay cũng có rất nhiều ý kiến khác nhau về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Tại Báo cáo số 463-ĐGS ngày 22/10/2019 của Đoàn Giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước, tuy chưa kiến nghị bỏ quỹ nhưng cũng có nêu về Quỹ bình ổn giá xăng dầu không còn phù hợp.

Đáng nói, việc thu trước của người tiêu dùng 300 đồng/lít để tạo quỹ là nguyên nhân gây ra lạm phát thực tế và định kỳ điều chỉnh giá là nguyên nhân gây ra lạm phát kỳ vọng. Dư luận xã hội thông qua phản ánh từ báo chí, các chuyên gia cũng đề xuất các cơ quan quản lý cần xem xét, nghiên cứu xóa bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để tăng tính chủ động, linh hoạt trong điều chỉnh giá, để giá xăng dầu trong nước vận hành theo giá thế giới. Trên cơ sở đó, tại dự thảo gửi lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng, có đề nghị rà soát đánh giá để xem xét sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong suốt thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu được sử dụng nhất quán cho mục tiêu bình ổn giá xăng dầu theo đúng quy định của pháp luật.

Việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong việc tạo nên một “bước đệm” nhằm góp phần bình ổn giá trong trường hợp cần thiết, linh hoạt trong việc bình ổn giá, nhằm ổn định giá xăng dầu trong một thời kỳ hoặc không cho giá xăng dầu trong nước tăng sốc, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và ổn định an sinh xã hội.

Trên cơ sở đánh giá kỹ cho thấy thời gian qua diễn biến giá mặt hàng này phức tạp, khó dự báo nên công cụ Quỹ Bình ổn giá vẫn cần thiết. Thực tế việc quy định tại Luật Giá chỉ có sự ảnh hưởng nhất định, theo hướng tăng cường cơ sở pháp lý của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả

Ngày 16/4, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh vừa phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ, khởi tố 14 bị can về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh”.
Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Trao đổi kinh nghiệm công tác Mặt trận giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ ngày 12 - 16/4, Đoàn cán bộ Mặt trận của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới thăm, làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.
Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Kết quả nổi bật trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã thông tin với báo chí về kết quả nổi bật của chuyến thăm.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2025 - 2026 của các trường có vốn đầu tư nước ngoài

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa có Quyết định số 717/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh năm học 2025 - 2026 các trường có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Hà Nội: 9 trường trung cấp được giao tuyển sinh 2.955 chỉ tiêu

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có Quyết định số 716/QĐ-SGDĐT về việc giao chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông cho các trường trung cấp trực thuộc trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2025 - 2026.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia

Chiều 16/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Thủ tướng Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 lần thứ tư (P4G) từ ngày 14 đến ngày 17/4/2025.
“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

“Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan”: Đồng hành cùng sinh viên bước vào kỷ nguyên mới

Tối 15/4, tại Hội trường 700 - Học viện Tài chính (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), buổi tọa đàm “Vươn mình cùng Khoa Thuế và Hải quan - Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới” đã diễn ra trong không khí sôi nổi và đầy cảm hứng.

Tin khác

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch

Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 tới đây. Đây là dự án luật quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với việc phát triển kinh tế.
NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp

100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch, hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ.
Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước

Sáng nay (11/4), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị thảo luận và đưa ra những ý kiến đóng góp cho Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN). Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng chủ trì Hội nghị.
Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã

Sáng 9/4, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) tổ chức Hội thảo khoa học hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng là hợp tác xã theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn tham dự và chủ trì hội thảo.
Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam

Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục có những định hướng chính sách để cân bằng trong thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc

Cổ phiếu các công ty khoáng sản tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 2/4 sau thông tin Việt Nam phát hiện ra 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?

Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng. Nhiều dự báo cho thấy, sau nhịp tăng mạnh, giá vàng trong nước sẽ quay đầu giảm trong tháng 4 và tháng 5, có khả năng về quanh mốc 90 triệu đồng/lượng.
Quy định mới nhất về giá điện

Quy định mới nhất về giá điện

Theo quyết định của Chính phủ vừa ban hành, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".
Hướng đến quản lý thuế tích hợp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Hướng đến quản lý thuế tích hợp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của ngành Thuế dù đã có nhiều cải tiến và có sự vượt trội trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng quản lý thuế, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức.
Xem thêm
Phiên bản di động