Để xuất khẩu lao động không bị cản trở: Cần loại bỏ giấy phép con
Thanh tra pháp luật XKLĐ: Xử phạt gần 4 tỉ đồng | |
Cần công khai, minh bạch thông tin về xuất khẩu lao động |
“Luật bất thành văn” này ở nhiều địa phương đang gây khó khăn cho công tác XKLĐ- được coi là một trong những giải pháp giúp nhiều địa phương xóa đói giảm nghèo.
“Phép vua thua lệ làng”
Tại Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ LĐTBXH tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dịch vụ XKLĐ và chuyên gia Thanh Hoá kể: Công ty ông có giấy phép hoạt động XKLĐ của Bộ cấp, đơn hàng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho phép triển khai nhưng khi về đến huyện, phải nằm chờ mất 3 tháng cũng chưa được tiếp cận người dân.
Tu nghiệp sinh Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản. |
Thậm chí, khi đến làm việc, một đồng chí Phó Chủ tịch huyện đã nói thẳng “Nhiều năm nay không có XKLĐ cũng không chết ai”, muốn vào huyện phải chờ Ban Thường vụ họp, cho ý kiến”, mà theo ông Minh thì Thường vụ mấy tháng mới họp 1 lần.
“Chúng tôi đã tiếp xúc với người dân ở đó, họ rất thiết tha đi XKLĐ. Có người dân nợ ngân hàng 3 triệu đồng thôi mà 5 năm không trả nợ được, khi nói ra những lợi ích của XKLĐ, họ rất mặn mà nhưng huyện không cho tuyển dụng. Cán bộ của chúng tôi mới gặp dân thôi, đã bị công an huyện và xã bắt giam, nhốt 1 đêm – sáng hôm sau chúng tôi phải nhờ người can thiệp mới được thả”, ông Minh kể.
Trước những bức xúc từ phía các doanh nghiệp XKLĐ, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư còn bất cập, loại bỏ tất cả các loại văn bản, “giấy phép con” gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu thủ tục rườm rà xuất phát từ phía đối tác nước ngoài thì sẽ xem xét đàm phán lại; nếu xuất phát từ phía các ngành, địa phương, Bộ sẽ chỉ đạo thống nhất, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và NLĐ. |
“Câu chuyện phải có “giấy phép con” mới được tuyển LĐ đã là luật bất thành văn rồi. Nếu Bộ trưởng hỏi 282 doanh nghiệp họp ở đây có hay không, tôi dám chắc giơ tay hết”, ông Minh bức xúc nói khiến cả hội nghị vỗ tay lớn.
Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về việc doanh nghiệp vướng mắc ở đâu và vướng như thế nào khi tuyển LĐ tại địa phương, ông Minh cho biết thêm: Bộ đã tạo điều kiện rồi, tỉnh cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp rồi nhưng vấn đề khó khăn là ở cấp huyện, cấp xã. Có huyện không cấp phép cho doanh nghiệp về xã tuyển LĐ, hoặc đối phó văn bản của tỉnh bằng cách chỉ cho tuyển tại 1-2 xã.
Minh chứng thêm cho câu chuyện “giấy phép con” gây khó khăn cho doanh nghiệp, ông Đàm Phương Bắc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dịch vụ Nhân lực Toàn Cầu cho biết thêm: Doanh nghiệp XKLĐ đi khai thác nguồn phải có giấy phép con, từ tỉnh xuống huyện, từ huyện mới xuống xã, thậm chí giấy phép đó bị khống chế về thời gian tuyển, số lượng huyện được tuyển, số LĐ được tuyển, có nơi còn đề rõ chỉ cho phép tuyển đúng 100 người, không được hơn.
Từ thực tế này, ông Nguyễn Văn Minh đề nghị lãnh đạo Bộ cần cho cơ chế để doanh nghiệp tiếp cận với người dân theo hướng DN chỉ cần giấy phép của Bộ LĐTBXH và công văn giới thiệu của tỉnh đồng ý chứ không cần xin thêm công văn, ý kiến của tuyến huyện, xã nữa, nếu không sẽ rất khó khăn trong tạo nguồn LĐ.
Liên quan đến một số cơ chế bất cập trong việc cấp phép từ phía đối tác nước ngoài, ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ dẫn ra ví dụ: Chương trình tu nghiệp sinh Nhật Bản yêu cầu các thực tập sinh đi tu nghiệp tại Nhật phải có giấy chứng nhận đã từng làm việc tại 1 doanh nghiệp ở Việt Nam. Đây được coi là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, tu nghiệp sinh của ta phần lớn mới tốt nghiệp lớp 12, cao đẳng hoặc đại học, chưa đi làm việc ở đâu.
“Để đáp ứng yêu cầu từ phía bạn, các doanh nghiệp XKLĐ đành phải nói dối và có sự tốn kém tiền của không chỉ của doanh nghiệp mà cả NLĐ; còn nếu doanh nghiệp nào không làm như thế thì không thể “vào” thị trường.
Bất cập này Bộ đã biết rồi, cũng đã từng trao đổi trực tiếp với phía đối tác về vấn đề này, làm việc với Bộ Tư pháp Nhật Bản, tuy nhiên đến nay vẫn chưa bãi bỏ được quy định này. Vì vậy, Việt Nam nên kiên trì đàm phán với Nhật Bản để thay đổi điều bất hợp lý này vì thực tế nhu cầu thực tập sinh Việt Nam từ phía Nhật là rất lớn”- ông Trào cho biết.
Doanh nghiệp cũng phải xem lại mình
Chia sẻ với các doanh nghiệp về câu chuyện “giấy phép con”, song Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp nhận định: Có rất nhiều doanh nghiệp nói về “giấy phép con”, đi đến các địa phương rất khó tuyển được nguồn, thậm chí bị gây khó dễ. Tôi cho rằng việc này phải nhìn nhận từ cả hai phía.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp mạnh về bất kỳ các địa phương được chào đón bởi họ tuyển chọn LĐ, đào tạo LĐ rất tốt, chăm lo cho NLĐ, hỗ trợ cho NLĐ trong những năm làm việc ở nước ngoài cũng rất là tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp năng lực còn yếu kém, chưa xây dựng được thương hiệu, uy tín của mình.
Thậm chí, có những doanh nghiệp tuyển chọn LĐ để đưa đi, đã thu phí, đào tạo trong nhiều tháng vẫn không đưa được LĐ đi, nhưng không hoàn trả lại tiền cho NLĐ. Một số doanh nghiệp không được một số địa phương chào đón vì họ biết trước thông tin về doanh nghiệp đó.
“Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam muốn đẩy mạnh, muốn phát triển sự nghiệp XKLĐ thì việc nâng cao năng lực, xây dựng thương hiệu, uy tín và sòng phẳng với NLĐ phải được chấn chỉnh, ưu tiên hàng đầu”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.
Bày tỏ quan điểm về câu chuyện “giấy phép con”, ông Bùi Sĩ Lợi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Không ai quy định phải có “giấy phép con”, nhưng “phép vua thua lệ làng”. Bộ LĐTBXH phải ra văn bản chỉ đạo cho các địa phương phải loại bỏ ngay.
“Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải xem lại mình- đã đủ độ tin cậy với chính quyền chưa. Doanh nghiệp mà có uy tín, thương hiệu rồi thì đi đâu cũng không cần giấy phép”, ông Lợi khẳng định.
Trước những bức xúc từ phía các doanh nghiệp XKLĐ, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết: Thời gian tới, Bộ sẽ rà soát lại các văn bản, nghị định, thông tư còn bất cập, loại bỏ tất cả các loại văn bản, “giấy phép con” gây cản trở, khó khăn cho doanh nghiệp.
Nếu thủ tục rườm rà xuất phát từ phía đối tác nước ngoài thì sẽ xem xét đàm phán lại; nếu xuất phát từ phía các ngành, địa phương, Bộ sẽ chỉ đạo thống nhất, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp và NLĐ.
Lan Ngọc
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56