Đề xuất giám sát hỗ trợ cai nghiện rượu, bia với người có hành vi bạo lực gia đình
Từng bước xóa bỏ bạo lực gia đình Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng |
Bộ Tư pháp vừa tổ chức thẩm định Dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) (sửa đổi), do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo.
Theo Tờ trình của cơ quan soạn thảo, sau 14 năm thi hành, Luật PCBLGĐ đã có những đóng góp quan trọng, giúp nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và chính quyền các cấp trong PCBLGĐ. Mọi hành vi bạo lực gia đình (BLGĐ) đều bị lên án và xử lý, tình trạng BLGĐ đã có xu hướng giảm đáng kể theo từng năm cả về số vụ và mức độ bạo lực.
Tuy nhiên, tình trạng BLGĐ vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Một số địa phương vẫn xảy ra các vụ BLGĐ nghiêm trọng. Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy: Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác, hoặc bạo lực tình dục.
Đáng chú ý, có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả điều tra này còn cho thấy, năm 2019, BLGĐ với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012)…
Ảnh minh họa (Ảnh: VGP) |
Trong Luật PCBLGĐ hiện hành, tuy đã giải thích khái niệm BLGĐ nhưng chưa bao quát đủ các dạng BLGĐ, mặt khác, còn một số khái niệm chưa giải thích rõ, dẫn đến nhận diện chưa đầy đủ các hành vi BLGĐ.
Kinh nghiệm của các quốc gia khi xây dựng Luật PCBLGĐ, người bị bạo lực được coi là trung tâm để xây dựng chính sách (tiếp cận trên quyền để bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực). Tuy nhiên, trong luật hiện hành, các quy định về việc bảo vệ, hỗ trợ người bị BLGĐ chưa thể hiện được tính chủ động, các thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc BLGĐ còn khá phức tạp. Nhiều người bị BLGĐ ngại tiếp xúc với chính quyền vì không biết phải trình bày thế nào và bị người gây bạo lực đe dọa nếu viết đơn hoặc tố cáo.
Luật hiện hành quy định các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ người bị BLGĐ, chấm dứt hành vi BLGĐ, giảm thiểu hậu quả do hành vi bạo lực gây ra. Tuy nhiên, các biện pháp được quy định trong Luật gặp khó khăn khi triển khai do chưa xác định rõ cơ quan giữ vai trò chính trong việc thực hiện biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực, bảo vệ người bị BLGĐ…
Để khắc phục các bất cập trên, Luật PCBLGĐ (sửa đổi) tập trung vào 3 nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua, bao gồm: Các biện pháp phòng ngừa BLGĐ, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác PCBLGĐ; khuyến khích xã hội hóa công tác PCBLGĐ.
Đáng quan tâm, theo Tờ trình, trong quá trình xây dựng Luật, quy định cai nghiện rượu bia cho người có hành vi BLGĐ còn có ý kiến khác nhau, nên cơ quan chủ trì soạn thảo xin kiến Chính phủ.
Theo đó, xác định một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vụ BLGĐ là lạm dụng rượu, bia, Dự thảo Luật quy định việc cai nghiện rượu, bia ở 2 cấp độ. Thứ nhất là thực hiện việc tuyên truyền vận động người nghiện rượu, bia nói chung thực hiện cai nghiện rượu, bia. Người có hành vi BLGĐ trong tình trạng say rượu, bia sẽ được giám sát hỗ trợ cai nghiện rượu, bia theo quy định của Bộ Y tế.
Thứ hai, trường hợp người nghiện rượu, bia tiếp tục có hành vi BLGĐ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi BLGĐ, đã được tuyên truyền vận động cai nghiện rượu, bia mà vẫn tiếp tục có hành vi BLGĐ thì đề nghị cai nghiện rượu, bia bắt buộc.
Cơ quan soạn thảo cho rằng cần thiết có quy định cai nghiện rượu, bia bắt buộc trong trường hợp người nghiện rượu thường xuyên có hành vi BLGĐ, các biện pháp xử phạt hành chính không hiệu quả thì cần phải tiếp cận theo hướng hỗ trợ người nghiện rượu, bia như là hỗ trợ đối với người bị bệnh tâm thần…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Hoàng Thái tử, Thủ tướng Ả-rập Xê-út
Tin mới 30/10/2024 10:49