Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia xã hội học, bên cạnh những ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh, dịch bệnh Covid-19 còn tác động mạnh tới mỗi gia đình. Tình trạng mất việc làm, kinh tế khó khăn hoặc những vấn đề từ ứng xử giữa cha mẹ và con cái đều có thể dẫn đến bạo lực gia đình với mức tổn thương nhiều hơn so với bình thường.
Tuyên truyền bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình bằng hình thức sân khấu hoá Tăng cường phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em trong gia đình

Những nỗi đau không thể xóa nhòa

Sự việc bé gái 6 tuổi tử vong ở phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội nghi do bố bạo hành xảy ra khi đang giãn cách xã hội khiến dư luận không khỏi xót xa. Chiều 17/9, Công an quận Bắc Từ Liêm, đã ra quyết định tạm giữ hình sự L.T.C (sinh năm 1978, trú tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm) để phục vụ công tác điều tra.

Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng
Ngôi nhà nơi xảy ra sự việc bé gái 6 tuổi tử vong ở phường Xuân Đỉnh. Ảnh: H.Phong

Tại cơ quan công an, bước đầu anh C. thừa nhận, khoảng 11h ngày 16/9 có đánh cháu L.H.A (sinh năm 2015, là con gái). Đến khoảng 16h cùng ngày, mẹ cháu L.H.A cho cháu ăn cháo và uống 1 viên thuốc thì cháu nôn nhiều nên đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Khi đến bệnh viện, bác sĩ xác nhận cháu L.H.A đã tử vong ngoài bệnh viện nên đã báo Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa, đến lập biên bản ghi nhận vụ việc. Đến 15h ngày 17/9, công tác pháp y đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm phối hợp Công an phường Láng Thượng, quận Đống Đa hoàn tất. Đồng thời, căn nhà nơi cháu bé cùng gia đình đang sinh sống đã bị niêm phong để phục vụ công tác điều tra. Báo cáo của UBND quận Bắc Từ Liêm cũng nêu rõ, trong giờ học trực tuyến tối 16/9, cô giáo chủ nhiệm lớp 1A16, Trường Tiểu học Xuân Đỉnh thấy cháu L.H.A không vào học, đã gọi điện cho phụ huynh thì được biết cháu đã mất.

Theo số liệu thống kê của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ 111, trong thời gian giãn cách xã hội, Tổng đài nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư vấn, đề nghị can thiệp có liên quan tới bạo lực trẻ. Dịch Covid-19 ảnh hưởng khiến cho 60% trẻ em gặp khó khăn, áp lực trong việc học tập; 48% trẻ gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% trẻ bị đánh. Nhiều trẻ cảm thấy bố mẹ không gần gũi, không quan tâm, thậm chí bị chính người cha, người mẹ bạo hành trong thời gian giãn cách vì căng thẳng, áp lực về kinh tế, việc làm, stress...

Các vụ việc có tính chất phức tạp hơn

Bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA), cho biết: “Từ làn sóng Covid-19 lần thứ nhất ở Việt Nam, CSAGA đã triển khai chương trình phòng, chống bạo lực giới trong bối cảnh Covid-19. Đã có nhiều vấn đề xảy ra với các gia đình trong thời điểm này. Cha mẹ mất việc làm, căng thẳng do thu nhập không ổn định; trẻ em phải học online hay thậm chí thời gian ở trong nhà bên nhau nhiều… tất cả những yếu tố đó khiến bạo lực gia đình nói riêng và bạo lực về giới nói chung tăng hơn so với trước đây. Ghi nhận này đúng ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong thời gian này, hotline của CSAGA nhận các cuộc gọi về bạo lực giới gấp đôi so với trước và các vụ việc có tính chất nặng hơn”. Sau thời gian triển khai chương trình về phòng, chống bạo lực giới trong bối cảnh Covid-19, bà Nguyễn Vân Anh nhận định: “Trong giai đoạn Covid-19, nạn nhân bị bạo lực trong gia đình thường phải chịu gấp đôi, thậm chí gấp ba về sự rủi ro và tổn thương. Do đó, trong bối cảnh dịch bệnh cấp bách, càng cần phải quan tâm tới việc hỗ trợ những người bị bạo lực về giới, về bạo lực gia đình. Thậm chí, cần phải nâng mức cảnh báo về vấn đề này trong giai đoạn Covid-19”.

Nhìn nhận về bạo lực gia đình dưới góc độ bảo vệ quyền lợi của trẻ em, PGS-TS Trần Thành Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Nước ta có rất nhiều đơn vị, tổ chức chăm sóc, bảo vệ trẻ. Tuy nhiên, tôi đánh giá công tác dự báo, hỗ trợ về bạo lực gia đình với trẻ trong bối cảnh dịch bệnh chưa tốt, chưa kịp thời”. PGS-TS Trần Thành Nam phân tích: Ngay từ khi Covid-19 diễn ra, học sinh tạm dừng đến trường, các cơ quan chức năng hay tổ chức bảo vệ trẻ em cần có những dự báo về tình trạng trẻ có thể bị tổn thương sức khoẻ tinh thần trong giai đoạn này, bởi những tác động từ gia đình như suy giảm kinh tế, bố mẹ chưa biết ứng xử với con, an sinh xã hội giảm… Đến nay, một số tổ chức đã có những cẩm nang chăm sóc sức khoẻ tinh thần, hướng dẫn các kỹ năng với phụ huynh, nhưng điều này cần phải làm sớm hơn, tốt hơn nữa.

Phụ huynh cần có kỹ năng lắng nghe

Bà Nguyễn Vân Anh, Chủ tịch CSAGA, cho biết: “Thời gian qua, Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra lời kêu gọi liên quan đến sáng kiến bảo vệ người bị bạo lực bằng cách để các tổ chức làm việc với các nhà thuốc, hiệu tạp hoá. Việt Nam cũng sử dụng sáng kiến này, trong đó CSAGA là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp và đã triển khai ở một số tỉnh. Chúng tôi tập huấn cho các nhà thuốc, chủ hiệu tạp hoá về cách nhận diện nạn nhân bị bạo lực. Các nhà thuốc có tờ rơi của CSAGA với nội dung giúp mọi người nhận diện được bạo lực, địa chỉ để nạn nhân xin cầu cứu”.

Một thực tế được bà Vân Anh chỉ ra: Trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, CSAGA phát hiện không ít vụ bạo lực gia đình ở các chung cư cao cấp. Vì vậy, với sự đồng hành của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), CSAGA đặt quảng cáo hotline tại hàng loạt chung cư cao cấp trên nhiều thành phố. Cùng với đó là tài liệu hướng dẫn, sách hướng dẫn để có thể hỗ trợ được nạn nhân nhiều nhất. Trung tâm cũng tăng cường thời gian trực hotline trong ngày”, bà Nguyễn Vân Anh cho biết.

Đối với trẻ em, lời khuyên của các chuyên gia nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trong bối cảnh hiện nay là việc các phụ huynh cần có kỹ năng lắng nghe. Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững MSD cho biết: “Các phụ huynh hãy nghiêm túc trong việc tôn trọng và lắng nghe con, hãy “họp gia đình", hãy dành thời gian để nói chuyện và trao đổi với con ít nhất 1 giờ hàng ngày ngay từ khi con còn nhỏ. Không có công thức chung cho việc nuôi dưỡng một đứa trẻ vì mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau nhưng có thể có nguyên tắc chung trong việc dành thời gian cho con, tôn trọng và lắng nghe con”. Bà Nguyễn Phương Linh nhấn mạnh: “Trẻ em cần học để lớn khôn, cha mẹ cũng cần học tập các phương pháp giáo dục tích cực để là động lực, tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện, tối đa hoá các tiềm năng của mình”.

Còn theo ông Khuất Văn Quý, Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan Nhà nước đang có chính sách, chương trình để hỗ trợ các gia đình trong việc tìm được tiếng nói chung, bảo vệ gia đình, trẻ em trong bối cảnh dịch bệnh. “Chúng tôi đã phối hợp với Cục Trẻ em và các tổ chức xã hội để thực hiện nhiều chương trình, chính sách đảm bảo việc trẻ em được lên tiếng, bày tỏ ý kiến của mình trong gia đình. Gần đây, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức truyền thông về gia đình, trong số đó đều có những nội dung liên quan đến việc trẻ em, như trẻ em được lên tiếng trong gia đình; cha mẹ cần lắng nghe trẻ em bằng trái tim, đồng hành và làm bạn cùng con. Bên cạnh đó, Bộ cũng có tập huấn cho các cán bộ về gia đình ở các cấp, bao gồm cả ở các địa phương, cũng như đề xuất bộ quy tắc ứng xử trong gia đình tôn trọng - bình đẳng - yêu thương. Chúng tôi cũng đang mong muốn cùng các bên liên quan xây dựng mô hình gia đình hạnh phúc để cha mẹ có thể tham khảo đồng hành cùng con khôn lớn một cách hiệu quả”, ông Khuất Văn Quý cho biết. /.

H.Phong - Lê Vân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong

Bắt giữ 10 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái trẻ tử vong

(LĐTĐ) Liên quan đến nhóm "quái xế" chạy xe tốc độ cao, tông vào cô gái 27 tuổi tử vong trên phố Trần Hưng Đạo, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã bắt giữ 10 đối tượng. Trong đó, 4 đối tượng trực tiếp gây ra vụ va chạm.
Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân

Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân

(LĐTĐ) Trong tuần từ ngày 28/10 đến 3/11, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận và đánh giá có 3 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng nhiều để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dùng Việt Nam.
Nâng cao ý thức người dân trong phòng chống tệ nạn xã hội

Nâng cao ý thức người dân trong phòng chống tệ nạn xã hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, các cơ quan chức năng quận Bắc Từ Liêm đã đấu tranh, đẩy lùi nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát, xây dựng thế trận trong lòng dân, từ đó góp phần vào việc ổn định tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn.
Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ

Triệu tập nhóm "quái xế" phóng xe bạt mạng tông tử vong người phụ nữ

(LĐTĐ) Ngày 4/11, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh, thiếu niên điều khiển xe máy chạy xe tốc độ cao rồi tông vào người phụ nữ đi đường, khiến nạn nhân tử vong.
Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Truy tố cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Thanh Hóa vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 11 bị can trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang

Khởi tố nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang

(LĐTĐ) Nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án huyện Nam Giang, Quảng Nam bị bắt vì sai phạm trong dự án đường Trung tâm hành chính huyện này.
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An

Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong quá trình đầu tư, thực hiện Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An (do Ban Quản lý đầu tư & Xây dựng thủy lợi 4 - Ban 4 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư) bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, gây lãng phí lớn cho ngân sách Nhà nước.
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng xây nhà trái phép tại Bình Dương

(LĐTĐ) Ngoài việc xây dựng nhà trái phép để bán, Tống Thanh Việc còn thông qua hình thức lập vi bằng, giấy viết tay và nhận tiền “lo” chính quyền địa phương để không bị cưỡng chế tháo dỡ đối với các căn nhà xây dựng trái phép để chiếm đoạt tiền của 6 người dân.
Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC

Truy tố nhân viên Ngân hàng Tiên Phong chiếm đoạt 246 lượng vàng SJC

(LĐTĐ) Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1986, nguyên Trưởng kho quỹ tập trung, cựu Phó giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong) về tội "Tham ô tài sản".
Xem thêm
Phiên bản di động